Bệnh rối loạn điện giải là gì

Rối loạn cân bằng điện giải là gì? Dấu hiệu mất nước và điện giải nhận biết ra sao. Bởi hiện nay những áp lực cuộc sống ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể đặc biệt là những người làm việc trong môi trường nhiều áp lực. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để nắm rõ hơn nhé.

Rối loạn cân bằng điện giải là tình trạng mất cân bằng của các khoáng chất có mặt trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Như chúng ta đã biết, để cơ thể có thể hoạt động bình thường và có một sức khỏe tốt thì các khoáng chất cần được duy trì ở một nồng độ nhất định và đảm bảo sự cân bằng giữa các chất. Nếu không được cân bằng, các cơ quan giữ các chức năng sống sẽ trở nên bị rối loạn. Vậy mất cân bằng nước điện giải là gì nguyên nhân và triệu chứng nhận biết ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để nắm rõ hơn nhé.

1 Rối loạn điện giải là gì? Rối loạn điện giải có nguy hiểm không?

Rối loạn điện giải là gì?

Rối loạn điện giải là biểu hiện của sự mất thăng bằng, chênh lệch các khoáng chất trong cơ thể dẫn đến rối loạn các cơ quan giữ chức năng quan trọng trong cơ thể. Những chất điện giải trong cơ thể bao gồm Na, Cl, Ca, P và K, tất cả những chất này được phân bố đồng đều trong máu, dịch và nước tiểu của mỗi người. Vì thế khi mất đi hay thừa bất cứ một chất khoáng nào  đều khiến cho cơ thể có những biểu hiện khác thường do mất cân bằng điện giải gây ra.

Chất điện giải trong cơ thể bao gồm các khoáng chất chủ yếu như canxi, clo, magie, kali, natri, phosphoate. Những khoáng chất này có mặt ở trong máu, dịch thể và nước tiểu của cơ thể.  Ngoài ra các chất này cũng có có mặt và được tiêu hóa kèm theo thức ăn đồ uống.

>> Xem thêm: Các loại rối loạn thăng bằng kiềm toan cơ bản

Rối loạn cân bằng điện giải ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn cân bằng nước điện giải  ở bệnh nhân, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất mà thường xuyên gặp phải đó chính là do sử dụng thuốc. Ngoài ra khi cơ thể bị chấn thương do bỏng hay gãy xương cũng gây nên tình trạng mất cân bằng điện giải.

Đặc biệt một số căn bệnh như: Ung thư và rối loạn tuyến giáp đôi khi nó cũng là nguyên nhân gián tiếp gây nên bệnh.

Theo các chuyên gia thì tình trạng này có thể dẫn đến một số triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như làm co thắt các cơ, tâm trạng bồn chồn, lo lắng, huyết áp cao, tim đập nhanh và các vấn đề khác về đường tiêu hóa. Những vấn đề này mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng vẫn cần sớm có biện pháp khắc phục tránh làm tổn hại đến sức khỏe.

2 Nguyên nhân mất nước và điện giải

Mất nước hay rối loạn điện giải rất phổ biến và ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Mỗi ngày nước trong cơ thể của thoát ra ngoài thông qua hơi thở, mồ hôi, nước tiểu và phân. Nếu chúng ta không cung cấp cho cơ thể đủ nước để bù đắp cho số nước thải ra, bạn sẽ bị mất nước. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do:

  • Những người lớn tuổi cũng có nguy cơ cao bởi vì họ có thể quên hoặc không biết khi nào họ cần uống nước.
  • Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh thận, nghiện rượu cũng có thể bị mất nước.
  • Các vận động viên, đặc biệt là những vận động viên tham gia các môn thể thao đòi hỏi sức bền như marathon có thể bị mất nước do đổ mồ hôi.
  • Những người làm ngành nghề lao động chân tay, chẳng hạn như công nhân xây dựng, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên cũng có thể mất nước do đổ mồ hôi.

Dấu hiệu mất nước và điện giải

Người bị bệnh thận có khả năng mất cân bằng điện giải cao

Khi gặp phải rối loạn cân bằng nước điện giải, người bệnh thường có những dấu hiệu mất nước và điện giải như sau:

  • Ở mức độ rối loạn điện giải nhẹ thông thường bạn sẽ không có biểu hiện gì cho tôi khi bạn xét nghiệm máu định kỳ khi bạn chuyển sang mức độ nặng hơn thì lúc đó các triệu chứng mới biểu hiện ra bên ngoài
  • Nước tiểu có màu sẫm
  • Nhịp tim bị loạn
  • Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, thay đổi tâm trạng, đau đầu
  • Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa có thể là tiêu chảy hoặc táo bón, đau cơ, yếu cơ, đặc biệt một số trường hợp còn bị co giật.

4. Đối tượng có nguy cơ mắc rối loạn điện giải cao

Nhìn chung đây là căn bệnh mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải, tuy nhiên những người mắc bệnh thận có thể mất cân bằng và rối loạn điện giải cao hơn do thận của họ không có khả năng lọc các chất khoáng như một người khỏe mạnh.

Ngoài ra một số các yếu tố nguy cơ sau đây làm tăng khả năng mắc bệnh bao gồm:

– Người nghiện rượu nặng lâu năm và mắc bệnh xơ gan

– Người bị mắc bệnh thận bệnh tuyến giáp và cận giáp

– Người bị suy tim sung huyết

– Người bị chấn thương do bỏng hay gãy xương.

5. Những phương pháp nào dùng để điều trị mất nước?

Để bù đắp cho sự mất nước trong cơ thể, bạn cần phải uống nhiều nước, ví dụ như nước lọc, nước trái cây….. nhưng bạn nên tránh thức uống chứa caffeine và có gas.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị mất nước không nên cho trẻ uống nước lọc nhiều vì có thể làm rối loạn nồng độ các chất điện giải trong cơ thể bé. Tổ chức Y tế thế giới khuyên nên cho trẻ uống một loại dung dịch để bù nước có chứa thành phần cân bằng các chất điện giải như kali, natri, clo và đường để khôi phục lại lượng dịch mất cho các bé một cách an toàn.

Trong trường hợp mất nước hay rối loạn điện giải nghiêm trọng, bạn cần phải đi đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để có hướng giải quyết thích hợp. Bác sĩ sẽ có thể cho bạn dùng thêm thuốc chống tiêu chảy, chống sốt hoặc chống nôn.

Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng mất nước nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Uống từng ngụm nước nhỏ sẽ giúp bạn không bị nôn ói khi đang bù nước;
  • Bạn nên uống các loại dung dịch có chứa chất điện giải và đường;
  • Các loại kem làm từ trái cây hoặc các loại nước dành cho vận động viên thể thao có thể giúp bù điện giải;
  • Uống nước qua ống hút sẽ dễ uống hơn khi bạn đang bù nước.

Hiện nay có rất nhiều địa chỉ điều trị bệnh mất cân bằng điện giải, một trong số đó là bệnh viện đa khoa An Việt –  bệnh viện hàng đầu điều trị các bệnh về mất cân bằng điện giải và các bệnh chuên khoa khác.

Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại bậc nhất chắc chắn sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt và một cuộc sống chất lượng.

Để biết rõ hơn rối loạn điện giải là gì và đặt lịch hẹn khám với bác sĩ cũng như tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về bệnh bạn có thể truy cập website: khoathankinh.com hoặc gọi đến hotline: 1900 2838.

1. ĐẠI CƯƠNG

Nguyên nhân rối loạn nước điện giải ở trẻ em thường do tiêu chảy, nôn ói hay nuôi ăn qua đường tĩnh mạch. Khi có rối loạn điện giải khai thác bệnh sử, khám lâm sàng, xét nghiệm cần chú ý tới các yếu tố sau:

-Rối loạn điện giải là tăng hay giảm

-Tình trạng huyết động học, mất nước, tri giác.

-Bệnh lý hiện tại, dịch nhập, dịch xuất

-Kết quả điện giải đồ phù hợp lâm sàng

2. RỐI LOẠN NATRI MÁU

2.1. Hạ Natri máu: Khi Natri máu £ 130 mEq/l.

Có triệu chứng khi 20 kg

1500ml + [ 20 ml x [cân nặng – 20]]

2.2. Tăng Natri máu: khi Natri máu ≥ 150 mEq/L

-Tăng natri máu trung bình: 150 – 169 mEq/L

-Tăng natri máu nặng: > 169 mEq/L

-Tăng Natri máu ít gặp ở trẻ em

2.2.1. Nguyên nhân

-Tiêu chảy ở trẻ nhũ nhi chỉ bù bằng ORS.

-Truyền quá nhiều dịch chứa Natribicarbonate.

-Đái tháo nhạt.

2.2.2.Lâm sàng

Tăng Natri máu nặng có biểu hiện thần kinh: lơ mơ, kích thích, tăng phản

xạ gân xương, hôn mê, co giật.

2.2.3.Điều trị

                                *Nguyên tắc:

                                -Chỉ làm giảm Natri máu với tốc độ chậm không quá 12 mEq/L/ngày để tránh nguy cơ phù não.

-Điều chỉnh thường trong vòng 48 giờ.

*Bệnh nhân có sốc mất nước:

-Lactate Ringer's 20 ml/kg/giờ truyền tĩnh mạch cho đến khi ổn định huyết động học.

-Sau đó truyền Dextrose 5% trong Natriclorua 0,45%

-Tốc độ giảm natri máu không quá 0,5-1 mEq/L/giờ. Nếu tốc độ Natri máu giảm >1 mEq/L/giờ sẽ giảm tốc độ truyền 25%

-Sau đó nếu nước tiểu tốt có thể truyền Dextrose 5% trong Natriclorua

0,2%.

 *Bệnh nhân không sốc:

-Tránh hạ natri máu quá nhanh sẽ có nguy cơ phù não.

-Dung dịch nên chọn là Dextrose 5% trong Natriclorua 0,2%.

-Nếu thể tích dịch ngoại bào bình thường có thể cho Furosemide 1 mg/kg TM hoặc tiêm bắp lần đầu và lặp lại mỗi 6 giờ nếu cần.

3. RỐI LOẠN KALI MÁU

3.1. Hạ Kali máu: khi kali máu < 3,5 mEq/L

3.1.1.Nguyên nhân

-Tiêu chảy, nôn

-Dẫn lưu dạ dày ruột, dịch mật

-Điều trị lợi tiểu, corticoit

-Nhiễm toan xeton trong bệnhtiểuđường 3.1.2.Lâm sàng

-Liệt ruột, bụng chướng.

-Nặng: yếu liệt chi, liệt cơ hô hấp, rối loạn nhịp tim: bloc nhĩ thất.

-Điện tim: ST xẹp, T giảm biên độ, xuất hiện sóng U, Bloc nhĩ thất, ngoại tâm thu thất.

3.1.2.Điều trị

*Hạ kali máu không yếu liệt cơ hô hấp, không rối loạn nhịp tim

-Không có công thức chung để điều chỉnh hạ Kali máu, do Kali là ion nội bào và bị ảnh hưởng bởi tình trạng toan kiềm.

-Cần theo dõi sát điện giải đồ và điện tim trong quá trình điều chỉnh.

*Hạ kali máu không yếu liệt cơ hô hấp, không rối loạn nhịp tim

-Bù kali bằng đường uống.

-Hoặc bù bằng đường tĩnh mạch:

+Nồng độ kali trong dịch truyền tối đa 40 mEq/l.

+Tốc độ truyền tối đa 0,3 mEq/kg/giờ.

  -Theo dõi điện giải đồ và điện tim

*Hạ Kali máu nặng < 2 mEq/l kèm có rối loạn nhịp tim, liệt cơ hô hấp

-Bù bằng đường tĩnh mạch:

+KCl pha trong dịch truyền, nồng độ Kali tối đa 80 mEq/L.

+Tốc độ truyền 0,5 mEq/kg/giờ, tối đa 1 mEq/kg/giờ.

+Phải dùng máy truyền dịch hoặc bơm tiêm.

+Truyền 0,5-1 mEq/kg sẽ tăng kali máu từ 0,5-1 mEq/l.

Theo dõi sát điện giải đồ và điện tim, theo dõi nhịp tim trong suốt thời gian bù kali.

3.2. Tăng kali máu: Khi Kali máu > 5 mEq/l

3.2.1.Nguyên nhân:

-Suy thận

-Toan huyết

-Tán huyết, huỷ cơ

3.2.2.Triệu chứng

-Giảm trương lực cơ, bụng chướng do liệt ruột cơ năng

-Điện tim: sóng T cao nhọn, QRS dãn, kéo dài PR, rối loạn nhịp thất.

3.2.3. Điều trị

                *Nguyên tắc:

-Tất cả các điều trị đều có tính chất tạm thời

-Lấy bớt Kali khi có thể

- Tại tế bào: dùng thuốc đối kháng tác dụng Kali tại tế bào.

                *Kali máu ≥ 6 mEq/L, không rối loạn nhịp tim

- Resin trao đổi ion: Kayexalate 1 g/kg pha với Sorbitol 70% 3 mL/kg

[U], hay pha trong 10 mL/kg nước thụt tháo mỗi 4-6 giờ.

- Theo dõi nhịp tim và điện giải đồ mỗi 6giờ.

*Kali máu > 6mEq/l, có rối loạn nhịp tim

- Calcium gluconate 10% 0,5 mL/kg hay Calcichlorua 10% 0,2 ml/kg tiêm tĩnh mạch trong 3 – 5 phút.

-Glucose 30% 2 mL/kg tiêm tĩnh mạch chậm ±Insulin0,1UI/kg - -Natribicarbonate 8,4% 1-2 ml/kg tiêmtĩnhmạch chậm

- Resine trao đổi ion: Kayexalate

- Truyền salbutamol với liều 4 µg/kg pha với Dextrose 10% truyền tĩnh mạch trong 30ph, hoặc khí dung salbutamol với liều sau:

Tuổi [năm]

Liều Salbutamol [mg]

≤2,5

2,5

2,5-7,5

5

> 7,5

10

- Lọc thận hay thẩm phân phúc mạc: khi thất bại điều trị nội khoa.

Điều trị

Liều

Cơ chế

Bắt đầu tác

dụng

Thời gian

tác dụng

 

Can xi clorua

10%

0,2-0,3

Đối kháng

Ngay lập

tức

30 phút

 

ml/kg/liều TM

 

Calcium

Gluconate 10%

0,5-1 ml/kg/liều

TM

Đối kháng

Ngay lập

tức

 

30 phút

 
 
 
 

Điều trị

Liều

Cơ chế

Bắt đầu tác

Thời gian

 

dụng

tác dụng

 
 

Glucose

0,5-1g/kg

Tái phân bố

15-30 phút

2-6 giờ

 

30%+insulin

 
 

Bicarbonate

1-2mEq/kg

Đối kháng

30-60 phút

2 giờ

 

sodium

TMC

Tái phân bố

 
 

Sodium

10 ml/kg TM

Hoà loãng

 

chlorua 0,9%

 
 

Albuterol

2,5-5mg khí

Tái phân bố

15-30 phút

2-4 giờ

 

dung

 
 

1mg/kg/liều

 

Kayexalate

uống hoặc thụt

Thải trừ

1-2 giờ

4-6 giờ

 

tháo

 
 

Furosemide

1mg/kg/liều TM

Thải trừ

15-60 phút

4-6 giờ

 
 

Lọc máu

                    Khi các biện pháp trên thất bại

 
           

4. RỐI LOẠN CAN XI MÁU

4.1. Hạ canxi máu

4.1.1.Định nghĩa

Toan máu sẽ tăng và ngược lại kiềm máu sẽ giảm can xi ion hóa gây co giật.

-Bình thường Nồng độ can xi máu toàn phần dưới 4,7 -5,2mEq/L.

-Hạ canxi máu nhẹ khi ion hóa từ 0,8-1 mmol/l

-Hạ can xi máu nặng khi can xi ion hóa dưới 0,8 mmol/l

4.1.2. Nguyên nhân

-Thường gặp ở trẻ sơ sinh hơn trẻ lớn.

-Thiếu Vitamin D

-Hội chứng ruột ngắn

-Suy cận giáp

-Kiềm hô hấp do thở nhanh

4.1.3. Lâm sàng

Kích thích, bú kém, nôn ói, co thắt thanh quản, tetany, co giật, dấu hiệu Troussau và Chvostek.

4.1.4. Điều trị

                                *Điều trị ban đầu

-Do tăng thông khí: cho bệnh nhân thở chậm lại, hay qua mask với túi dự trữ mục đích là cho bệnh nhân hít lại một phần CO2 của bệnh nhân để làm giảm pH, vì thế sẽ làm tăng can xi ion hóa trong máu.

             -Nếu không do tăng thông khí:

+Calcium gluconate 10% liều 0,5-1mL/kg TMC trong 1-2 phút [tiêm tĩnh mạch nên pha loãng Calcium gluconate nồng độ 50mg/ml].

+Hoặc Calcium chlorua 10% 0,1-0,2mL/kg, tối đa Calcium chlorua 10% 2-5 ml/liều. TMC trong 1-2 phút TMC [tiêm tĩnh mạch nên pha loãng Calcium clorua nồng độ 20mg/ml bằng cách pha loãng 10ml CaCl 10% trong dextrose 5% cho đủ 50 ml].

+Nên theo dõi dấu hiệu thoát mạch hoại tử nơi tiêm, và điện tim trong khi tiêm tĩnh mạch can xi để phát hiện rối loạn nhịp nếu có.

                +Nếu co giật không đáp ứng cần loại trừ nguyên nhân do hạ Ma giê máu.

                                *Điều trị tiếp theo

-Truyền can xi liên tục: calciclorua 50 - 100mg/kg/ngày [pha 2g dung dịch calcichlorua 10%, trong 1 lít dịch].

-Uống Calcium carbonate, lactate hoặc phosphate 200 - 600 mg/lần x 3-4 lần/ngày.

-Kết hợp với magnesium nếu cần [giảm can xi thường kèm giảm magnesium].

-Cho thêm vitamine D trong còi xương liều 5000 đơn vị/ngày.

4.2. Tăng can xi máu

4.2.1. Định nghĩa: khi can xi máu toàn phần > 11,0 mg/dL

4.2.2. Nguyên nhân

Cường cận giáp, ngộ độc vitamin D, sử dụng thừa can xi, ung thư, bất động kéo dài, lợi tiểu thiazide, hội chứng William, bệnh u hạt, cường giáp.

4.2.3. Lâm sàng

-Tăng can xi máu nhẹ [11,5 - 12 mg/dL] thường không biểu hiện triệu chứng, đặc biệt tăng can xi mạn tính.

-Tăng can xi máu mức độ trung bình [12 - 14 mg/dL] có thể gây triệu chứng chán ăn, kích thích, đau bụng, táo bón và yếu cơ. Đa niệu là một biểu hiện quan trọng.

-Nếu tăng can xi máu nặng, sẽ xuất hiện yếu cơ tiến triển, lú lẫn, co giật, hôn mê.

-Khi tăng can xi máu > 14 - 15 mg/dL cấp tính, có thể xảy ra cơn tăng can xi máu đe dọa tính mạng, gồm nôn nặng, tăng huyết áp, mất nước do đa niệu, suy thận cấp và hôn mê.

4.2.4. Điều trị

a. Nguyên tắc chung:

-Thải can xi ra ngoài cơ thể và hạn chế can xi đưa vào.

-Điều trị nguyên nhân.

b. Điều trị

-Truyền dịch nước muối sinh lý + Kali theo nhu cầu / ngày với tốc độ gấp 2-3 lần dịch duy trì để tăng thải can xi đường niệu nếu không có suy thận hoặc quá tải dịch. Có thể phối hợp lợi tiểu quai để thải can xi [furosemide 1mg/kg/6 giờ]. Bắt đầu có tác dụng 24 - 48 giờ.

-Steroid có thể được chỉ định ở bệnh ung thư, bệnh u hạt, ngộ độc vitamin D để giảm hấp thu can xi và vitamin D.

-Nếu có suy thận có thể dung calcitonin 2-4 UI/kg/12 giờ tiêm dưới da, đây là điều trị tạm thời vì bệnh nhanh chóng đề kháng calcitonin [khởi đầu tác dụng 2-4 giờ].

-Bisphosphonate có thể chỉ định ở bệnh nhân ung thư.

-Lọc máu được chỉ định khi tăng can xi máu nặng đe doạ tính mạng hoặc đề kháng các điều trị trên.

5. RỐI LOẠN MA GIÊ MÁU

5.1. Hạ Magie máu

5.1.1. Định nghĩa: Khi nồng độ Mg++ máu < 1,5 mEq/L.

5.1.2. Nguyên nhân

-Mất qua đường niệu tăng: Sử dụng thuốc lợi tiểu, toan ống thận, tăng can xi máu, hoá trị liệu.

-Mất qua dạ dày ruột tăng: Hội chứng kém hấp thu, suy dinh dưỡng nặng,

ỉa chảy, nôn, hội chứng ruột ngắn.

-Nội tiết: đái tháo đường, cường Aldosterone, rối loạn hormon cận giáp.

-Chế độ ma giê không đủ do nuôi ăn tĩnh mạch kéo dài.

5.1.3. Lâm sàng

Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của hạ ma giê máu liên quan đến sự kích thích thần kinh cơ, như thường thấy trong hạ can xi máu.

5.1.4. Điều trị

a. Nguyên tắc chung

-Theo dõi ma giê, can xi, kali và carbonate máu khi điều chỉnh ma giê

-Điều trị nguyên nhân.

b. Điều trị

-Hạ Ma giê có triệu chứng [co giật, rối loạn nhịp tim]: Tiêm hay truyền dung dịch MgSO4, liều khởi đầu 35-50 mg/kg, có thể chọn loại 10% hay 50% [100 hay 500 mg/ml], sau đó lập lại 4-6 giờ nếu cần thiết. Tiếp tục Ma giê oxide hoặc gluconate 10-20 mg/kg/liều uống 3-4 lần/ngày trong 5-7 ngày, ngay cả khi ma giê trở về bình thường.

-Hạ Mg không có triệu chứng: Ma giê oxide hoặc gluconate 10-20 mg/kg/liều uống x 3-4 lần/ngày trong 5-7 ngày, ngay cả khi Mg++ trở về bình

thường.

5.2. Tăng magie máu

5.2.1. Định nghĩa: Khi nồng độ Mg++ máu > 2,2 mEq/L. Ít gặp ở trẻ em

5.2.2. Nguyên nhân

-Suy thận

-Dùng Mg quá nhiều: Hen phế quản, nhiễm độc thai nghén, thụt tháo, các chất gắn phosphate.

5.2.3. Lâm sàng

-Triệu chứng thần kinh cơ gồm mất phản xạ gân xương, yếu cơ, liệt, li bì, lú lẫn, suy hô hấp.

-Triệu chứng tim gồm hạ huyết áp, tim chậm, kéo dài khoảng PR, QRS, QT, block tim hoàn toàn, vô tâm thu.

5.2.4. Điều trị

a. Nguyên tắc chung

-Ngừng Mg++ đưa vào và thải Mg++ ra khỏi cơ thể.

-Điều trị nguyên nhân.

b. Điều trị

-Tăng Mg++ nhẹ không triệu chứng: ngừng Mg++ đưa vào. Triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khi Mg++ lớn hơn 4,5 mg/dL.

-Tăng Mg++ có triệu chứng: ngừng Mg++ đưa vào

-Nếu nôn, buồn nôn, đau đầu, đỏ mặt, buồn ngủ, giảm phản xạ gân xương

[4-6 mg/dl]: lợi niệu cưỡng bức bằng nước muối sinh lý và lợi tiểu.

-Nếu hạ can xi, giảm phản xạ gân xương, hạ huyết áp, nhịp chậm, ECG biến đổi [khoảng PR dài, QT và QRS kéo dài và song T cao] [6-12 mg/dL]: Can xi gluconate 10% 0,2-0,3 ml/kg tĩnh mạch chậm và hồi sức dịch. Lọc máu nếu

suy thận hoặc điều trị trên không hiệu quả.

- Liệt mềm, suy hô hấp, hôn mê, ngừng tim [> 18 mg/dL]: hồi sức tim phổi.

Video liên quan

Chủ Đề