Vi dụ về xâm phạm bí mật kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp đều có bí mật kinh doanh cho riêng mình, đây có thể nói là một trong những yếu tố tạo nên thành công khi tham gia vào nền kinh tế khắc nghiệt.

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp luôn coi trọng vấn đề bí mật trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Yếu tố này khiến cho các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kịp thời để có thể đầu tư vào các lĩnh vực sinh lợi nhuận cao nhất.

Bất cứ thông tin nào có thể được sử dụng trong hoạt động kinh doanh và có giá trị lớn trong việc tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai hay trong thực tại đều được coi là bí mật kinh doanh. Bí mật kinh doanh có thể bao gồm bí mật thương mại và dữ liệu thử nghiệm công thức sản xuất ra các sản phẩm; việc thu thập thông tin nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho một doanh nghiệp. Bí mật kinh doanh thậm chí còn bao gồm cả chiến lược quảng cáo và quy trình phân phối. Khác với bằng sáng chế, bí mật kinh doanh được bảo vệ vô thời hạn và không cần thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Bí mật kinh doanh là gì?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Đây là một trong các yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh 

Các bí mật kinh doanh, được bảo hộ theo các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 về quyền sở hữu công nghiệp trong đó có các Điều 4.4, 6.3 (c) và Phần III của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định mà  không phải đăng ký. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền cấm việc sử dụng trái phép bí mật kinh doanh của mình và yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.

Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:

+ Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được. Điều kiện này có nhiều điểm tương đồng với điều kiện bảo hộ sáng chế. Thật vậy, không thể bảo hộ với tính cách là bí mật kinh doanh những thông tin có tính phổ thông, những hiểu biết thông thường mà những người có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng đều có thể có được. Việc không dễ dàng có được nói lên việc một bí mật kinh doanh phải là kết quả của quá trình đầu tư tài chính, trí tuệ của chủ sở hữu.

+ Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó. Hiệp định TRIPS sử dụng khái niệm có giá trị thương mại với hàm ý rằng các thông tin bí mật đó chứa đựng giá trị, giúp cho chủ sở hữu có lợi thế kinh doanh hơn so với những người khác. Trong thực tiễn kinh doanh, việc một công ty năm giữ bí quyết kỹ thuật có giá trị sẽ dễ dàng năm ưu thế trên bàn đàm phán, nâng giá trị tài sản công ty hoặc có thể sử dụng bí mật kinh doanh như một giá trị tài sản để góp vốn.

+ Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Điều này hoàn toàn đúng với tên gọi của đối tượng bảo hộ. Tính “bí mật” và các biện pháp “bảo mật” được chủ sở hữu áp dụng là điều kiện cần thiết để được bảo hộ đối tượng. Vì vậy, khi áp dụng tố quyền chống hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh, chủ sở hữu phải chứng minh là mình đã áp dụng các biện pháp bảo mật cần thiết nhưng vẫn bị người khác xâm phạm.

Chủ sở hữu bí mật trong kinh doanh có thể là tổ chức hoặc cá nhân có được bí mật này một cách hợp pháp. Chủ sở hữu được quyền bảo mật bí mật trong hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên một số đối tượng không được bảo hộ là bí mật trong hoạt động kinh doanh như:

– Bí mật thông tin về nhân thân;

– Bí mật về các vấn đề quản lý nhà nước;

– Bí mật về lĩnh vực quốc phòng, an ninh;

– Bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Vi dụ về xâm phạm bí mật kinh doanh

Ví dụ về bí mật kinh doanh

Bí mật trong hoạt động kinh doanh được các chủ sở hữu sử dụng rất nhiều nhằm tăng giá trị sản phẩm trên thị trường. Một số công ty nổi tiếng có riêng cho mình những bí mật kinh doanh tồn tại qua rất nhiều năm. Cụ thể là với thương hiệu gà rán KFC của Mỹ.

Cha đẻ của món gà rán KFC là Harland Sanders đã chế tạo thành công công thức tẩm ướp gia vị và giới thiệu tới toàn thế giới. Công thức tẩm ướp gồm 11 hương liệu khác nhau và tỉ lệ khác nhau tạo nên đặc trưng về hương vị của thức ăn nhanh này.

Sanders đã lập ra 2 công ty nhưng mỗi nơi chỉ được làm theo một phần công thức chứ không được nắm toàn bộ công thức trên. Hiện nay, công thức trọn vẹn được bảo mật kỹ trong công KFC tại Louisville, Kentucky. Tường và trần căn phòng bảo mật được trang bị thiết bị an ninh tiến tiến và vũ khí trang bị 24/24h.

Đây có thể nói là một trong ví dụ điển hình cho việc thực hiện bảo mật bí mật trong kinh doanh. Công ty KFC đã bảo mật các thông tin trong suốt hơn 80 năm cho tới ngày nay. Mặc dù có nhiều công bố đã tìm ra công thức gốc, tuy nhiên hai công ty của KFC vẫn khẳng định các công thức đó không phải là công thức gốc.

Đặc điểm của bí mật kinh doanh

Bí mật trong kinh doanh đa dạng về các loại hình nhưng về cơ bản có đầy đủ các đặc điểm sau:

– Tính bí mật thông tin. Các thông tin kinh doanh có tính bảo mật sẽ mang lại lợi thế cho chủ sở hữu. Các thông tin mang giá trị nhất định cho chủ sở hữu khi có tính chất bí mật đối với các chủ thể khác.

– Tính chất thể hiện dữ liệu thông tin bí mật. Các thông tin bí mật được thể hiện dưới hình thức hữu hình, cụ thể là các tài liệu, giấy tờ lưu trữ các thông tin, mô hình, mẫu vật.

 Các dữ liệu thông tin mang lại cho người sở hữu những thông tin, nhận thức và hiểu biết về những thông tin này.

– Giá trị của bí mật. Bản chất của hoạt động kinh doanh là nhằm mục đích sinh lời, chính vì thế các thông tin phải có giá trị. Các thông tin có giá trị tạo lợi thế cho chủ sở hữu khi tham gia hoạt động kinh doanh. Được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau như: công thức chế tạo món ăn, thông tin đầu tư dài hạn,…

– Khả năng áp dụng của thông tin. Vì các bí mật trong hoạt động kinh doanh áp dụng để tiến hành tạo ra các giá trị sinh lời và ưu thế. Chính vì thế nếu bí mật trong kinh doanh không có khả năng áp dụng thì không có giá trị về mặt thực tế.

Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh

Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở đầu tư tài chính, trí tuệ hay bất kỳ cách thức hợp pháp nào để tìm ra, tạo ra hoặc đạt được thông tin và bảo mật thông tin tạo thành bí mật kinh doanh đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.

Nhà Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Điều 127 Luật SHTT: Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản này; e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm (theo Điều 128).

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh thực hiện quyền sử dụng bí mật kinh doanh, tức là thực hiện các hành vi như: áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hóa, bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh của mình, trừ phi việc sử dụng đó nhằm các trường hợp quy định sau đây:

– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;

– Sử dụng dữ liệu bí mật không nhằm mục đích thương mại; – Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;

– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thỏa thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.

– Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng (Khoản 1 Điều 128 Luật SHTT). Đây là trường hợp pháp luật có quy định người nộp đơn xin cấp phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm, nông hóa phẩm phải cung cấp kết quả thử nghiệm hoặc bất kỳ dữ liệu nào khác là bí mật kinh doanh thu được do đầu tư công sức đáng kể và người nộp đơn có yêu cầu giữ bí mật các thông tin đó thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cần thiết để các dữ liệu đó không bị sử dụng nhằm mục đích thương mại không lành mạnh và không bị bộc lộ, trừ trường hợp việc bộc lộ là cần thiết nhằm bảo vệ công chúng.

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền yêu cầu xử lý những hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh sau đây:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d kể trên;

e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật SHTT.

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền chuyển nhượng và chuyển giao quyền sử dụng đối tượng theo các quy định chung của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Các bước cơ bản đăng ký bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh được coi là một tài sản trí tuệ, là đối tượng trực tiếp của quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện bảo mật bí mật kinh doanh.

Thực tế, trong trường hợp nếu không chắc chắn về việc bảo mật bí mật kinh doanh, một số doanh nghiệp lựa chọn đăng ký sở hữu trí tuệ sáng chế hoặc đăng ký theo một số hình thức khác. Việc đăng ký như vậy có những ưu, nhược điểm nhất định và phụ thuộc và nhu cầu, khả năng của doanh nghiệp.

Việc sử dụng loại tài sản trí tuệ này một cách hợp pháp đồng thời khiến cho các chủ thể khác không thể thực hiện được các hành vi xâm phạm cần có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực. Để tư vấn rõ hơn về cách thức sử dụng bí mật kinh doanh tốt nhất, Công ty Luật Hoàng Phi hỗ trợ Quý khách hàng qua địa chỉ:

– Hotline: 0981.378.999;

– Điện thoại: 024.6285.2839 – 028.73090.686;

– Email: