Người nhiễm covid bao lâu thì nhiễm lại

Hiện nay, trên thế giới, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, biến thể Omicron có thể vượt qua hàng rào miễn dịch tạo ra bởi vaccine làm gia tăng số ca tái nhiễm COVID-19.

Cụ thể, theo báo cáo của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh, trong những tháng gần đây, có sự gia tăng mạnh mẽ về số ca tái nhiễm COVID-19 sau khi lấy mẫu ngẫu nhiên các hộ gia đình trên khắp đất nước.

Theo đó, nguy cơ tái nhiễm cao hơn 16 lần trong khoảng thời gian từ tháng 12/2021 đến đầu tháng 1/2022 khi Omicron trở thành chủng thống trị so với biến thể Delta.

Tương tự, dữ liệu thu thập được từ Nam Phi cũng cho thấy đặc tính tấn công hệ miễn dịch của Omicron, với tỷ lệ tái nhiễm cao hơn so với những làn sóng dịch trước đó.

Theo các chuyên gia, những người chưa được tiêm vaccine, người cao tuổi, người có bệnh nền... thuộc nhóm nguy cơ cao dễ tái nhiễm COVID-19. Ảnh minh hoạ

Các chuyên gia nhận định, khi nhiễm COVID-19 cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch, nhưng không phải miễn dịch nào cũng có tính chất bền vững vì sẽ luôn có sự suy giảm nồng độ kháng thể trong máu. Chưa kể với những biến chủng mới của COVID-19 gần đây sẽ thâm nhập vào các tế bào trong cơ thể rất nhanh mà kháng thể chưa kịp đáp ứng lại được.

Theo TS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 biến đổi không ngừng, càng lây nhiễm nhiều thì tốc độ biến đổi càng nhanh và chủng mới có thể né tránh được miễn dịch đã có trước đó trong cơ thể người bệnh.

Do đó, các chuyên gia y tế cho rằng, ai cũng có khả năng tái nhiễm COVID-19, thậm chí tái nhiễm nhiều lần nếu không tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa dịch bệnh.

Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, những đợt tái nhiễm sẽ nhẹ hơn so với lần mắc bệnh đầu tiên, dù F0 trước đó gặp bất cứ biến chủng nào. Hoặc ngay cả khi kháng thể không đủ mạnh để bảo vệ người bệnh khỏi lần lây nhiễm thứ hai nhưng cũng vẫn có tác dụng ngăn ngừa bệnh chuyển nặng và giảm nguy cơ tử vong.

Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ nhỏ bệnh nhân gặp biến chứng nghiêm trọng sau tái nhiễm COVID-19, điều này phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh quá gần nhau và cơ địa bệnh nền của mỗi bệnh nhân.

Theo BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội truyền nhiễm TP.HCM, với những người chưa tiêm vaccine hoặc sức khỏe yếu, miễn dịch yếu sẽ dễ bị tái nhiễm COVID-19 hơn so với những người khác.

Bên cạnh đó, nhóm người trên 65 tuổi, người hay sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và người có nhiều bệnh lý nền, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cũng thuộc nhóm nguy cơ cao tái nhiễm COVID-19.

Theo các bác sĩ, dù tỷ lệ tái nhiễm COVID-19 không cao và thường có triệu chứng nhẹ hơn nhưng không nên xem thường vì những người bị tái nhiễm là người có cơ địa miễn dịch giảm, tuổi cao, nhiều bệnh nền. Đây là cơ hội để các bệnh này tái phát gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, những người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh cũng không được chủ quan, âm tính không có nghĩa là đã "thoát", đã tạo được miễn dịch suốt đời. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể vẫn cần hồi phục sau đợt tấn công của virus. Do đó, cần tăng cường miễn dịch bằng tập luyện sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và đặc biệt là cần tuân thủ nguyên tắc 5K để chống lại các đợt tấn công mới của virus gây bệnh.

Nguồn: //suckhoedoisong.vn/chuyen-gia-khuyen-cao-f0-khoi-benh-khong-duoc-chu-quan-nhat-la-nguoi-co-nguy-co-tai-nhiem-cao-169220309142737649.htm

Hiện nay có rất nhiều trường hợp F0 mặc dù đã khỏi bệnh nhưng lại phải đối mặt với tình trạng sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, thậm chí còn cảm thấy yếu hơn so với thời điểm bị dương tính. Đây được cho là di chứng hậu Covid-19 và tuyệt đối không thể xem thường. Vậy mắc covid bao lâu khỏi và làm thế nào để giải quyết những di chứng do dịch bệnh mang lại? Hãy cùng chúng tôi thảo luận qua những phân tích sau đây.

02/03/2022 | Người bị Covid mất khứu giác bao lâu thì trở lại bình thường?
02/03/2022 | COVID-19: Vai trò của các dấu ấn Phân tử, Huyết học và Hóa sinh trong chẩn đoán, theo dõi đáp ứng điều trị và tiên lượng
02/03/2022 | Hỏi đáp: Người bình thường tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid?

1. Bị mắc covid bao lâu khỏi?

Điều trị Covid bao lâu thì khỏi là câu hỏi chung của nhiều người, đặc biệt là các F0. F1 đang trong tình trạng như “ngồi trên đống lửa" khi hay tin mình bị nhiễm bệnh. 

Thời gian mắc cũng như điều trị covid kéo dài trong bao lâu còn dựa trên những yếu tố khác như thể trạng, mức độ nặng nhẹ, tình trạng tiêm vaccine đã đủ liều hay chưa, độ tuổi mắc, bệnh lý nền [nếu có].

Khi biết mình bị nhiễm Covid-19, rất nhiều người hoang mang mắc covid bao lâu khỏi và tái hòa nhập cộng đồng

Ở những ca không có triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ không kèm theo viêm phổi thì có thể bình phục sau khoảng từ 1 - 2 tuần. Còn đối với trường hợp có biểu hiện nặng hơn như viêm phổi hay suy hô hấp thì sẽ mất nhiều thời gian điều trị, thời gian chữa khỏi sẽ lâu hơn [tầm 3 - 6 tuần] tùy ca bệnh.  

2. Tình trạng chung của nhiều F0 hậu Covid

Hiện nay nhờ sự phủ sóng vaccine Covid-19 đã đạt tỷ lệ cao, những người được tiêm từ 2 mũi trở lên chiếm số đông trong cộng đồng nên khi mắc phải Covid-19 thì chỉ biểu hiện ở mức độ nhẹ đến trung bình, thậm chí là không có triệu chứng.

Tuy nhiên đó chưa phải là kết thúc bởi vì thực tế ghi nhận nhiều trường hợp đã âm tính và quay trở lại làm việc bình thường nhưng lại phải chịu các di chứng, gây ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày, điển hình như:

  • Mệt mỏi, dễ bị hụt hơi khi nói chuyện;

  • Mất ngủ, stress;

  • Lo lắng, bồn chồn, dễ xúc động;

  • Đầu óc choáng váng;

  • Cảm giác người “như trên mây";

  • Khả năng tập trung kém, hay quên;

  • Đánh trống ngực, hồi hộp từng cơn;

  • Khó thở, nghẹn họng;

  • Trào ngược dạ dày.

Khi đo chỉ số SpO2 ở những trường hợp này không bị tụt, kiểm tra huyết áp bình thường nhưng vẫn tồn tại cảm giác mệt mỏi, hụt hơi mà không thể lý giải được.

3. Đi tìm nguyên nhân của các di chứng hậu Covid-19

Do Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm mới mẻ nên chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về các di chứng hậu Covid-19. Tuy vậy vẫn có giả thiết cho rằng trường hợp các F0 với triệu chứng nhẹ sau khi khỏi bệnh, cơ thể khi ấy mới bắt đầu sinh ra những kháng thể tự miễn có hiện tượng tấn công lại các tế bào của chính cơ thể mình, theo y khoa gọi là phản ứng tự miễn dẫn tới viêm. Ở những người bị nặng, gặp biến chứng đông máu, tắc mạch máu và cục máu đông trôi nổi tới các nơi khác sẽ gây hiện tượng tắc vi mạch.

Tình trạng gây viêm toàn thân lan tỏa như trên làm suy giảm khả năng trao đổi chất của các cơ quan trong cơ thể và hiện tượng rối loạn đông máu ở người bệnh vẫn còn tồn tại. Do vậy ở những mạch máu lớn, nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như tắc mạch chi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay thuyên tắc mạch phổi,... là rất cao. Còn ở các mạch máu nhỏ hơn, sự gia tăng đông máu có thể khiến cho việc cung cấp các tài nguyên như oxy và máu tới các tổ chức giảm năng suất đáng kể.

Chủ Đề