Trình bày cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản Cổng trường mở ra

I. Mở bài:

– Giới thiệu văn bản

– "Cổng trường mở ra "-Lí Lan là một bài bút kí  ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường để vào lớp Một. Đọc văn bản lòng ta vẫn rạo rực những cảm xúc lâng lâng, xao xuyến, như đang ngược dòng thời gian trở về  những ngày thơ ấu tươi đẹp.

II. Thân bài:

a. Tâm trạng của người con:

  • Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con rất khác nhau. Hình ảnh cậu học sinh lớp  Một được miêu tả ở phần đầu bài viết thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt cậu thanh thoát tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng chúm lại như mút kẹo.
  • Ngày mai khai trường vậy mà đêm nay cậu bé ngủ rất thanh thản, bởi vì cậu được mẹ chuẩn bị cho mọi việc. Lòng cậu bé không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức sớm cho kịp giờ. Trong đêm trước ngày khai trường, tâm hồn đứa con rất hồn nhiên, vô tư.

b. Tâm trạng người mẹ:

  • Chúng ta có được sự vô tư hồn nhiên ấy cũng là nhờ tình yêu thương, sự chăm sóc của người mẹ. Mẹ chỉ muốn con mình luôn vui vẻ, trong sáng còn những mối lo, bận tâm cứ để mẹ lo, trong ánh mắt của mẹ thì những đứa con vẫn luôn còn ngây dại, cần được che chở, bảo vệ. Nhà văn chắc hẳn cũng đã trải qua cảm giác của một người mẹ với ngày khai trường của con nên mới có thể kể cách chi tiết và cảm xúc như vậy trạng người mẹ.
  • Mọi việc cũng đã xong, mẹ tự bảo mình phải đi ngủ sớm, nhưng nằm trên giường mẹ " trằn trọc " mãi. Trằn trọc chính là khi mẹ vẫn còn điều phải lo nghĩ. Mẹ đang lo nghĩ điều gì ?
  • Trước hết "mẹ tin con sẽ không bỡ ngỡ. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo của con .." Điệp từ " mẹ tin" nhắc lại ba lần, chứng tỏ mẹ đã yên lòng. Nhưng mẹ vẫn " không ngủ được ", vẫn " trằn trọc " bởi vì trong lòng mẹ lại gợi lên bao cảm xúc khó tả về kỉ niệm đẹp đẽ ngày đầu tiên cắp sách đến trường.
  • Bên tai mẹ văng vẳng tiếng đọc bài trầm bổng " Hằng năm cứ vào cuối thu…Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi trên con đường làng dài và hẹp". Mẹ nhớ lại ngày đầu tiên được bà ngoại tới trường "  Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại…vào". Mẹ cũng đã từng trải qua những cảm giác nào là nôn nao, hồi hộp khi thì chơi vơi, hốt hoảng… Mẹ nhớ lại những kỉ niệm ấy cũng là để được sống lại tuổi thơ đẹp đẽ của mình và cũng là muốn " nhẹ nhàng, cẩn thận, tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc hứng khuâng, xao xuyến ". Mẹ như muốn truyền cho con những cung bậc tâm trạng đẹp đẽ của cuộc đời với những ấn tượng khó phai trong ngày đầu tiên tới trường, giúp con hình dung chân trời thú vị sau cánh cổng trường.
  • Sau những hồi tưởng và mong ước, người mẹ ấy mở rộng ý nghĩ, liên tưởng đến một nét văn hóa rất đẹp của nước Nhật " Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội…. sau này ". Nghĩ về chuyện thế giới cũng là để mẹ ghi nhớ trách nhiệm của bản thân mình với việc giáo dục của con. Tấm lòng người mẹ thật cao cả và đẹp đẽ biết bao!

c. Đánh giá:

  • Toàn bộ bài văn là tiếng nói nội tâm của người mẹ. Mẹ nhìn con ngủ và tâm sự với con nhưng cũng là tự nói với chính mình, ôn lại những kỉ niệm của mình. Cách viết này giúp bài văn như một lời tâm tình thủ thỉ nhẹ nhàng mà tinh tế, vô cùng thấm thía, lay động tình cảm với người đọc.
  • Tác phẩm đã mở ra trong ta rất nhiều những cảm xúc đẹp đẽ về đạo lí làm người, tình bạn, tình thầy trò, nghị lực, dũng cảm…để không ngừng vươn lên rèn luyện bản thân trở thành con ngoan, trò giỏi.

III. Kết bài :

– Cảm nghĩ bản thân

– "Cổng trường mở ra" của Lí Lan với những cảm xúc tốt đẹp về tình mẫu tử, trường lớp… để lại trong ta bao cảm giác đẹp đẽ với chân trời tri thức, làm sống lại kí ức ngày đầu tiên đi học.

Dàn ý số 2

I. Mở bài: Giới thiệu bài Cổng trường mở ra

– Ví dụ: “Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng hum lại như đang mút kẹo”. Đây là một đoạn trong tác phẩm Cổng trường mở ra. Qua đoạn văn trên ta có thể thấy được tâm trạng của người mẹ và người con như thế nào trước khi ngày đầu con đến lớp.

II. Thân bài: Nêu cảm nghĩ về bài Cổng trường mở ra

1. Cảm xúc của người mẹ về ngày đầu đứa con đến trường

– Buổi tối trước ngày khai trường người mẹ cứ trằn trọc không ngủ được

– Người mẹ lo cho con ngày mai sẽ như thế nào khi đến trường và nhớ lại kỉ niệm ngày xưa đến trường của mình

– Người mẹ chuẩn bị sẵn sàng đồ dùng cho con vào ngày mai: quần áo, sách vở, bút thước,…

– Người mẹ liên tưởng đến ngày đầu đi học của mình rồi bồi hồi, nhớ nhung

2. Cảm xúc của đứa con thơ ngày đầu đến trường:

– Cậu bé hết sức hồn nhiên, vô tư

– Cậu bé háo hức chờ đợi ngày khai trường ngày mai, cậu cứ nghĩ đây là một chuyến đi chơi xa

– Với tuổi lên sáu thì cậu không hề bận tâm về buổi học đầu tiên ngày mai

– Cậu giúp mẹ dọn đồ chơi

– Giấc ngủ với cậu là một điều dễ dàng

3. Cảm nghĩ của người mẹ về vai trò của nhà trường

– Là nơi nuổi lớn con của mẹ

– Là nơi đào tạo sự trưởng thành của con người

– Là nơi kì diệu của con người

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về Cổng trường mở ra

– Ví dụ : Tác phẩm gợi cho chúng ta về những ngày đầu đến trường một cách sâu sắc và hết sức ấn tượng.

Hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra.

Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn cuối của văn bản bài Cổng trường mở ra

Suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người

Nội dung và nghệ thuật văn bản Cổng trường mở ra

Nội dung chính bài: Cổng trường mở ra

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Cổng trường mở ra

Đề bài: Phân tích nhân vật người mẹ trong Cổng trường mở ra

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Phân tích nhân vật người mẹ trong Cổng trường mở ra

I. Dàn ý phân tích nhân vật người mẹ trong Cổng trường mở ra (Chuẩn)


1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Lý Lan và tác phẩm cùng đối tượng cần nghị luận: người mẹ

2. Thân bài

- Mẹ là người có nhiều cảm xúc trước buổi tựu trường đầu tiên của con- Mẹ là người chu đáo, yêu thương và thấu hiểu đứa con trai

- Mẹ là người từng trải, dùng chính những kinh nghiệm của mình để giáo dục con...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý phân tích nhân vật người mẹ trong Cổng trường mở ra tại đây

Nhà văn Lí Lan sinh ra, lớn lên và trưởng thành ở Sài Gòn, chị viết Cổng trường mở ra và cho đăng lên báo Yêu trẻ nhân mùa tựu trường năm học 2000 - 2001. Bài văn như những dòng thư, những dòng nhật kí nhẹ nhàng ghi lại nỗi lòng của người mẹ trước ngày đầu tiên đến trường của con. Mẹ thì nao nao, con thì háo hức. Con thì an giấc thanh thoát còn mẹ lại không ngủ được khi liên tưởng đến kí ức xa xôi ngày đầu tiên mẹ cùng bà ngoại đến trường. Mẹ luôn có những cảm xúc thật khó tả khi nghĩ đến ngày mai.

Trước đêm khai trường của con, người mẹ đã không ngủ được và báo cho con biết rằng rồi con sẽ hiểu nguyên nhân điều đó và thông báo cho con biết "vào một ngày kia, còn xa lắm ấy" con cũng sẽ không ngủ được. Cùng một khoảng không gian và thời gian nhưng người mẹ thì không ngủ được còn con thì an giấc như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Người mẹ thật giàu cảm xúc và suy tư. Nghệ thuật so sánh được tác giả vận dụng càng làm nồi bật tuổi ăn tuổi ngủ của cậu bé. Cùng với đó, càng làm nổi bật lên tâm trạng và hình ảnh người mẹ trong tác phẩm.

Mạch cảm xúc và suy nghĩ "Ngày mai con vào lớp Một" vẫn kéo dài trên trang văn. Cảm xúc và suy nghĩ của mẹ còn hình ảnh thì là của con. Từ sự việc hiện tại của con, mẹ lại liên tưởng đến quá khứ. Việc con chuẩn bị vào lớp Một mẹ liên tưởng đến việc con đi chơi xa. Việc chuẩn bị quần áo mới, sách vở mới, mọi thứ khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. Con cũng nóng lòng và háo hức "Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có một mối bận tâm nào khác ngoài chuyện sáng mai thức dậy cho kịp giờ". Điều đó có nghĩa là con chưa có một ấn tượng cụ thể nào về việc sắp trở thành cậu học sinh lớp Một. Qua lời kể của mẹ, ta thấy được sự chu đáo, yêu thương, đồng thời cũng rất thấu hiểu đứa con trai bé bỏng của mình.

Lý Lan viết tiếp "Mẹ lên giường và trằn trọc". Tại sao mẹ lại thế? Có phải mẹ lo cho con ngày đầu tiên đến trường không? Không "Bởi vì con đã đi học từ ba năm trước hồi mới ba tuổi vào lớp mẫu giáo con đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới con cũng được làm quen từ những ngày hè" Trường lớp thầy bạn, con đã từng làm quen với khung cảnh ấy. Vả lại, mẹ đã chuẩn bị hết tất cả mọi thứ giúp con trước ngày khai trường. Những câu văn giải thích ấy có nhằm tô đậm thêm lí do "không ngủ được" của mẹ khi hễ cứ nhắm mắt lại là lại nghe tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường lại rụng nhiều, mẹ tôi lại âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Có phải mẹ không ngủ được là do kí ức ấy lại hiện về? Đúng vậy kí ức ngày khai trường đã khiến mẹ không ngủ được. Kí ức ấy thật khó quên nhất là khi bên cạnh mẹ lại có con. "Mẹ còn nhớ sự nôn nao khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hoảng hốt khi cổng trường đóng lại". Đó là tâm trạng của mẹ trong khoảng thời gian ngắn, đúng là rất ngắn nhưng mẹ vẫn không quên. Mỗi năm cứ đến ngày tựu trường, những kỉ niệm ấy lại sống dậy khiến mẹ bâng khuâng. Một mình mẹ đã như vậy đối với kỉ niệm huống chi giờ đây còn có cả con ở bên cạnh nữa. Ngày mai, mẹ sẽ đóng vai bà ngoại như hồi trước còn con sẽ đóng vai mẹ. Mẹ đã không được học mẫu giáo như con trước khi vào lớp Một. "Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên được gặp thầy mới bạn mới". Như vậy có thể nói, mẹ giờ đây đang sống lại với những kí ức, những hoài niệm mà ngày xưa mẹ đã từng trải qua. Mẹ rất yêu thương con và mong muốn con sẽ được sống trọn vẹn trong chính khoảng thời gian đặc biệt này.

Trong khoảng thời gian không ngủ được ấy, mẹ nhớ ngày khai trường của mẹ hồi trước, so sánh với ngày khai trường của con. Dòng văn tâm sự vẫn được tiếp tục với không gian của ngày khai trường được mở rộng. Mẹ viết cho con về ngày khai trường ở Nhật Bản mà mẹ được biết. Đó là ngày lễ của toàn xã hội. Tất cả quan chức, người lớn đều chăm lo cho trẻ em. Từ đường phố cho tới các trường tiểu học đều được dọn sạch sẽ và trang trí cẩn thận như một ngày lễ lớn. Mọi người đều hớn hở đến trường dự lễ, riêng các quan chức còn gặp gỡ Ban giám hiệu, thầy cô giáo, và phụ huynh học sinh để lắng nghe những ý kiến của họ nhằm điều khiển kịp thời về chính sách giáo dục. "Bằng hành động đó họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ tương lai".

Và để chứng tỏ: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục đều ảnh hưởng đến thế hệ tương lai và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này". Người mẹ không chỉ thấu hiểu con mà còn là người biết tìm tòi, nâng cao kiến thức của bản thân để hướng dẫn con của mình. Mẹ thật tuyệt vời và đáng ngưỡng mộ.

Không chỉ có như vậy, mẹ như một người bạn tâm tình, trò chuyện cùng con và dùng tất cả kinh nghiệm sống của mình để giảng giải cho đứa con bé bỏng của mình. Mẹ muốn làm tăng thêm ấn tượng về ngày khai trường của con "mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến". Hai câu văn tự sự chứa cả tâm tư của mẹ. Và rồi đúc kết bằng tất cả kinh nghiệm, mẹ đã nói một câu: "bước qua cổng trường là cả một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Phải chăng đây là cảm xúc, kinh nghiệm của người mẹ cũng như của chính tác giả Lí Lan?

Bình tâm nghĩ lại, kể từ khi ngày đầu tiên đến trường, đúng là cả một thế giới kì diệu đã mở ra trước mắt em. Về giao tiếp: em gặp được nhiều bạn bè, thầy cô, xây dựng một tình cảm mới đầy yêu thương đoàn kết, sau tình cảm gia đình. Biết thêm nhiều hình thức giao tiếp, cách cư xử với mọi người. Về tri thức, em học được các môn khoa học tự nhiên, giải thích được các hiện tượng trong đời sống và mở rộng kiến thức của chính mình. Được hiểu biết về âm nhạc, được học vẽ, được tiếp xúc với cả máy tính và các công nghệ đặc biệt. Trường học quả là một điều thú vị.

Người mẹ trong tác phẩm này thật tuyệt vời với bao phẩm chất đáng quý đáng trân trọng. Mẹ không trực tiếp nói với con hay với một ai khác mà là với tất cả. Tác phẩm như một bức thư được viết bằng lối văn tự sự, trữ tình gửi tới người đọc về tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai mỗi người, mỗi đất nước và mỗi xã hội.

-----------------------HẾT--------------------

Khám phá thêm những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Cổng trường mở ra, bên cạnh bài Phân tích nhân vật người mẹ trong Cổng trường mở ra, các em không nên bỏ qua những bài văn mẫu đặc sắc khác như: Phân tích tác phẩm Cổng trường mở ra, Suy nghĩ về tình cảm gia đình qua bài Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê, Phát biểu cảm nghĩ về bài Cổng trường mở ra, Cảm nhận về bài Cổng trường mở ra

Cổng trường mở ra được viết qua những dòng tâm sự, hồi tưởng của người mẹ. Qua việc Phân tích nhân vật người mẹ trong Cổng trường mở ra các em không chỉ hiểu được nội dung tác phẩm mà còn cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý qua những hành động yêu thương, ân cần của mẹ khi con lần đầu tiên đến trường.

Soạn bài Cổng trường mở ra ngắn gọn Phân tích hình ảnh người mẹ trong Mẹ tôi Suy nghĩ về tình cảm gia đình qua bài Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê Phát biểu cảm nghĩ về bài Cổng trường mở ra Cảm nhận về bài Cổng trường mở ra Dàn ý phân tích người mẹ trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng