Uống sữa trước khi ăn sáng có tốt không

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

Chị Nguyễn Thu Lan ở Đội Cấn, Hà Nội là một trong những người như thế. Buổi sáng là lúc chị bận rộn nhất trong ngày vì phải lo bữa sang cho hai công chúa nhỏ, rồi sắp xếp quần áo, đồ dùng cho chúng đi học, nên chị hầu như không có thời gian nào để ăn sáng. Buổi sáng cũng là lúc miệng chị luôn cảm giác chán ăn.

Bởi thế chị chỉ uống sữa và chị cũng rất yên tâm vì nghĩ rằng sữa có nhiều chất rồi không cần phải bổ sung thêm nhưng thực phẩm khác. Lâu ngày, khi các con đã lớn nhưng thói quen này của chị Lan vẫn không thay đổi. Thời gian gần đây, chị Lan thường bị đau dạ dày, chị có đi khám thì bác sĩ cho biết chị bị viêm loét dạ dày vì thói quen uống sữa này.

Dễ bị loét dạ dày

Uống sữa trước khi ăn sáng có tốt không

Theo BS. Vũ Đức Chung (Trưởng khoa Tiêu Hóa, Bệnh viện Quân Y 354, Hà Nội): Việc chỉ uống sữa vào buổi sáng lâu ngày sẽ làm cơ thể bị suy dinh dưỡng, vì qua một giấc ngủ dài cơ thể con người cần nhiều năng lượng và dưỡng chất sau một đêm dài tốn nhiều cho tiến trình phục hồi trong giấc ngủ.

Người không ăn sáng đầy đủ là tự gây rối loạn biến dưỡng. Thiếu bữa điểm tâm là một trong các lý do khiến dạ dày xuất tiết nhiều dịch vị trong buổi sáng nên dễ bị viêm loét dạ dày.

 Uống sữa vào buổi sáng mà không ăn sáng cũng không phát huy được tác dụng của sữa. Trong sữa chứa nhiều protein phong phú, tác dụng của các loại protein này chủ yếu để cấu tạo nên các tế bào mới trong cơ thể.

Uống sữa khi bụng đói không những làm sữa đào thải ra ngoài dạ dày mà còn làm các protein ưu chất này bị tiêu hao phân giải thành nhiệt lượng, như thế không phát huy được tác dụng của protein.

Protein trong sữa qua dạ dày và đường ruột tiêu hóa phân giải thành các loại axit amin sau đó mới được hấp thu. Nhưng uống sữa khi bụng đói sẽ làm protein không được phân giải thành axit amin, thành phần axit amin này trong tiểu tràng không kịp hấp thụ và đẩy vào đại tràng tạo thành hợp chất độc hại.

Uống sữa, ăn sáng sao cho khoa học?

Theo BS. Vũ Đức Chung khuyến cáo: Bạn không nên uống sữa quá gần thời điểm trước và sau bữa ăn, vì lý do rất là cơ bản đó là trong bữa ăn chúng ta ăn thường có các thực phẩm như thịt, cá, rau là những nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể và sinh năng lượng.

Trong số các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể từ thức ăn có các ion kim loại sắt sẽ làm giảm khả năng hấp thụ của canxi trong ruột non gây ra đầy bụng, khó tiêu.

Không nên uống sữa vào buổi sáng khi đói, vì đây là khoảng thời gian giúp con người tập trung tinh lực học tập và làm việc. Nhưng sau khi uống sữa có thể khiến con người có cảm giác mơ màng muốn ngủ, học tập và làm việc không được thuận lợi.

Nên uống sữa vào buổi tối, vì trong sữa chứa thành phần tryptophan L khiến con người mệt mỏi muốn ngủ, đồng thời còn chứa loại hợp chất morphine có tác dụng kích thích giấc ngủ, khiến con người ngủ say giấc ngủ sâu hơn. Sữa bò dễ hấp thụ vào thành dạ dày, canxi trong dạ dày có thể giảm căng thẳng về mặt tinh thần, có tác dụng tốt đối với giấc ngủ, vì thế uống sữa vào buổi tối là tốt nhất, giúp cho con người nghỉ ngơi.

Bữa sáng là bữa quan trọng, chiếm khoảng 30-35% nhu cầu năng lượng của cả ngày (sau bữa trưa và hơn bữa tối). Do đó bạn nên chăm chút cho bữa sáng với đa dạng thực phẩm càng tốt.

Bữa sáng của bạn nên có một số thực phẩm như tinh bột (mì, cháo, bánh…), rau xanh, protein để bạn hoạt động quai hàm. Trong quá trình nhai này, các dịch vị tiêu hóa được tiết ra giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời bữa sáng rất cần nhiều năng lượng nên các thức ăn sẽ cung cấp nhiều năng lượng hơn cốc sữa.

Ngày xưa phải nhà giàu mới được uống sữa nhưng giờ thì hầu như nhà nào cũng đủ điều kiện để duy trì thói quen này. Vấn đề chỉ còn là uống sữa như thế nào cho tốt nhất, hấp thu trọn vẹn chất dinh dưỡng quý báu mà không bị tác dụng ngược với sức khỏe.

Cũng vì xưa không có điều kiện nên mọi người quan niệm sữa chỉ dành cho trẻ em, cũng vì muốn nhường phần dinh dưỡng tốt nhất cho con cái trong nhà. Thế nhưng, thật ra sữa là thực phẩm lành mạnh cần cho mọi lứa tuổi. Một buổi sáng bắt đầu ngày mới bằng một chút thức ăn và ly sữa. Hoặc cuối ngày, kết thúc sự mệt mỏi bằng cốc sữa ấm rồi lên giường đi ngủ, thật tuyệt vời vì cơ thể sẽ lấy lại sức sống.

Chỉ có điều, nhiều người vẫn không biết là uống sữa lúc nào thì tốt nhất cho sức khỏe nhỉ? Trước bữa ăn? Sau bữa ăn hay là lúc nào? Và uống trước hoặc sau bữa ăn thì có gì khác nhau?

Vấn đề này đã được một chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu chia sẻ trên báo chí. Mọi người nên tìm hiểu nhé vì có thể áp dụng cho cuộc sống lâu dài sau này.

Uống sữa trước khi ăn sáng có tốt không

Uống sữa khi nào có lợi cho sức khỏe. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Uống sữa trước bữa ăn hây sau bữa ăn có gì khác nhau, thời điểm nào tốt hơn?

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng: Uống sữa trước khi ăn 30 phút có thể làm giảm đường huyết, ổn định đường huyết sau bữa ăn. Khi lượng đường huyết sau bữa ăn tăng chậm có nghĩa là cảm giác no sau bữa ăn kéo dài hơn. Nhờ vậy mà bạn sẽ ăn ít đi, nguy cơ chất béo được tổng hợp sau bữa ăn cũng giảm rõ rệt. Điều này rất tốt trong việc ngăn chặn nguy cơ thừa mỡ.

Bên cạnh đó, uống sữa trước bữa ăn 30 phút, cơ thể sẽ tự động làm giảm cảm giác thèm ăn. Lượng thức ăn bạn nạo vào cơ thể ít hơn. Nhờ vậy mà có thể kiểm soát đường, làm giảm nguy cơ béo phì.

Còn nếu uống sữa trong và ngay sau khi ăn sẽ không đạt được hiệu quả như trên. Nó góp phần bổ sung dinh dưỡng và dành cho những người muốn tăng cân, tăng cường thể lực.

Uống sữa trước khi ăn sáng có tốt không

Chuyên gia chỉ rõ thời điểm, mọi người nên lắng nghe. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

3 thời điểm ‘vàng’ trong ngày nên uống sữa để tận dụng tối đa lợi ích

+ Buổi sáng, sau bữa ăn 1 – 2 tiếng:

Bữa sáng đóng vai trò cung cấp 30% năng lượng cần thiết cho cơ thể trong 1 ngày nên rất quan trọng. Đó là lý do vì sao mà các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên bạn nên có bữa sáng đủ chất.

Tuy nhiên, vì nhịp sống hiện đại bận rộn nên việc ăn buổi sáng trở thành vấn đề quan ngại. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn có thể sử dụng sữa để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Một cốc sữa vào buổi sáng cách bữa ăn từ 1 – 2 tiếng đồng hồ sẽ rất tốt cho cơ thể. Thời điểm này, dạ dày có thể phân giải protein thành các axit amin rồi hập thụ. Điều này giúp việc tiêu hóa dễ dàng mà lại còn hấp thụ được trọn vẹn dinh dưỡng.

+ Sau khi tập thể dục 20 phút:

Tập luyện xong, cơ thể chúng ta thường tiêu hao rất nhiều nước cũng như năng lượng. Một cốc sữa lúc này không chỉ giúp bổ sung nước kịp thời mà còn cung cấp chất dinh dưỡng vừa mất đi trong khi tập. Sữa được chứng minh là thứ đồ uống hiệu quả hơn so với những loại đồ uống thể thao truyền thống.

Không chỉ thế, một số thành phần của sữa còn có khả năng tăng cường cơ bắp, giúp xương chắc khỏe. Điều này đã được nhóm chuyên gia của ĐH McMaster (Canada) nghiên cứu và chứng minh.

Mặt khác, uống sữa vào lúc này còn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng lưu lượng máu, ổn định huyết áp và kéo dài tuổi thọ.

+ Trước khi đi ngủ 2 tiếng:

Việc uống sữa trước khi đi ngủ có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Hợp chất tryptophan và melatonin trong sữa có thể giúp chúng ta dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Tuy nhiên, để tránh nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất thì bạn nên uống sữa 2 tiếng trước khi ngủ. Việc này cũng giúp bạn đỡ phải thức dậy giữa đêm để đi vệ sinh.

Ngoài ra, khi uống sữa, mọi người còn cần tránh một số sai lầm sau:

+ Uống sữa với trái cây

+ Uống sữa càng đặc càng tốt

+ Cho thêm chút chocolate vào sữa

+ Uống thuốc cùng với sữa

Trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan tới việc uống sữa khi nào thì tốt cho sức khỏe mà báo chí đã đăng tải. Trước đây mình chưa từng nghĩ tới việc chỉ việc uống sữa thôi mà cũng phải cân nhắc thời điểm đâu. Bây giờ thì biết rồi, ‘đúng thời điểm’ quan trọng thật.

Tại sao không nên uống sữa trước khi ăn?

Protein trong sữa sau khi vào dạ dày sẽ được hệ tiêu hóa phân giải thành các loại acid amin, sau đó mới được hấp thụ. Nếu bạn uống sữa khi bụng đói sẽ làm protein không được phân giải thành acid amin, thành phần acid amin này trong tiểu tràng không kịp hấp thụ và đẩy vào đại tràng tạo thành hợp chất độc hại.

Sau ăn sáng bao lâu thì uống sữa?

Ths.BS Đoàn Ngọc Hà thuộc Viện Y học Ứng dụng Việt Nam nói rằng, sau bữa ăn chính từ 1-2 tiếng thì sữa mới được hấp thụ 1 cách tốt nhất. Việc uống sữa trước bữa ăn có thể khiến trẻ no hơn từ đó tạo cảm giác lười ăn khi vào bữa. Với những người tiểu đường, cần kiểm soát lượng đường huyết trong máu thì khác.

Chưa ăn gì có nên uống sữa không?

Protein trong sữa qua dạ dày và đường ruột tiêu hóa phân giải thành các loại axit amin sau đó mới được hấp thu. Nhưng uống sữa khi bụng đói sẽ làm protein không được phân giải thành axit amin, thành phần axit amin này trong tiểu tràng không kịp hấp thụ và đẩy vào đại tràng tạo thành hợp chất độc hại.

Uống sữa trước khi ăn bao lâu?

Nếu bạn uống sữa ngay lập tức sau khi ăn thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, bạn nên uống cách bữa ăn 1 – 2 giờ đồng hồ để dạ dày có thể hấp thụ protein và tiêu hóa thức ăn tốt nhất. Còn nếu bạn uống sữa vào buổi tối thì nên uống trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng.