Phương pháp đọc, kể diễn cảm cho trẻ mầm non

Giáo trình Phương pháp đọc, kể diễn cảm thơ, truyện cho trẻ em lứa tuổi mầm non: Phần 1

Phần 1 Giáo trình Phương pháp đọc, kể diễn cảm thơ, truyện cho trẻ em lứa tuổi mầm non trình bày nội dung chương 1 - Vai trò của các tác phẩm văn học đối với việc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non và chương 2 - Nghệ thuật đọc, kể tác phẩm văn học cho trẻ em lứa tuổi mầm non. Mời các bạn cùng tham khảo. ĐẠI HỌC HUẾ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA PGS. TS. LÊ THỊ ÁNH TUYẾT PGS.TS. LÃ THỊ BẮC LÝ GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP ĐỌC, KỂ DIỄN CẢM THƠ, TRUYỆN CHO TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CH

Thể loại Tài liệu miễn phí Giáo dục học

Số trang 53

Ngày tạo 8/30/2018 4:55:04 AM +00:00

Loại tệp PDF

Kích thước 1.28 M

Tên tệp

Tải Giáo trình Phương pháp đọc, kể diễn cảm thơ, truyệ... [.pdf]

Xem mẫu

ĐẠI HỌC HUẾ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA PGS. TS. LÊ THỊ ÁNH TUYẾT PGS.TS. LÃ THỊ BẮC LÝ GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP ĐỌC, KỂ DIỄN CẢM THƠ, TRUYỆN CHO TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CHƯƠNG I Vai trò của các tác phẩm văn học đối với việc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non Văn học nghệ thuật, đặc biệt là các tác phẩm văn học có vai trò to lớn không thể thiếu được trong giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Việc cho trẻ lứa tuổi mầm non làm quen với các tác phẩm văn học từ lâu đã được dặt ra như một nội dung, một phương tiện vô cùng quan trọng trong giáo dục trẻ. Hơn bất cứ loại hình nghệ thuật nào , văn học loại hình nghệ thuật ngôn từ - có khả năng đi vào lòng người một cách tự nhiên nhất, sâu sắc nhất. Có thể nói, đó là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện. Nhà văn Tô Hoài, người có nhiều kinh nghiệm trong sánh tác cho trẻ em đã khẳng định tầm quan trọng của văn học đôié với giáo dục trẻ thơ Nội dung một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi bao giờ cũng quán triệt vấn đề xây dựng đức tính con người. Nói thì thừa, cần nhắc lại và thật giản dị, một tác phẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ là một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy. Hay Võ Quảng, người đã để tâm sức cả đời để sáng tác cho các em cũng quan niệm Văn học cho thiếu nhi còn đặt ra vấn đề chính yếu thứ hai, đó là vấn đề giáo dục : Giáo dục cái hay, cái đẹp cho thiếu nhi. Người viết cho thiếu nhi là một nhà văn nhưng đồng thời là một nhà giáo muốn các em trở nên tốt đẹp. Quan điểm sư phạm và văn học thiếu nhi là hai chị em sinh đôi. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, tác phẩm văn học phải thực sự là người bạn đồng hành, người đối thoại với các em. Nhà văn không thể nói với các em bằng những lời thuyết giáo khô khan mà phải bằng những hình tượng nghệ thuật, bằng ngôn ngữ giản dị, trong sáng để khơi gợi, dẫn dắt các em tìm hiể và khám phá thế giới. Và không chỉ là sự nhận thức về thế giới, mà các em còn có thể phân biệt cái hay, cái dở, cái cao quý, cái thấp hèn trong cuộc sống. Văn học phải mạng lại cho trẻ thơ cái đẹp, cái cao quý, cái chân, cái thiện. V.G Biêlinxki đã từng nói Một cuốn sách viết cho thiếu nhi là để giáo dục, mà giáo dục là một sự nghiệp vĩ đại, vì nó quyết định số phận con người Tuy nhiên, cũng không nên cực đoan mà cho rằng khi đọc xong, nghe xong một tác phẩm là ngay lập tức các em có thể trở thành người tốt hay người xấu. Những ảnh hưởng của văn học tới các em là một quá trình lâu dài và bền bỉ. Nó tác động một cách từ từ nhưng giá trị nhân văn của nó thì có thể tạo nên sức mạnh, ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành và phát triển nhân cách của các em. Trong phạm vi chuyên để này, chúng tôi trình bày vai trò của các tác phẩm văn học đối với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non ở các phương diện sau đây: - Văn học với giáo dục thẩm mỹ cho trẻ; - Văn học với giáo dục lòng nhân ái cho trẻ; - Văn học với giáo dục nhận thức, ngôn ngữ cho trẻ I. Tác phẩm văn học với giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non. 1. Giá trị thẩm mĩ Theo quan điểm của Mác, giá trị thẩm mĩ là một giá trị đặc thù, tồn tại song song với các lớp giá trị khác như giá trị thực dụng, giá trị đạo đức....Tất cả các lớp giá trị này đều biểu đạt giá trị của khách thể đối với chủ thẻ, có được do vai trò của nó đối với hoạt động sống của một xã hội, một giai cấp, một tầng lớp xã hội hoặc của mỗi cá nhân. Vì vậy, trong lĩnh thẩm mĩ cũng như trong lĩnh vực định hướng giá trị của con người, khái niệm giá trị tương ứng với khái niệm đánh giá: cả hai khái niệm đều mô tả hệ thống các quan hệ giá trị vừa chủ quan, vừa khách quan, từ những phương diện khác nhau. Tính đặc thù của giá trị thẩm mỹ giữa con người với hiện thực tức là bởi lối cảm thụ [ tiếp nhận ] khách thể hiện thực. Giá trị thẩm mĩ có thế có ở : - Những sự vật và hiện tượng tự nhiên; - Bản thân con người [ dáng vẻ, hoạt động, hành vi, ứng xử ...]; - Những đồ vật do con người sáng tạo ra [ tự nhiên thứ hai ]; - Các tác phẩm nghệ thuật thuộc mọi loại hình [ hội họa, điêu khắc, văn học....] Các loại giá trị thẩm mĩ rất phong phú đa dạng. Xuất phát từ cách phân loại của mĩ học, dạng căn bản của giá trị thẩm mĩ là cái đẹp. Theo quan điểm của mĩ học Mác Lênin, cái đẹp phản ánh giá trị thẩm mĩ tích cực của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực và tác phẩm nghệ thuật được xem là hài hòa thẩm mĩ, đem lại cho người sự yêu thích thẩm mĩ, kích thích khả năng tự nhận thức, tự sáng tạo của con người vì mục tiêu nhân văn. 2. Văn học nghệ thuật là lĩnh vực đặc thù của việc sáng tạo và thể hiện cái đẹp. Cũng như văn học nói chung, những tác phẩm văn học thiếu nhi có ảnh hưởng lớn đến giáo dục thẩm mĩ cho các em. V.G Bieelinxki gọi tình cảm thẩm mĩ là cội nguồn của mọi cái đẹp, mọi cái vĩ đại [ Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ ] Với lứa tuổi mầm non, nhận thức thường thông qua con đường cụ thể, trực tiếp, cảm tính, gắn liền với những xúc cảm, tình cảm hay nói cách khác là thông qua con đường thẩm mĩ. Vì thế, người lớn chúng ta cũng thông qua giáo dục thẩm mĩ mà có thể giáo dục các mặt khác, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho trẻ, bởi vì đối với trẻ mầm non thì cái đẹp và cái tốt chỉ là một, khó có thể chia cắt rạch ròi. Đặc biệt ở tuổi mẫu giáo là thời kì phát cảm của những cảm xúc thẩm mĩ, tức là những cảm xúc tích cực, dễ chịu được nảy sinh khi trẻ được tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp khiến trẻ thấy gắn bó tha thiết với con người và cảnh vật xung quanh. Chính vì thế, đây là thời điểm vô vùng thuận lợi cho việc giáo dục thẩm mĩ, và chính việc giáo dục thẩm mĩ có thể mang lại hiệu quả to lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Về phương diện này, văn học , đặc biệt văn học cho trẻ em lứa tuổi mầm non có nhiều lợi thế. _Trước hết văn học đem lại cho các em những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng, gợi mở trong các em những cảm xúc thẩm mĩ và thị hiếu thẩm mĩ. Các tác phẩm văn học nói chung, văn học viết cho trẻ mầm non nói riêng như một khung cửa sổ rộng lớn đưa các em tiếp xúc với thế giới bên ngoài . Từ nhẵng tác phẩm văn học này, các em thấy được cả một thế giới bao la cùng với những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động. Các tác phẩm truyện, đặc biệt là truyện đồng thoại, truyện cổ tích, cùng với những bài thơ xinh xắn tràn ngập yếu tố tưởng tượng đã tạo nên vẻ đẹp lỗng lẫy, những bức tranh muôn màu, muôn vẻ về thiên nhiên và cuộc sống. Trẻ mầm non với tâm hồn ngây thơ, chưa có những trải nghiệm cá nhân, sự nhận thức về thế giới xung quanh mới ở mức cảm tính, gắn với những cái cụ thể, trước mắt. Chất tưởng tượng phong ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn

Video liên quan

Chủ Đề