Trình độ phổ thông là gì

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn là hai khái niệm vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được được hai khái niệm này.

Nhận biết được điều đó, qua bài viết về Phân biệt trình độ học vấn và trình độ chuyên môn chúng tôi sẽ cung cấp những nội dung cơ bản nhất nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ được vấn đề này.

Trình độ học vấn là gì?

Theo Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc [viết tắt là UNESCO] thì trình độ học vấn của một người được hiểu là bậc học cao nhất của một người khi người đó hoàn thành trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học. Đối với các quốc gia khác nhau thì hệ thống giáo dục cũng có sự khác nhau.

Ở Việt Nam hệ thống giáo dục quốc dân gồm:

+ Giáo dục chính quy

+ Giáo dục thường xuyên

 Các bậc học trong hệ thống giáo dục của nước ta bao gồm:

+ Giáo dục mầm non

+ Giáo dục phổ thông, dạy nghề

+ Giáo dục chuyên nghiệp

Trình độ học vấn của người dân thường được dùng với những khái niệm thường gặp như sau:

– Tình trạng đi học: là hiện trạng của một người có đang theo học tại một cơ sở giáo dục thuộc vào hệ thống giáo dục quốc dân hay không, cơ sở giáo dục thường được sắp xếp một cách có hệ thống từ mầm non đến tiểu học, đến trung học cơ sở đến trung học phổ thông đến đại học…

– Biết đọc biết viết: Biết đọc biết viết là người có khả năng đọc, viết, hiểu và nắm rõ những câu, từ đơn giản bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.

– Trình độ học vấn cao nhất đã đạt được, bao gồm những trình độ học vấn như sau: trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học…

Ví dụ anh A học hết lớp 12 thì nghỉ học, do đó học vấn của anh A là trung học phổ thông.

Trình độ chuyên môn là gì?

Trình độ chuyên môn có thể được hiểu là chuyên ngành mà một người được đào tạo bài bản về mặt kiến thức và kĩ năng hay nói cách khác trình độ chuyên môn sự am hiểu sâu rộng của một người về lĩnh vực nào đó. Một người có trình độ chuyên môn là họ nắm vững những kiến thức mà họ được đào tạo đồng thời họ cũng biết vận dụng những kiến thức đó vào trong cuộc việc.

Trình độ chuyên môn được thể hiện qua những cấp bậc nhất định như: Sơ cấp, Trung Cấp, Cao Đẳng, Cử Nhân, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ,…

Có nhiều cách để đo lường về trình độ chuyên môn, thông thường chuyên môn thường được đánh giá dựa trên kiến thức và các kỹ năng liên quan đến lĩnh vực chuyên môn

Kiến thức và kỹ năng về một lĩnh vực chuyên môn sẽ được đào tạo ở trường học, đây là hai yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá trình độ của một người xét trên phương diện lĩnh vực chuyên môn nào đó.

Ví dụ: Một Luật sư phải có những kiến thức sâu rộng về pháp luật và có những kĩ năng như phản biện, lập luận…

Ngoài kiến thức và kỹ năng như trên thì còn có những yếu tố có thể dùng để đo lường chuyên môn khác như là việc sử dụng ngoại ngữ, sử dụng phần mềm, tin học văn phòng…Tuy nhiên đối với những kĩ năng này những lĩnh vực khác nhau sẽ có sự khác nhau.

Hai khái niệm trình độ học vấn và trình độ chuyên môn nghe có vẻ tương đồng nhưng trên thực tế hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Trình độ học vấn có nghĩa bao hàm rộng hơn trình độ chuyên môn. Cụ thể, trình độ học vấn sẽ bao gồm hai yếu tố là trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Trình độ văn hóa là trình độ phát triển nhận thức về văn hóa, ứng xử tuân theo những chuẩn mực trong xã hội.

Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa hai khái niệm này:

+ Trình độ học vấn thể hiện bậc học cao nhất của một người khi người đó hoàn thành trong hệ thống giáo dục quốc dân. Còn trình độ chuyên môn là chuyên ngành mà một người được đào tạo bài bản về mặt kiến thức và kĩ năng hay nói cách khác trình độ chuyên môn sự am hiểu sâu rộng của một người về lĩnh vực nào đó.

Trình độ học vấn thường thể hiện qua các cấp bậc như: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao đẳng, Đại học…Còn trình độ chuyên môn được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư…

Trình độ học vấn bao hàm 2 yếu tố: Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Như vậy có thể thấy rằng trình độ học vấn có nghĩa rộng hơn, bao quát cả trình độ chuyên môn.

Cách ghi trình độ học vấn và trình độ chuyên môn trong hồ sơ xin việc

Phân biệt trình độ học vấn và trình độ chuyên môn giúp Quý độc giả dễ dàng hoàn thiện các nội dung trong hồ sơ xin việc của mình.

Khi viết hồ sơ xin việc thì khi viết trình độ học vấn trong hồ sơ không cần ghi ở trung học mà chúng ta nên ghi thông tin về trình độ học vấn cao nhất. Ví dụ: 12/12

Trong khi ở trình độ chuyên môn, ứng viên chỉ cần ghi trình độ chuyên môn cao nhất bạn được đào tạo, tiến sĩ, thạc sĩ, đại học,… ví dụ: Đại học…Thông thường ở bên cạnh mục trình độ chuyên môn sẽ có chỗ trống để bạn điền chuyên ngành theo học, chúng ta cần ghi rõ chuyên ngành và tên trường học của bản thân. Bên cạnh đó chúng ta có thể ghi cả những chứng chỉ về nghiệp vụ, giải thưởng đã đạt được nếu có.

Nên lưu ý rằng cần trình bày thông tin một cách ngắn gọn, đầy đủ không nên trình bày lan man, các thông tin nêu ra cần phù hợp với công việc mà bạn ứng tuyển.

Trên đây, là toàn bộ nội dung về các vấn đề liên quan tới Phân biệt trình độ học vấn và trình độ chuyên môn. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc.

Ở nước ta, các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục bao gồm 04 cấp đó là: Giáo dục mầm non, trong đó giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở [giai đoạn giáo dục cơ bản] và giáo dục trung học phổ thông [giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp].

Vậy giáo dục phổ thông là gì? Bài viết sau đây sẽ trả lời câu hỏi của quý vị.

Giáo dục phổ thông là một trong những thành phần trong hệ thống giáo dục quốc dân, căn cứ quy định tại khoản 2 – Điều 6 Luật Giáo dục năm 2019 thì Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

Cụ thể, tại Khoản 1- Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định cụ thể về các cấp học và độ tuổi học giáo dục phổ thông như sau:

– Giáo dục tiểu học được thực hiện trong vòng 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một thường là 06 tuổi và được tính theo từng năm học

– Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong vòng 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh để được vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học trên đây. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu thường là 11 tuổi và được tính theo từng năm học;

– Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong vòng 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười thường là 15 tuổi và được tính theo từng năm học.

– Chương trình giáo dục trung học phổ thông nhằm bổ sung các kiến thức cũng như định hướng nghề nghiệp để học lên cấp bậc cao hơn hoặc học nghề theo nguyện vọng của người học.

Độ tuổi tai từng cấp học trên đây không tính các trường hợp người học học vượt, học lại… v.v

Các cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay

Dựa theo các cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông có thể phân ra các cơ sở giáo dục phổ thông gồm có:

– Trường tiểu học;

– Trường trung học cơ sở;

– Trường trung học phổ thông;

– Trường phổ thông có nhiều cấp học;

– Trung tâm kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp.

Mục tiêu tổng quát của chương trình giáo dục phổ thông

Mục tiêu tổng quát của giáo dục phổ thông là gì? Chương trình giáo dục phổ thông có mục tiêu nhằm cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông đồng thời biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống – xã hội

Từ đó có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú. Cụ thể ở từng cấp học:

– Với giáo dục tiểu học sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản, ban đầu. Đây cũng là nền tảng cho sự phát triển về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực của học sinh. Định hướng chính giáo dục bậc tiểu học là về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và tác phong.

– Chương trình giáo dục trung học cơ sở là cấp bậc thứ hai giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực dựa trên những cái đã được xây dựng từ bậc tiểu học. Qua đó có thể điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội.

– Chương trình giáo dục trung học phổ thông [hay còn gọi là cấp 3] với mục đích là giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết. Đồng thời tự ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời. Điều quan trọng của cấp học này đó là phát triển khả năng lựa chọn nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân

– Xác định điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Yêu cầu cần đạt được về mặt phẩm chất và năng lực đối với chương trình giáo dục phổ thông

– Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

– Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi như: phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định như: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.

Trên đây là những thông tin cơ bản với chủ đề Giáo dục phổ thông là gì? Để biết thêm thông tin chi tiết về các vấn đề có liên quan, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với Luật Hoàng Phi qua tổng đài tư vấn để được hỗ trợ kịp thời nhất.

Video liên quan

Chủ Đề