Từ hán việt có nghĩa là gì năm 2024

TS Trần Tiến Khôi, chuyên ngành Hán Nôm, trường Đại học Thăng Long, Hà Nội phân tích sự chuyển nghĩa thú vị của từ Hán - Việt trong chương trình Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Từ hán việt có nghĩa là gì năm 2024

Rất nhiều từ Hán - Việt không còn giữ nghĩa gốc

Từ “thủ đoạn” trong tiếng Hán có 3 nghĩa: thứ nhất, phương pháp cụ thể để đạt được mục đích nào đó; thứ hai, chỉ cách thức không chính đáng trong đối nhân xử thế; thứ ba là bản lĩnh, năng lực. Nhưng trong tiếng Việt, “thủ đoạn” có một nghĩa là cách làm khôn khéo, thường là xảo trá, chỉ cốt sao cho đạt được mục đích. Ví dụ: “thủ đoạn làm giàu”, “không chừa một thủ đoạn nào”. Từ “thủ đoạn” vào tiếng Việt đã được Việt hóa theo xu hướng thu hẹp nghĩa.

Nghĩa của từ “bành trướng” trong tiếng Hán, thứ nhất là chỉ độ dài hoặc thể tích của vật tăng lên do nhiệt độ hay nhân tố nào đó; thứ hai, nghĩa phái sinh là sự vật hoặc sự việc tăng trưởng, mở rộng. Còn Từ điển tiếng Việt giải thích từ “bành trướng” là mở rộng khu vực tác động ra. Ví dụ: “bành trướng về kinh tế”, “thế lực ngày một bành trướng”. Đây cũng là trường hợp Việt hóa thu hẹp nghĩa.

Có những từ biến đổi hoàn toàn về nghĩa

Từ “phương tiện” trong tiếng Hán có hai nghĩa. Thứ nhất là “tiện lợi”, “tiện nghi”; thứ hai là “thích hợp”. Trong Từ điển tiếng Việt giải nghĩa “phương tiện” là cái dùng để làm một việc gì, để đạt được mục đích nào đó. Ví dụ: “phương tiện giao thông”, “văn học là phương tiện để truyền bá văn hóa tư tưởng”. Trường hợp này biến đổi hoàn toàn về nghĩa, tiếng Hán dùng như tính từ, tiếng Việt dùng như danh từ.

Từ “khúc chiết” trong tiếng Hán có các nghĩa, thứ nhất là “cong”, “quanh co”; thứ hai là “phức tạp”, “không minh bạch”. Khi vào tiếng Việt từ “khúc chiết” có nghĩa là cách diễn đạt có từng ý, từng đoạn rành mạch và gãy gọn. Ví dụ: “nói khúc chiết”, “trình bày khúc chiết”. Như vậy trường hợp từ “khúc chiết” là Việt hóa theo hướng mở rộng nghĩa và dần dần biến đổi hoàn toàn về nghĩa, thậm chí trái nghĩa.

Hiện tượng từ Hán-Việt biến đổi so với nghĩa gốc là phù hợp với quy luật của sự phát triển ngôn ngữ

Theo TS.Trần Trọng Khôi, bản thân văn hóa Hán khi du nhập vào Việt Nam cũng đã có độ khúc xạ nhất định, hay nói cách khác là có sự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội của người Việt. Ví dụ các khái niệm “trung”, “hiếu” khi vào Việt Nam đã biến đổi. Ở Trung Quốc là trung với chủ, hiếu với cha mẹ. Ở Việt Nam ngoài ý nghĩa trên còn có “trung với nước, hiếu với dân”.

Ngôn ngữ và văn tự là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa. Vì vậy lớp từ Hán Việt khi vào Việt Nam buộc phải chấp nhận những điều kiện do nhu cầu của người Việt đặt ra cho phù hợp với môi trường mới.

Mặt khác, ngôn ngữ có tính quy ước, nghĩa là được cộng đồng chấp nhận. Do đó, trường hợp yếu tố Hán vào tiếng Việt đã được người Việt quy ước lại về nghĩa trên vỏ ngữ âm vốn có của tiếng Hán để phù hợp với cách dùng ngôn ngữ của người Việt. Ví dụ, người Trung Quốc nói “Thái Sơn”, “Hoàng Hà”, “cổ thụ”, “đế quốc” nhưng người Việt lại nói “núi Thái Sơn”, “sông Hoàng Hà”, “cây cổ thụ”, “nước đế quốc”… Mặc dù “sơn” nghĩa là “núi”, “hà” nghĩa là “sông”, “thụ” nghĩa là “cây”..., nhưng trường hợp này là do quy ước, nên coi đây là cách dùng từ đúng chứ không phải dùng từ thừa.

Sự Việt hóa về nghĩa này đã, đang và còn diễn ra liên tục theo yêu cầu của việc sử dụng ngôn ngữ. Vấn đề Việt hóa ngôn ngữ thể hiện rõ sự linh hoạt, sáng tạo trong tiếp biến ngôn ngữ, góp phần làm cho tiếng Việt của chúng ta ngày càng giàu đẹp.

1. (Danh) Bóng rợp của cây. ◇Hoài Nam Tử 淮南子: “Vũ Vương ấm yết nhân ư việt hạ” 武王蔭暍人於樾下 (Nhân gian 人間) Vũ Vương che người bị cảm nắng dưới bóng cây.

Từ điển Thiều Chửu

① Chỗ bóng rợp của hai cây rủ xuống gọi là việt, chịu để cho người ta che chở cho gọi là việt ấm 樾蔭, kinh Phật gọi người bố thí cầu cho qua bể khổ gọi là đàn việt 檀越, cũng có khi viết chữ việt này 樾.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Bóng cây; ② Xem 檀越.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bóng mát của cây.

Tự hình 2

Dị thể 2

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Từ điển phổ thông

1. vùng Lưỡng Quảng 2. người Bách Việt 3. bèn, nên

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ 粵.

Tự hình 2

Dị thể 3

Từ điển phổ thông

1. vùng Lưỡng Quảng 2. người Bách Việt 3. bèn, nên

Từ điển trích dẫn

1. (Trợ) Tiếng phát ngữ đầu câu, không có nghĩa. ◎Như: “việt hữu” 粵有 có. ◇Hán Thư 漢書: “Việt kì văn nhật, tông thất chi hữu tứ bách nhân” 粵其聞日, 宗室之有四百人 (Trạch Phương Tiến truyện 翟方進傳) Nghe nói thời đó, tông thất có bốn trăm người. 2. (Trợ) Đặt giữa câu, không có nghĩa. 3. (Danh) Nước “Việt”, đất “Việt”. Tỉnh “Quảng Đông” 廣東, “Quảng Tây” 廣西 nguyên trước là đất của “Bách Việt” 百粵, nên gọi hai tỉnh ấy là tỉnh “Việt”. 4. (Danh) Tên gọi tắt của tỉnh “Quảng Đông” 廣東.

Từ điển Thiều Chửu

① Bèn. Tiếng mở đầu (phát ngữ), như việt hữu 粵有 bèn có. ② Nước Việt, đất Việt, cùng nghĩa như chữ việt 越. Tỉnh Quảng Ðông 廣東, Quảng Tây 廣西 nguyên trước là đất của Bách Việt 百粵, nên Tàu họ gọi hai tỉnh ấy là tỉnh Việt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Trợ từ dùng ở đầu câu hoặc giữa câu, giúp cho câu được hài hoà cân xứng: 粵聞其日 Nghe nói ngày ông ta làm phản (Hán thư: Địch Nghĩa truyện); 粵有生民,伏羲始君 Từ khi có nhân dân thì Phục Hi làm vua (Phan Nhạc: Vị Giả Mật tác tặng Lục Cơ); ② Đến (giới từ biểu thị thời gian): 粵五日甲子 Đến ngày mùng năm Giáp Tí (Hán thư: Luật lịch chí hạ); ③ [Yuè] Dân tộc Bách Việt thời cổ (dùng như 越, bộ 走); ④ [Yuè] Tỉnh Quảng Đông (gọi tắt); ⑤ Chỉ Quảng Đông, Quảng Tây: 兩粵 Quảng Đông và Quảng Tây.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên đất, chỉ vùng Quảng đông, Quảng tây.

Tự hình 2

Dị thể 4

Một số bài thơ có sử dụng

Từ điển phổ thông

1. vượt quá 2. nước Việt 3. họ Việt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vượt qua, nhảy qua. ◎Như: “phiên san việt lĩnh” 翻山越嶺 trèo đèo vượt núi, “việt tường nhi tẩu” 越牆而走 leo qua tường mà chạy. 2. (Động) Trải qua. ◇Phạm Trọng Yêm 范仲淹: “Việt minh niên, chánh thông nhân hòa, bách phế câu hưng” 越明年, 政通人和, 百廢俱興 (Nhạc Dương Lâu kí 岳陽樓記) Trải qua một năm, việc cai trị không gặp khó khăn, dân chúng hòa thuận, mọi việc chỉnh đốn. 3. (Động) Không theo trật tự, vượt quá phạm vi hoặc lệ thường. ◎Như: “việt quyền” 越權 vượt quyền. 4. (Động) Rơi đổ, ngã xuống. ◎Như: “vẫn việt” 隕越 xô đổ, nói việc hỏng mất. ◇Tả truyện 左傳: “Xạ kì tả, việt vu xa hạ, xạ kì hữu, tễ vu xa trung” 射其左, 越于車下, 射其右, 斃于車中 (Thành Công nhị niên 成公二年) Bắn bên trái, ngã xuống xe, bắn bên phải, gục trong xe. 5. (Động) Tan, phát dương, tuyên dương. ◎Như: “tinh thần phóng việt” 精神放越 tinh thần phát dương. 6. (Tính) Du dương. ◎Như: “kì thanh thanh việt ” 其聲清越 tiếng của nó trong trẻo du dương. 7. (Danh) Nước “Việt”, đất “Việt”. 8. (Danh) Giống “Việt”, ngày xưa các vùng Giang, Chiết, Mân, Việt đều là nói của giống Việt ở gọi là “Bách Việt” 百越. ◎Như: giống “Âu Việt” 甌越 thì ở Chiết Giang 浙江, “Mân Việt” 閩越 thì ở Phúc Kiến 福建, “Dương Việt” 陽越 thì ở Giang Tây 江西, “Nam Việt” 南越 thì ở Quảng Đông 廣東, “Lạc Việt” 駱越 thì ở nước ta, đều là “Bách Việt” cả. § Có khi viết là 粵. 9. (Danh) Tên riêng của tỉnh “Chiết Giang” 浙江. 10. (Danh) Họ “Việt”. 11. (Phó) “Việt... việt...” 越... 越... càng... càng... ◎Như: “thì nhật việt cửu phản nhi việt gia thanh tích” 時日越久反而越加清晰 thời gian càng lâu càng rõ rệt. 12. Một âm là “hoạt”. (Danh) Cái lỗ dưới đàn sắt.

Từ điển Thiều Chửu

① Qua, vượt qua. Như độ lượng tương việt 度量相越 độ lượng cùng khác nhau. Sự gì quá lắm cũng gọi là việt. ② Rơi đổ. Như vẫn việt 隕越 xô đổ, nói việc hỏng mất. ③ Tan, phát dương ra. Như tinh thần phóng việt 精神放越 tinh thần phát dương ra, thanh âm thanh việt 聲音清越 tiếng tăm trong mà tan ra. Tục gọi lá cờ phấp phới, bóng sáng lập lòe là việt cả. ④ Nước Việt, đất Việt. ⑤ Giống Việt, ngày xưa các vùng Giang, Chiết, Mân, Việt đều là nói của giống Việt ở gọi là Bách Việt 百越. Như giống Âu Việt 甌越 thì ở Chiết Giang 浙江, Mân Việt 閩越 thì ở Phúc Kiến 福建, Dương Việt 陽越 thì ở Giang Tây 江西, Nam Việt 南越 thì ở Quảng Đông 廣東, Lạc Việt 駱越 thì ở nước ta, đều là Bách Việt cả, có khi viết là 粵. ⑥ Một âm là hoạt cái lỗ dưới đàn sắt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vượt: 譯山越岭 Vượt núi băng ngàn; 越權 Vượt quyền; ② Sôi nổi: 聲音清越 Âm thanh sôi nổi; ③ Càng... càng...: 腦子越用越靈 Đầu óc càng dùng càng minh mẫn.【越發】việt phát [yuèfa] a. Càng...: 過了中秋,天氣越發涼快了 Sau Trung thu, trời càng mát; b. Càng... thêm, càng... hơn: 越發堅定 Càng thêm kiên định ; 夜越發黑,星星越發明亮 Trời càng tối, ánh sao càng sáng tỏ hơn;【越加】việt gia [yuèjia] Như 越發; 【越樣】 việt dạng [yuèyàng] (văn) Khác thường, đặc biệt, hết sức: 一笑千金,越樣情 深 Một nụ cười giá đáng ngàn vàng, tình sâu khác thường (Hoàng Đình Kiên: Lưỡng đồng tâm); ④ (văn) (gt) Đến (lúc): 越翼日戊午 Đến giờ mậu ngọ ngày hôm sau (Thượng thư: Thiệu cáo); ⑤ (văn) (lt) Và, cùng: 予惟用閔于天越民 Ta chỉ lo cho mệnh trời và dân chúng (Thượng thư: Dân sảng); ⑥ (văn) Trợ từ đầu câu (dùng để thư hoãn ngữ khí): 越予小子考翼,不可征,王害不違卜? Những kẻ phản loạn bỏ trốn kia đều là bậc trưởng bối của ta, không nên thảo phạt, nhà vua vì sao không làm trái việc bói (Thượng thư: Đại cáo); ⑦ (văn) Rơi đổ: 隕越 Rơi đổ, hỏng mất; ⑧ [Yuè] Nước Việt (một nước đời Chu, ở miền đông tỉnh Chiết Giang Trung Quốc); ⑨ [Yuè] (Nước) Việt Nam; ⑩ [Yuè] (Họ) Việt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vượt qua — Tên nước thời Xuân Thu, đất cũ thuộc tỉnh Sơn Đông ngày nay — Chỉ nước Việt Nam.

Tự hình 4

Dị thể 5

Chữ gần giống 4

Từ ghép 64

Một số bài thơ có sử dụng

Từ điển phổ thông

1. cái búa lớn, cái kích (vũ khí) 2. sao Việt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loại vũ khí thời xưa, giống cái búa lớn, làm bằng kim loại, thường dùng trong lễ nghi, tượng trưng cho uy quyền của đế vương. Cũng dùng làm hình cụ. ◇Sử Kí 史記: “Uớc thúc kí bố, nãi thiết phu việt” 約束既布,乃設鈇鉞 (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện 孫子吳起列傳) Kỉ luật ban bố, rồi mới cho bày ra gươm búa.

Thế nào là từ Hán Việt cho ví dụ minh họa?

- Khái niệm: Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt đi vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái La-tinh. - Ví dụ: băng hà, bằng hữu, thiên thư, thiên niên kỉ, phi công,...

từ Hán Việt hữu có nghĩa là gì?

Chữ Hữu 右 Chữ Hữu trong tiếng Hán 右, mang ý nghĩa là bên phải. Theo nhiều từ điển trích dẫn, ý nghĩa của Hán tự 右 cũng được mở rộng như sau: Động từ: Giúp đỡ, che chở, tôn sùng. Danh từ: Bên phải, hướng Tây.

từ Hán Việt Phòng có nghĩa là gì?

Chữ Phong trong tiếng Hán là gì? Chữ Phong trong tiếng Hán là 風, phiên âm fēng, dịch sang nghĩa tiếng Việt là gió, làm khô, hong khô,... Đây là chữ Hán phồn thể sử dụng phổ biến tại Đài Loan, Macao,... còn giản thể của Hán tự này là 风.

Đường trong Hán Việt có nghĩa là gì?

- Đường trong đường sá: Đường là một từ Hán Việt, chữ Hán là [唐], có nghĩa là “lối đi trong lăng miếu”. Trong tiếng Việt thì đường có nghĩa rộng hơn và đây chính là từ đường trong đường sá.