Trình bày quan điểm hệ thống cấu trúc trong nghiên cứu khoa học giáo dục

Chương 1. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học


MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể đạt được:



1. Về kiến thức

- Giải thích được khái niệm phương pháp luận nghiên cứu khoa học, phương pháp luận nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC.

- Phân biệt được hệ thống ba bậc của lý luận về phương pháp.

- Hiểu được ý nghĩa của việc nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC.

- Hiểu được cơ sở phương pháp luận nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC.

2. Về kỹ năng

- Vận dụng các quan điểm phương pháp luận trong suốt quá trình nghiên cứu một công trình.


NỘI DUNG

I. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là một lý thuyết bao gồm các bộ phận sau:



1. Hệ thống các luận điểm chung nhất với tư cách là những quan điểm, những cách tiếp cận, chỉ đạo quá trình tố chức và nghiên cứu khoa học.

2. Hệ thống lý thuyết về phương pháp nhận thức khoa học

Phương pháp nhận thức là quá trình phản ánh cái khách quan vào ý thức chủ quan của con người. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học đề cập tới:

- Cơ chế sáng tạo khoa học.

- Logic và kỹ thuật nghiên cứu

- Kỹ năng thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học.

3. Lý thuyết về quá trình tổ chức, quản lý, thực hiện và đánh giá một công trình khoa học.
II. Phương pháp luận nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC

Phương pháp luận nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC là lý thuyết về phương pháp nghiên cứu các hiện tượng giáo dục để tìm ra các quy luật giáo dục, từ đó vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn giáo dục.

Phương pháp luận nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC có hai chức năng:

1. Chức năng thế giới quan

Với chức năng này, phương pháp luận nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC phân tích các quan điểm và cách tiếp cận hiện tượng giáo dục nhằm hướng dẫn quá trình sáng tạo của các nhà giáo dục.



2. Chức năng nhận thức các hiện tượng giáo dục

Với chức năng này, phương pháp luận nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC đề cập tới các phương pháp nghiên cứu hiện tượng giáo dục bao gồm cả lý thuyết về cấu trúc logic của một công trình khoa học và các giai đoạn tiến hành một công trình khoa học cụ thể.

Ý nghĩa của phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học

Quan điểm của V.I Lê-nin chỉ cho ta ý nghĩa của phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học: Người nào bắt tay vào việc giải quyết những vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung thì người đó trong mỗi bước đi sẽ không tránh khỏi những vấp váp một cách không tự giác


III. Hệ thống ba bậc của lý luận về phương pháp

Trong hệ thống thứ bậc của lý luận về phương pháp, bậc thấp nhất có tên gọi là phương pháp hay là phương pháp nghiên cứu cụ thể.



1. Phương pháp

Phương pháp nghiên cứu là tổ hợp các cách thức mà nhà khoa học sử dụng để tác động, khám phá đối tượng.

Phương pháp nghiên cứu được nhìn nhận ở hai mặt: khách quan và chủ quan vì phương pháp nghiên cứu khoa học là những quy luật nội tại của sự vận động của tư duy với tư cách là sự phản ánh chủ quan của thế giới khách quan, là những quy luật khách quan được chuyển dịch vào ý thức con người và được sử dụng một cách có ý thức và có hệ thống như một phương tiện để giải thích và cải tạo thế giới.

Ý thức của chủ thể cũng là mặt chủ quan của phương pháp. Nhà nghiên cứu lựa chọn phương pháp này hay phương pháp kia, điều đó phụ thuộc vào trình độ kinh nghiệm và khả năng thực hành của họ. Mặt khách quan còn thể hiện ở chỗ: Việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, đặc điểm của đối tượng mà ta cần khám phá.

Bậc cao hơn phương pháp là phương pháp hệ.

2. Phương pháp hệ

Phương pháp hệ là nhóm các phương pháp được sử dụng trong một lĩnh vực khoa học hay đề tài cụ thể. Các phương pháp này hỗ trợ, bổ sung và kiểm tra lẫn nhau trong quá trình nghiên cứu để khẳng định tính chân thực của các luận điểm khoa học.



3. Phương pháp luận

Theo nghĩa hẹp, phương pháp luận là lý luận tổng quát là những quan điểm chung, là cách tiếp cận khoa học.

Những quan điểm phương pháp luận là kim chỉ nam hướng dẫn nhà khoa học con đường tìm tòi nghiên cứu. Có những quan điểm phương pháp luận chung cho nhiều ngành khoa học, cũng có những quan điểm riêng, đặc thù của một lĩnh vực khoa học gọi là phương pháp luận chuyên ngành.

Nếu trong khoa học tự nhiên, việc nghiên cứu có thể đi từ phương pháp cụ thể sau đó mới xuất hiện nhu cầu về phương pháp luận, thì trong khoa học xã hội bao giờ cũng có quan điểm dẫn đường, cho nên vai trò của phương pháp luận là vô cùng to lớn.


IV. Ý nghĩa của việc nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC

1. Ở cấp vĩ mô

Ở cấp này, các nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC nhằm tìm ra:

- Mối quan hệ chi phối giữa xã hội với giáo dục để xây dựng một chiến lược giáo dục quốc gia.

- Một mô hình giáo dục

- Một hệ thống giáo dục quốc dân

- Một chính sách giáo dục và cơ chế quản lí phù hợp

- Mục tiêu giáo dục hợp lí.

2. Ở cấp vi mô

Ở cấp này, nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC hướng tới việc:

- Xác định lại nội dung giáo dục cho phù hợp với mục đích.

- Tìm ra các phương pháp giáo dục tích cực, phát huy mọi tiềm năng sẵn có của học sinh.

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của học sinh.

Kết quả nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC sẽ góp phần nâng cao hiểu biết của các nhà sư phạm và kết quả đó sẽ được phổ biến rộng rãi trong xã hội, sẽ đem lại lợi ích chung cho sự nghiệp giáo dục của chúng ta.


V. Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC là những luận điểm chung có tính chất phương hướng, chỉ đạo quá trình nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC. Những luận điểm này còn gọi là phương pháp tiếp cận hay quan điểm tiếp cận đối tượng. Quan điểm phương pháp luận có ý nghĩa to lớn đối với quá trình nghiên cứu: sự thành công hay thất bại, chất lượng cao hay thấp của công trình khoa học phần lớn phụ thuộc vào cách tiếp cận đối tượng. Quan điểm phương pháp luận là một hệ thống có thứ bậc. Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Có những quan điểm chung cho nhiều ngành và cũng có những quan điểm nghiên cứu riêng cho một ngành cụ thể. Đối với KHOA HỌC GIÁO DỤC, người nghiên cứu cần quán triệt những quan điểm dưới đây trong quá trình nghiên cứu của mình.



1. Quan điểm hệ thống cấu trúc trong nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC

Khi nghiên cứu hiện tượng giáo dục theo quan điểm hệ thống cấu trúc ta cần chú ý:

a. Nghiên cứu hiện tượng đó một cách toàn diện, trên nhiều mặt dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận.

b. Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển của hiện tượng giáo dục.

c. Nghiên cứu hiện tượng giáo dục trong mối tương tác với các hiện tượng xã hội khác, với toàn bộ nền văn hóa xã hội.

d. Trình bày kết quả nghiên cứu rõ ràng, khúc chiết, theo một hệ thống chặt chẽ có tính logic cao.



2. Quan điểm lịch sử trong nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC

Quan điểm lịch sử trong nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC chính là việc thực hiện quá trình nghiên cứu đối tượng bằng phương pháp lịch sử, tức là tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển của giáo dục trong những khoảng thời gian và không gian cụ thể, với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể phát hiện cho được quy luật tất yếu của quá trình giáo dục.



3. Quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC

Quan điểm này đòi hỏi nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC phải bám sát thực tiễn, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của đất nước.

Những yêu cầu của thực tiễn giáo dục nhằm nâng cao chất lượng của giáo dục và đào tạo là động lực thúc đẩy quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, thực tiễn giáo dục còn là quá trình tiêu chuẩn để đánh giá các kết quả nghiên cứu giáo dục. Các kết quả nghiên cứu sẽ được ứng dụng nhằm cải tạo thực tiễn giáo dục. Vì vậy thực tiễn giáo dục là nguồn gốc, động lực, tiêu chuẩn và mục đích của toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học.

Để vận dụng quan điểm thực tiễn, khi nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC cần lưu ý những điểm sau đây:

a. Phát hiện những mâu thuẫn, những khó khăn, cản trở trong thực tiễn giáo dục và lựa chọn trong số đó những vấn đề nổi cộm, cấp thiết để làm đề tài nghiên cứu. Như vậy, đối tượng nghiên cứu sẽ là một trong những vấn đề của thực tiễn khách quan có nhu cầu cấp thiết phải nghiên cứu và giải quyết.

Những vấn đề của thực tiễn giáo dục hiện nay thường là:

- Tổ chức cơ cấu của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Cải tiến, tìm tòi những phương pháp dạy học mới.

Tìm ra các hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với hứng thú của lứa tuổi HS

- Vấn đề tổ chức, quản lí giáo dục.

b. Làm cho lý luận và thực tiễn gắn bó với nhau.
Câu hỏi:

1. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là gì? Nội dụng của phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục gồm những gì ?

2. Trình bày hệ thống ba bậc của phương pháp nghiên cứu khoa học.

3. Trình bày nội dung các quan điểm phương pháp luận cơ bản trong nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC.

4. Hãy chỉ ra cách thức để vận dụng các quan điểm phương pháp luận vào việc thực hiện một đề tài cụ thể.


Каталог: library
library -> Tiểu luậN : Ứng dụng mạng neural trong nhận dạng ký TỰ quang học gvhd : ts. Đỗ Phúc

tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề