Trong bài thơ đánh thức trầu tác giả mong muốn câu như thế nào

Đọc đoạn trích sau:
ĐÁNH THỨC TRẦU
Đã ngủ rồi hả trầu?
Tao đã đi ngủ đâu
Mà trầu mày đã ngủ
Bà tao vừa đến đó
Muốn có mấy lá trầu
Tao không phải ai đâu
Đánh thức mày để hái
Trầu ơi hãy tỉnh lại
Mở mắt xanh ra nào
Lá nào muốn cho tao
Thì mày chìa ra nhé
Tay tao hái rất nhẹ
Không làm mày đau đâu
Đã dậy chưa hả trầu?
Tao hái vài lá nhé
Cho bà và cho mẹ
Đừng lụi đi trầu ơi!
[Trần Đăng Khoa]
Câu 1:Xác định thể loại, thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: a.Nêu nội dung chính của văn bản.
b.Chỉ ra yếu tố tự sự trong văn bản trên.
Câu 3: Mục đích nhân vật trữ tình đánh thức trầu trước khi hái lá để làm gì?
Câu 4: Chỉ ra những câu thơ, những từ ngữ, hình ảnh có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong văn bản.
Câu 5: Em có nhận xét, suy nghĩ gì về nhân vật xưng "tao" trong văn bản?
Câu 6: Qua bài thơ, em rút ra bài học gì về cách ứng xử với thiên nhiên, môi trường?
Câu 7: Viết đoạn văn khoảng 12 dòng, trình bày cảm nhận của em về bài thơ "Đánh thức trầu" của Trần Đăng Khoa.
Ai giúp mình với ạ. Gấp lắm ạ.

Đánh thức trầu Trẩu trẩu trầu trầu Mày làm chúa tao Tao làm chúa mày Tao không hái ngày Thì tao hái đêm [Câu hát của bà em] Đã ngủ rồi hả trầu Tao đã đi ngủ đâu Mà trầu mày đã ngủ Bà tao vừa đến đó Muốn xin mấy lá trầu Tao không phải ai đâu Đánh thức mày để hái! Trầu ơi, hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé Tay tao hái rất nhẹ Không làm mày đau đâu... Đã dậy chưa hả trầu? Tao hái vài lá nhé Cho bà và cho mẹ

Đừng lụi đi trầu ơi!

TRẦN ĐĂNG KHOA

Bài thơ "Đánh thức trầu” in trong tập “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa viết năm 1966, lúc Khoa 7 tuổi, học lớp 1. Trong bài, Trần Đăng Khoa ghi câu hát của bà em và lời thơ của em. Câu hát của bà có 5 dòng, mỗi dòng có 4 từ, Khoa đặt phía trên bài thơ em viết: "Trẩu trẩu trầu trầu/ Mày làm chúa tao/ Tao làm chúa mày/ Tao không hái ngày/ Thì tao hái đêm". Về bài thơ của Trần Đăng Khoa, là bài thơ có 17 dòng, mỗi dòng có 5 từ. Đọc toàn văn bài thơ, nhiều người từ sửng sốt đến thán phục cậu bé đang tập viết chữ, có khi còn có lỗi viết sai chính tả cũng nên, mà đã có chất thần đồng trong thơ. Bài thơ này có ý sâu sắc, đầy ắp nghĩa tình, với nghệ thuật biểu hiện ở thể thơ ngũ ngôn, có âm vận mượt mà, đậm đà phong vị, thi pháp truyền thống, dễ đọc, dễ nhớ. Trong bài thơ, Trần Đăng Khoa chép ra những lời hát của bà, cũng là thể hiện tấm lòng đẹp của em với người bà kính yêu. Đồng thời ở đây, ta thấy tình cảm của người bà với cây trầu không. Cây trầu không, cùng với cau, là món ăn không thể thiếu của bà và là món quà tiếp khách, mời khách thân quý cùng ăn cho thắm tình thắm nghĩa, tình người khăng khít giữa người với người trong họ hàng, làng xóm, cho đúng là cơi trầu làm đầu câu chuyện. Hòa trong tình cảm này, là tình cảm đậm đà, nồng hậu của người bà với cây trầu thân yêu. Trần Đăng Khoa hiểu điều này, nên lấy đó làm tựa đề, làm cảm hứng chủ thể sáng tạo, là nơi khơi dựa tình cảm của bài thơ. Trần Đăng Khoa yêu cây trầu, coi cây trầu là bạn bè thân gần, thắm thiết, luôn cùng nhau chuyện trò thân mật, rất tình cảm. Những tình cảm đó đã biểu hiện qua những câu thơ ấn tượng: "Đã ngủ rồi, hở trầu?/ Tao đã đi ngủ đâu/ Mà trầu mày đã ngủ?". Xem ra, quả là Trần Đăng Khoa có một tình yêu đằm thắm, chân tình, nồng nàn với sinh vật, với thiên nhiên, cây cối. Qua thơ, người đọc thấy rõ Trần Đăng Khoa rất hiếu nghĩa với bà, với mẹ của em. Bên cạnh đó là tình cảm chân thành, tình bạn với cây trầu. Điều này được thể hiện qua việc đêm về, biết bà thèm trầu, em đã nhanh ra vườn hái. Nhưng trước khi hái, em đánh thức trầu, bởi em rất thương cây trầu, em cho là cây trầu đang ngủ ngon, sợ làm trầu mất giấc nên phải có lời thân tình, nhỏ nhẹ, thủ thỉ, để đánh thức nó, như xin nó, mới nhẹ tay hái. Những câu thơ sau nói rõ điều này: "Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào". Lời thơ thật là thân gần, âu yếm, thật thà, quý mến. Rồi hơn thế nữa, Trần Đăng Khoa nói thân tình với trầu, không coi mình có quyền muốn làm gì thì làm với cây trầu là cây cỏ mềm yếu, không nói được, không kêu được, không có động tác được: "Lá nào muốn cho tao/ Thì mày chìa ra nhé!". Trần Đăng Khoa còn an ủi và hứa với trầu như là bầu bạn thân nhau, rất âu yếm: "Tay tao hái rất nhẹ/ Không làm đau mày đâu!". Chưa dừng ở sự thân gần, quý trọng, khi lòng em đang chan chứa tình, Trần Đăng Khoa nhỏ nhẹ trìu mến khuyên trầu, nựng trầu và tha thiết mong muốn trầu: "Đừng lụi đi trầu ơi!".

Lời thơ cũng là lòng Trần Đăng Khoa thật thà, rất chan hòa, thiết tha với trầu, coi là bầu bạn, biểu hiện có văn nhân, văn hóa, sáng tỏa tình người, tình đời từ tâm hồn trong sáng của em. Như thế, người đọc đã thấy hết chiều sâu rộng tâm hồn, chiều sâu rộng tình cảm của em bé Trần Đăng Khoa. Đó cũng là tình cảm, chất văn hóa, đức tính rất tốt đẹp và đầy truyền thống nhân văn của con người, dân tộc Việt Nam...     

NGUYỄN TIẾN BÌNH

1.1. Chuẩn bị đọc

a. Đôi nét về tác giả, tác phẩm:

* Tác giả:

- Trần Đăng Khoa [sinh năm 1958], quê ở Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương.

- Trần Đăng Khoa được biết đến vai trò là một nhà thơ, nhà báo,biên tập viên của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

- Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là một thần đồng thơ văn, lên tám tuổi đã có thơ được đăng báo.

- Năm 1968, khi mới chỉ mười tuổi, tập thơ đầu tay là “Từ góc sân nhà em” được NXB Kim Đồng cho xuất bản.

- Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên tiền phong [các năm 1968, 1969, 1971], Giải nhất báo Văn nghệ [1982] và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật [năm 2000].

- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông:

  • Từ góc sân nhà em [thơ, 1968]
  • Góc sân và khoảng trời [thơ, 1968]
  • Thơ Trần Ðăng Khoa [tập 1, 1970]
  • Khúc hát người anh hùng [trường ca, 1974]
  • Trường ca Giông bão [trường ca, 1983]
  • Chân dung và đối thoại [tiểu luận phê bình, 1998]...

* Tác phẩm: Bài Đánh thức trầu được in trong tập thơ Góc sân và khoảng trời.

b. Đại ý:

Thể hiện tình yêu thương bà và mẹ, sự trân trọng và yêu mến thiên nhiên của em bé.

c. Bố cục: Tìm hiểu theo hai nội dung chính như sau:

- Lời hát của người bà.

- Lời hát của em bé.

1.2. Trải nghiệm cùng văn bản

a. Lời hát của người bà:

- Cách xưng hô: "tao - mày": sự thân thiết.

- "Mày làm chúa tao/Tao làm chúa mày": Sự cân bằng giữa con người với thiên nhiên, coi thiên nhiên như người bạn.

- "Tao không hái ngày/Thì tao hái đêm": Kinh nghiệm dân gian, hái trầu phải hái ban đêm, cho thấy sự trân trọng, nâng niu.

b. Lời hát của em bé:

- Tình cảm dành cho cây trầu:

  • Cách xưng hô "tao - mày": gần gũi, thân thiết.
  • Câu hỏi "Đã ngủ rồi hả trầu?" cùng với lời gọi "Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào": gọi trầu dậy nhẹ nhàng, trân trọng.
  • Hỏi ý kiến của trầu "Lá nào muốn cho tao/Thì mày chìa ra nhé": đầy tôn trọng giống như một người bạn.
  • Lời hứa nhẹ nhàng "Tay tao hái rất nhẹ/Không làm mày đau đâu…", sự nâng niu, bảo vệ.
  • Bộc lộ mong muốn được hái trầu "Tao hái vài lá nhé" và hy vọng trầu sống mãi, tiếp tục phát triển: "Đừng lụi đi trầu ơi".

=> Thể hiện tình yêu thương, cũng như sự hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

1.3. Tổng kết

- Về nội dung: Qua bài thơ Đánh thức trầu, Trần Đăng Khoa đã khắc họa cảnh em bé trò chuyện với trầu như một người bạn, mong được hái trầu cho bà và mẹ cũng như mong trầu sống mãi. Qua đó thể hiện tình yêu bà, yêu mẹ và yêu thiên nhiên, trân trọng thiên nhiên.

- Về nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ kết hợp với các biện pháp tu từ: nhân hóa [trầu], câu hỏi tu từ, điệp từ,...

Qua bài học về tác giả, tác phẩm Đánh thức trầu Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo gồm nội dung chính về tác giả, bố cục, tóm tắt tác phẩm, dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phương thức biểu đạt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Đánh thức trầu.

I. Tác giả

- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

- Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo.

- Phong cách nghệ thuật: Thơ Trần Đăng Khoa không chỉ hay ở tài quan sát, ở óc tưởng tượng, mà hay ở khả năng cảm thụ “bề sâu, bề xa” của đời sống, ở sự “biết nghĩ” trước những vấn đề lớn gắn bó mật thiết với cuộc sống của cộng đồng, đặc biệt là với những người nông dân chân lấm tay bùn.

- Tác phẩm chính: Từ góc sân nhà em, 1968; Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968; Đi đánh thần Hạn, trường ca 4 chương, 1970; Trường ca Trừng phạt, trường ca, 1973; Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986;…

- Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong [các năm 1968, 1969, 1971], Giải nhất báo Văn nghệ [1982] và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật [năm 2001]. 

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Thơ năm chữ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: sáng tác năm 1966 trích từ tập Góc sân và khoảng trời.

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự 

4. Bố cục [2 phần]:

- Phần 1 [Từ đầu đến ...thì tao hái đêm]: Lời hát của bà

- Phần 2 [Còn lại]: Lời gọi của em bé 

5. Giá trị nội dung: Cho dù trầu là vật vô tri vô giác nhưng chúng ta cũng cần biết quý trọng, yêu mến. Thiên nhiên đem lại nhiều lợi ích cho con người, sống hoà hợp với thiên nhiên, con người như cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn.

6. Giá trị nghệ thuật: Phối hợp các biện pháp tu từ nhân hóa, các câu hỏi tu từ, câu cảm thán,…

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Lời hát của bà

- Cách gọi tên nói lặp: Trẩu trẩu trầu trầu

- Xưng hô: tao mày

→ Bày tỏ sự thân thiết.

- Mày làm chúa tao/Tao làm chúa mày: Thiên nhiên là một người bạn, không phải vật sở hữu.

- Tao không hái ngày/Thì tao hái đêm: Trân trọng nâng niu.

2. Lời gọi của em bé

- Xưng hô: tao mày → Bày tỏ sự thân thiết

- Lời hỏi thăm, tâm tình: Đã ngủ rồi hả trầu?, Đã dậy chưa hả trầu?

- Câu cảm thán kết hợp từ ngữ hô gọi: Trầu ơi, hãy tỉnh lại!/ Mở mắt xanh ra nào → Gọi nhẹ nhàng, trân trọng, mong lá mau lớn.

- Lời hứa nhẹ nhàng Tay tao hái rất nhẹ/ Không làm mày đau đâu.... → Nâng niu, bảo vệ, tràn đây yêu thương.

- Mong muốn được hái trầu Tao hái vài lá nhé và ước trầu sống mãi Đừng lụi đi trầu ơi!

→ Bên cạnh tình yêu thương bà và mẹ, đứa bé còn bày tỏ tình cảm với thiên nhiên cùng sự trân trọng, bảo vệ.

Video liên quan

Chủ Đề