Trong bài tập đọc sự tích lễ hội chử đồng tử, nhân vật chử đồng tử đã kết duyên với công chúa nào?

Thời Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước. Được vua cha nuông chiều, mỗi năm vào độ mùa xuân Tiên Dung ngồi thuyền du ngoạn, có khi ra tận ngoài biển, lắm lúc mê cảnh đẹp quên về.

Thuở ấy, ở làng Chử Xá (thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay) có người tên là Chử Cù Vân và con trai tên là Chử Đồng Tử. Hai cha con thương mến nhau rất thắm thiết. Nhà họ Chử vốn nghèo lại càng thêm sa sút sau một trận cháy, trong nhà chỉ còn mỗi một chiếc khố. Hai cha con phải thay phiên nhau mà mặc mỗi khi ra ngoài. Khi người cha bị bệnh nặng sắp mất, dặn con giữ khố lại, còn cứ chôn mình xác trần. Chử Đồng Tử không nỡ để cha chết trần truồng, dùng chiếc khố độc nhất liệm cha mà đem chôn. Từ đó Chử Đồng Tử không có gì che thân, đợi đến đêm mới đi ra câu cá, ban ngày thì dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền để bán cá hoặc xin ăn.

Một hôm, thuyền rồng chở công chúa Tiên Dung đến vùng đó. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy cờ quạt, người hầu rầm rộ, Chử Đồng Tử hoảng sợ, chui vào bụi lau ở bãi cát bờ sông, nấp mình xuống đó rồi phủ cát lên che người. Thuyền rồng ghé vào bờ, Tiên Dung lên chơi trên bãi, thấy cảnh thanh tú, sai người hầu quây màn ở bụi lau để làm nơi cho mình tắm, đúng ngay vào chỗ Chử Đồng Tử nấp. Đến khi Tiên Dung xối nước, cát trôi để lộ thân hình trần truồng của người trai lạ. Nàng ngạc nhiên hỏi chuyện mới rõ tình cảnh của Chử Đồng Tử, nghĩ ngợi bảo chàng:

– Tôi đã định không lấy chồng, nay tình cờ gặp anh thế này, chắc do là trời xui khiến. Anh dậy mà tắm rửa đi!

Rồi Tiên Dung lấy quần áo trao cho Chử Đồng Tử mặc để cùng xuống thuyền ăn uống. Người ở trên thuyền hiểu chuyện, cho là một cuộc gặp gỡ lạ lùng. Tiên Dung nghĩ là duyên tiền định, đòi kết làm vợ chồng. Chử Đồng Tử cho là phận mình thấp hèn, không dám nhận lời, Tiên Dung nói:
– Đây là do trời tác hợp, sao anh lại từ chối?

Rồi hôn lễ giữa nàng công chúa với anh chàng Chử Đồng tử cử hành ngay trên sông.Tin đưa về kinh đô, Hùng Vương giận dữ nói với triều thần:

– Con gái ta không kể danh tiết, hạ giá lấy kẻ nghèo hèn, còn mặt mũi nào mà trông thấy ta nữa. Từ nay mặc cho nó muốn đi đâu thì đi, không được về cung.

Tiên Dung biết vua cha tức giận, sợ không dám về, bèn cùng chồng mở chợ ở Hà Thám, đổi chác với dân gian. Lâu dần mở mang thành chợ lớn, gọi là chợ Hà Thám, có phố xá khách buôn nước ngoài lui tới giao thương ngày càng phồn thịnh.

Một hôm có khách buôn bán đến rủ Tiên Dung đem vàng cùng ra nước ngoài mua hàng về bán sẽ có lãi to. Tiên Dung mới bảo chồng rằng:

– Chúng ta lấy nhau là do trời định, cơm áo cũng do trời cho. Vậy việc này âu cũng là trời xui khiến, chúng ta nên làm.

Chử Đồng Tử bèn cùng khách buôn nọ ra đi. Đến một hòn núi giữa biển gọi là núi Quỳnh Tiên, thuyền ghé lấy nước ngọt, Chử Đồng Tử vui chân trèo lên cái am nhỏ trên núi gặp một đạo sĩ trẻ tên là Phật Quang. Chuyện trò ý hợp tâm đầu, Chử Đồng Tử theo lời Phật Quang giao vàng nhờ khách buôn đi mua hàng còn mình thì ở lại đây học đạo. Đến khi thuyền trở lại, Chử Đồng Tử theo về đất liền. Khi từ giã, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cái gậy, một cái nón và bảo: – Đây là vật thần thông. Về đến nhà Chử Đồng Tử truyền đạo lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán để cùng chồng đi tìm thày học đạo. Một hôm trời tối, hai vợ chồng đi đã mệt mà chưa thấy nhà cửa đâu, mới dừng bước lại, cầm gậy che nón nằm dưới mà nghỉ. Vào khoảng nửa đêm, tự nhiên chỗ ấy nổi lên thành quách, cung điện bằng châu ngọc và kho tàng đầy đủ của cải, màn gấm chiếu hoa, không thiếu một thứ gì. Lại thêm tiên đồng ngọc nữ, tướng sĩ lính hầu xum xít quanh hai vợ chồng. Sáng hôm sau, dân ở quanh vùng đều lấy làm kinh dị, mang hương hoa thực phẩm đến xin làm tôi. Họ vào thành thấy các quan văn võ, lính tráng tấp nập đông đảo như một nước riêng. Hùng Vương được tin báo cho là con gái làm loạn, vội phái quân đi đánh. Đoàn quân sĩ nhà vua gần tới nơi, bộ hạ Tiên Dung xin ra chống cự, nàng cười mà bảo rằng: – Tất cả mọi việc đều do ở trời chứ không phải tự ta. Ta đâu dám cự lại phụ vương. Sống hay chết đều nhờ ở trời, dẫu ta có bị phụ vương giết cũng không dám oán hận.

Trời đã tối, quân của Hùng Vương không kịp tấn công, dừng lại đóng ở bãi Tự Nhiên, cách đối phương một con sông lớn. Đến nửa đêm trời bỗng nổi bão, sóng gió cuồn cuộn, nhổ cây ở bãi, đại quân của Hùng Vương rối loạn. Trong chốc lát thành quách cung điện và bộ hạ của hai vợ chồng Tiên Dung đều bay cả lên trời. Sáng hôm sau, người ta kinh hãi thấy chỗ đó đã hóa thành một cái đầm lớn. Dân chúng bèn lập đền thờ để cúng tế hàng năm, gọi đầm ấy là đầm Nhất Dạ (Một đêm), thuộc phủ Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.

  • Trong bài tập đọc sự tích lễ hội chử đồng tử, nhân vật chử đồng tử đã kết duyên với công chúa nào?
    Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Lời giải bài tập Tập đọc: Sự tích lẽ hội Chử Đồng Tử trang 66 Tiếng Việt lớp 3 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 3.

Nội dung chính: Chử Đồng Tử là người có hiếu với cha mẹ, chăm chỉ làm việc, có công lớn với dân, với nước. Hàng năm, vào mùa xuân, nhân dân nhiều vùng ven sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để thể hiện lòng kính yêu và biết ơn ông.

Nội dung chính Sự tích lẽ hội Chử Đồng Tử

- Đời Hùng Vương thứ 18, có một chàng trai mồ côi mẹ tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo đến mức hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung, đến khi cha mất, thương cha nên chàng quấn khố chôn cha, còn mình thì ở không. Một hôm đang mò cá dưới sông, Chử Đồng Tử bất ngờ gặp đoàn thuyền của công chúa Tiên Dung ngắm cảnh đi ngang qua. Sau đó, Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung nên duyên vợ chồng. Sau đó hai vợ chồng không về kinh mà tìm thầy học đạo rồi đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm... Sau đó hai người cùng hóa lên trời, còn nhiều lần hiển linh giúp dân chúng đánh giặc. Về sau, nhân dân ghi nhớ công ơn nên lập đền thờ ông ở bên bờ sông Hồng, hằng năm mở hội tưởng nhớ.

Câu 1 (trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 3): Tìm những chi tiết cho thấy nhà Chử Đòng Tử rất nghèo ?

Trả lời:

Quảng cáo

Các chi tiết sau đây cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo: hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.

Câu 2 (trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 3): Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung diễn ra như thế nào ?

Trả lời:

Cuộc gặp gỡ kì lạ Chử Đồng Tử và Tiên Dung diễn ra như sau : Một hôm Chử Đồng Tử đang mò cá dưới sông thì thấy có thuyền của công chúa Tiên Dung đi tới. Chàng hoảng hốt chạy tới khóm lau thưa trên bãi cát rồi nằm xuống lấy cát phủ kín người. Nào ngờ, công chúa Tiên Dung thấy cảnh sông đẹp, cho thuyền dừng lại rồi lên bờ sai quây màn ở chỗ khóm lau mà tắm. Nàng dội nước làm cát trôi đi, đế lộ ra một chàng trai khoẻ mạnh.

Quảng cáo

Câu 3 (trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 3): Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ?

Trả lời:

Công chúa Tiên Dung quyết định kết duyên cùng Chử Đồng Tử vì nàng rất cảm động trước tình cảnh và tấm lòng hiếu thảo cua Chử Đồng Tử. Công chúa cho sự gặp gỡ này là do Trời sắp đặt.

Câu 4 (trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 3): Hai người giúp dân làm gì ?

Trả lời:

Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm nhiều việc lợi ích như dạy cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau này ông còn hiển linh giúp dân đánh giặc.

Câu 5 (trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 3): Nhân dân làm gì để tưởng nhớ ông ?

Trả lời:

Đề tưởng nhớ Chử Đồng Tử, nhân dân ở nhiều nơi bên bờ sông Hồng đã lập đền thờ ông và cứ đến mùa xuân lại tổ chức lễ hội.

Quảng cáo

Bài giảng: Tập đọc: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử - Cô Mai Phương (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 26 khác:

Mục lục Giải bài tập Tiếng Việt 3:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Trong bài tập đọc sự tích lễ hội chử đồng tử, nhân vật chử đồng tử đã kết duyên với công chúa nào?

Trong bài tập đọc sự tích lễ hội chử đồng tử, nhân vật chử đồng tử đã kết duyên với công chúa nào?

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 3 | Giải bài tập Tiếng Việt 3 | Để học tốt Tiếng Việt 3 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 3Để học tốt Tiếng Việt 3 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

le-hoi-tuan-26.jsp

Tuần 19. Bảo vệ tổ quốc

Tuần 20. Bảo vệ tổ quốc

Tuần 21. Sáng tạo

Tuần 22. Sáng tạo

Tuần 23: Nghệ thuật

Tuần 24: Nghệ thuật

Tuần 25: Lễ Hội

Tuần 26: Lễ Hội

Tuần 27: Ôn tập giữ học kì 2

Tuần 28: Thể thao

Tuần 31: Ngôi nhà chung

Trang chủ / Lớp 3 (Toán, TV, TA) / Tiếng Việt lớp 3


Đề thi này dành cho tài khoản VIP. Mời bạn đăng ký học để đăng ký tài khoản VIP.

Nếu đã có tài khoản VIP, mời bạn nhập tài khoản và mật khẩu ở dưới để làm bài.

Đăng nhập để học tiếp


  • Được học TẤT CẢ các khóa
  • Trả một lần, học trọn đời
  • Kích hoạt ngay, học được luôn *
  • Miễn phí ship thẻ toàn quốc
  • Giá gốc 1,200,000 đ
  • Giá bán 299,000 đ
ĐĂNG KÝ HỌC