Ưu, nhược điểm của các phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học tích cực được xem là một xu hướng trong chương trình giảng dạy hiện nay. Với phương pháp này, cả giáo viên lẫn học sinh đều có thể nhận được rất nhiều lợi ích tuyệt vời mà phương pháp truyền thống không làm được. Và những ưu điểm của phương pháp dạy tích cực đó là…

Ưu điểm của phương pháp dạy tích cực trong vai trò của giáo viên

Không phải ngẫu nhiên phương pháp dạy học tích cực được rất nhiều giáo viên trên khắp thế giới đề cao và áp dụng. Vì phương pháp này không chỉ mang lại lợi ích cho học sinh, mà còn thực sự mang lại những lợi ích tuyệt vời cho chính người giảng dạy. 

Vai trò của giáo viên được đề cao

Ưu điểm của phương pháp dạy tích cực đối với giáo viên là rất lớn. Khi học sinh là đóng vai trò trung tâm trong việc học thì vai trò của giáo viên càng được đề cao. Vì để học sinh làm trung tâm, giáo viên cần là người có bản lĩnh, có kiến thức và chuyên môn tốt, để dẫn dắt học sinh. 

ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực

Chuyên môn của giáo viên được nâng cao

Bên cạnh đó, giáo viên khi xây dựng một giờ học theo phương pháp dạy học tích cực cần thực sự chuyên tâm cập nhật kiến thức, để có thể giải đáp mọi thắc mắc của học sinh. Không chỉ còn kiến thức trong sách vở, những học sinh thật sự tích cực với giờ giảng, có thể liên hệ, mở rộng kiến thức thành nhiều vấn đề mới hơn. Và áp lực này chính là động lực để giáo viên nâng cao kiến thức, chuyên môn của mình. 

Ưu điểm: chuyên môn của giáo viên được nâng cao

Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trở nên gần gũi

Một trong những ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực đó là tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Thường thì theo phương pháp giảng dạy truyền thống, giáo viên sẽ thuyết trình và học sinh ghi chép và việc tiếp nhận kiến thức mang tính một chiều. 

Nhưng đối với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên luôn cần tương tác với học sinh để trao đổi, bàn luận và tìm ra phương pháp xử lý vấn đề. Qua đó, mối quan hệ giữa thầy và trò cũng trở nên gần gũi hơn.

Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trở nên gần gũi

Ưu điểm của phương pháp dạy tích cực trong vai trò của học sinh

Như đã nói ở trên, phương pháp dạy học tích cực mang lại rất nhiều lợi ích cho cả người dạy lẫn người học. Đó là những ưu điểm mà phương pháp dạy học truyền thông bị hạn chế.  Và một số ưu điểm của phương pháp dạy tích cực trong vai trò của học sinh đó là:

Thái độ học tập tích cực

Một giờ học áp dụng phương pháp dạy học tích cực, học sinh sẽ thấy mình là trung tâm và mình được học, được tiếp nhận kiến thức chứ không phải bị ép buộc. Trong giờ học, học sinh sẽ chủ động chia sẻ những ý kiến, kiến thức của mình với giáo viên và bạn học. Vì vậy khi bước vào giờ học, học sinh sẽ luôn có tinh thần thoải mái, thái độ đón nhận kiến thức một cách tích cực và hạnh phúc vì được thể hiện bản thân mình. Với tinh thần như vậy, khả năng ghi nhớ, tiếp nhận kiến thức mới cũng cao hơn hẳn. 

Tăng sự tự tin, khả năng sáng tạo

Một trong những ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực đó là giúp học sinh trở nên tự tin hơn, thể hiện được bản thân và phát huy nhiều khả năng tiềm ẩn bên trong. Học sinh với vai trò là người chủ động để tiếp nhận kiến thức trong các giờ học, sẽ có nhiều cơ hội để khám phá bản thân, hiểu được mình đang ở đâu và cần làm gì, trở nên tự tin, có trách nhiệm với bản thân, từ đó kích thích khả năng và sự sáng tạo bên trong. 

Ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực: Tăng sự tự tin, khả năng sáng tạo

Theo giải thích của chuyên gia thì: Chỉ khi người học được tự khám phá kiến thức, tự học, tự làm và tự bổ sung cho nhau thì kiến thức mới trở thành tri thức của người học, chuyển thành hành động, thành thói quen hàng ngày của họ.

Nhanh chóng biến kiến thức thành tri thức của bản thân

Với phương pháp dạy học tích cực, học sinh sẽ nhanh chóng biến kiến thức từ sách vở, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trở thành tri thức của bản thân. Đây là ưu điểm của phương pháp dạy tích cực vượt trội hơn hẳn so với phương pháp đọc – chép truyền thống. 

Giữ vai trò trung tâm, học sinh sẽ chủ động tiếp nhận kiến thức, thu nhận thông tin từ giáo viên và bạn học. Lúc này vai trò của giáo viên không hề mất đi, mà là giúp học sinh sàng lọc, lựa chọn thông tin và ứng dụng kiến thức vào giải quyết nhiệm vụ học tập và các vấn đề khác trong cuộc sống hiệu quả hơn. Đây là lúc học sinh có thể biến những kiến thức sách vở thành tri thức cho bản thân mình. 

Nhanh chóng biến kiến thức thành tri thức của bản thân

Trên đây là những ưu điểm của phương pháp dạy tích cực, những lợi ích tuyệt vời của phương pháp này đối với giáo viên và học sinh. Có thể thấy những ưu điểm điểm vượt trội của phương pháp dạy học lấy học sinh là trung tâm, mang đến nhiều lợi ích hơn hẳn so với phương pháp truyền thống. Những điều này giải thích vì sao phương pháp này trở thành một xu hướng giảng dạy phổ biến trên khắp thế giới như hiện nay. 

Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH ở Tiểu học nói riêng là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng tất yếu trong cải cách PPDH ở mỗi nhà trường.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.

Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học [sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...], trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức[tự chiếm lĩnh kiến thức] với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.

Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như: học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng KT vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.

Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng CNTT trong dạy học.

2. Thuận lợi, khó khăn khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

2.1 Thuận lợi

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh mang đến những thuận lợi sau đây:

  • Linh hoạt cho tất cả các đối tượng học sinh, bất kể nền tảng kiến ​​thức hoặc trình độ hiểu biết
  • Loại bỏ sự bất bình đẳng trong quá trình học tập, học sinh nắm chắc “chất lượng kiến thức”
  • Học sinh được chuẩn bị các kỹ năng cần thiết để thành công khi trưởng thành
  • Học sinh học các kĩ năng để học tập tốt hơn và chịu trách nhiệm về quá trình học tập của mình
  • Học sinh được khuyến khích để phát triển mọi mặt, phát hiện và phát triển thế mạnh của bản thân
  • Học sinh được thỏa sức sáng tạo, từ đó khai thác hết những tiềm lực của học sinh
  • Kéo gần mối quan hệ cô - trò, thầy - trò

2.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh còn gặp phải những khó khăn sau:

  • Khó khăn trong cách tiếp cận vấn đề:

Hiện nay ở nhiều trường thuộc nhiều cấp học, đội ngũ thầy, cô giáo lớn tuổi chiếm tỷ lệ tương đối cao. Ở họ, ý thức đổi mới chưa nhiều bởi vì xưa nay cách dạy truyền thống theo hướng truyền thụ kiến thức vẫn mang lại hiệu quả tích cực, học sinh vẫn hứng thú và làm bài đạt điểm cao. Việc nhận thức như vậy không chỉ ảnh hưởng đến các thầy, cô mà còn gián tiếp gây ra tác động đối với các thầy, cô khác mà còn đối với cả học sinh.

Ở nhiều thầy, cô giáo bậc phổ thông do ảnh hưởng cách đào tạo trước đây ở các trường đại học đó là phương pháp lấy người thầy làm trung tâm, học sinh là người nhận kiến thức thụ động, áp đặt. Vì thế, để nhanh chóng thay đổi họ theo chiều hướng mới cần có thời gian nhất định.

  • Công tác đổi mới phương pháp ở nhiều trường học còn thiếu sự giám sát, nhắc nhở từ các cấp lãnh đạo

Nhiều giáo viên chỉ thực hiện đổi mới theo hình thức, mang tính chất đối phó. Ðiều này chỉ được khắc phục khi có giáo viên dự giờ, thao giảng hoặc tham gia các hội thi.

  • Nhiều cán bộ quản lý, giáo viên còn mơ hồ, lúng túng, không hiểu những phương pháp dạy học hiện đại, phát triển năng lực học sinh.
  • Nhiều trường, nhất là các trường ở vùng sâu, vùng xa thì cơ sở vật chất để đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp dạy học cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Tuy việc đổi mới phương pháp là do con người, nhưng cũng cần có thêm những điều kiện để hỗ trợ thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.
  • Hiện cả nước nói chung và ngành giáo dục nói riêng đang chung tay vào cải cách thủ tục hành chính, tinh gọn hồ sơ sổ sách. Tuy nhiên, thực tế ở nhiều trường, nhiều cấp học thì việc hoàn thành hồ sơ sổ sách là gánh nặng đối với giáo viên. Ở đây còn chưa nói đến chất lượng của các loại hồ sơ, nhiều loại chỉ làm cho có hình thức và mang tính chất đối phó nên cũng gây áp lực đến giáo viên.
  • Chương trình học ở các cấp tuy có giảm tải, nhưng vẫn còn "khá nặng" đối với nhiều giáo viên và học sinh
  • Bên cạnh đó, trong nhiều môn học, việc phải "lồng ghép" quá nhiều nội dung như môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, giáo dục pháp luật... trở thành gánh nặng và tác động không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học.

Loạt bài Tài liệu hay nhất

Video liên quan

Chủ Đề