Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn năm 2024

Rối loạn tiêu hóa là những thay đổi bất thường xảy ra ở đường tiêu hóa [ống tiêu hoá], từ miệng đến ống hậu môn, làm cho người bênh có các triệu chứng đường tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, thay đổi thói quen đi tiêu… Rối loạn tiêu hóa có thể là biểu hiện của tình trạng bệnh lý đường tiêu hóa nhẹ, hoặc là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng bệnh lý xảy ra khi đường tiêu hóa xuất hiện các dấu hiệu bất thường về cấu trúc hoặc hoạt động.

Bệnh được chia làm hai dạng chính gồm:

  • Bệnh lý tiêu hóa thực thể : xảy ra khi hệ tiêu hóa xuất hiện những bất thường về cấu trúc, dẫn đến hoạt động bị ảnh hưởng.
  • Rối loạn tiêu hóa chức năng: xảy ra khi hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường nhưng không có bệnh thực thể

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng rối loạn tiêu hóa, một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này gồm:

  • Uống nhiều rượu bia: Đây là nguyên nhân thường gặp ở người lớn. Việc uống rượu bia lâu ngày sẽ làm cơ thể mất đi một lượng lớn men tiêu hóa dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, sử dụng thường xuyên gây tổn thương niêm mạc ruột, dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Vì vậy nên thường sau khi uống rượu bia, người bệnh thường gặp những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng, đầy bụng, đi ngoài phân lỏng vào sáng hôm sau.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh: là nguyên nhân thường gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Một số loại thuốc kháng sinh đặc biệt dễ dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột nếu không được sử dụng đúng cách. Dùng kháng sinh trong thời gian dài có thể dẫn đến tiêu chảy nặng hơn và gây kháng kháng sinh. Vì vậy, khi sử dụng thuốc kháng sinh cần phải có sự chỉ định của bác sĩ, nhất là đối tượng trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn uống không hợp vệ sinh: Có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Bệnh lý liên quan đến dạ dày: Các bệnh lý liên quan đến dạ dày cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến rối loạn tiêu hóa:
    • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Hiện tượng trào ngược xảy ra khi dịch vị tiết ra đi ngược lên khu vực này, gây ra đau rát, khó chịu. Do thực quản được kết nối với miệng và bao tử, vì vậy bệnh không được điều trị sớm, về lâu dài sẽ dẫn đến tổn thương thực quản.
    • Loét dạ dày tá tràng: Vết loét hình thành trong thành của đường tiêu hóa, gây đau rát khi tiếp xúc trực tiếp với dịch vị. Về lâu dài, tình trạng này sẽ dẫn đến xuất huyết nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa.
  • Viêm đại tràng: bệnh viêm ruột ảnh hưởng đến niêm mạc đại trực tràng, phổ biến ở nhóm đối tượng từ 30 – 40 tuổi. Một số triệu trứng điển hình của bệnh như: tiêu chảy, nhầy hoặc máu trong phân, đi tiêu thường xuyên, mệt mỏi…

Tự ý dùng thuốc kháng sinh không theo hướng dẫn gây mất cân bằng vi sinh đường ruột

Ai dễ mắc rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi và giới tính, một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao gồm:

Trẻ em và thanh thiếu niên

Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, khả năng miễn dịch còn non kém, nên trẻ rất dễ mắc phải các bệnh đường tiêu hóa.

Trẻ thường có dấu hiệu: đau bụng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy… Trong đó, rối loạn tiêu hóa chức năng chiếm ít nhất 40 – 50% các trường hợp, phần lớn liên quan đến dấu hiệu đau bụng.

Người cao tuổi

Tuổi càng cao, quá trình lão hóa diễn ra mạnh mẽ, từ đó ảnh hưởng đến các bộ phân của hệ tiêu hóa như:

  • Thực quản: khả năng co bóp của thực quản và sức căng cơ vòng trên bị suy giảm.
  • Dạ dày: khả năng chống lại tổn thương của niêm mạc dạ dày bị giảm, dẫn đến làm tăng cao nguy cơ loét dạ dày tá tràng. Trong giai đoạn này, độ đàn hồi, sức chứa cũng như tốc độ thải thức ăn của dạ dày bị giảm.
  • Ruột non: Sự lão hóa có ảnh hưởng đến cấu trúc ruột non, khiến quá trình di chuyển của các chất và khả năng hấp thụ dinh dưỡng ít nhiều bị hạn chế.
  • Nồng độ Lactase giảm: khiến một số người lớn tuổi bị rối loạn tiêu hóa khi dung nạp các sản phẩm từ sữa.
  • Sự phát triển quá mức của vi khuẩn: Số lượng một số loại vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa sẽ tăng lên theo tuổi tác, dẫn đến đau bụng, đầy hơi và giảm cân. Sự phát triển của vi khuẩn cũng khiến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng bị cản trở, chẳng hạn như Vitamin B12, Sắt, Canxi…

Ngoài ra, một số nhóm đối tượng nguy cơ xuất phát từ tiền sử bệnh lý, lối sống, thói quen sinh hoạt,… hàng ngày như:

  • Phụ nữ mang thai: Tử cung bị chạm vào ruột và dạ dày trong quá trình mang thai, sự thay đổi của nội tiết tố cũng có thể gây ra rối loạn [táo bón, khó tiêu…].
  • Những người tập luyện các môn thể thao yêu cầu sức bền: Những đối tượng này thường xuyên bị mất nước, ăn kiêng, rối loạn mạch máu… gây tác động tiêu cực đến hoạt động tiêu hóa.
  • Những người thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng và phiền muộn: Việc tâm lý không ổn định dễ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn.
  • Những người đang mắc các bệnh mãn tính: tiểu đường loại 2, đau nửa đầu, suy giáp…

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường được biểu hiện rõ ràng dễ nhận biết

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa thương gặp ở người lớn và trẻ em bao gồm:

  • Rối loạn đại tiện: tiến triển chậm, nhưng với mức độ nặng dần. Người bệnh thường cảm thấy đau nặng bụng từng cơn, táo bón hoặc tiêu chảy, việc đi đại tiện không đều đặn như trước. Bệnh nhân có thể bị táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại, hoặc cả táo bón và tiêu chảy xen kẽ thất thường.
  • Đau bụng: cơn đau vùng bụng diễn ra âm ỉ hoặc bộc phát dữ dội. Đau xảy ra ở vùng bụng dưới bên trái, tuy nhiên cũng có khả năng ở những vị trí khác. Một số trường hợp cơn đau có thể lan ra phía sau lưng.
  • Đầy hơi khó tiêu: là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất với các triệu chứng bụng căng to, ợ hơi liên tục hoặc trung tiện nhiều.
  • Một số triệu chứng khác: ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn ói,..

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể biểu hiện nhân biết thông qua việc trẻ chán ăn, nôn trớ, quấy khóc,… Phụ nữ mang thai các triệu chứng tương tự như ở người lớn, nhưng thường xảy ra ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ..

Rối loạn tiêu hóa có những triệu chứng gì?

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Đau bụng..

Đau ngực hoặc đau lưng..

Táo bón..

Tiêu chảy..

Khó nuốt..

Nấc cụt..

Đi đại tiện mất kiểm soát..

Khó tiêu..

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn nên ăn gì?

Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?.

Chuối. Chuối giàu kali, cung cấp chất điện giải cho cơ thể, là một trong những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là đối với các trường hợp bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy và mất nước. ... .

Quả bơ ... .

Sữa chua. ... .

Gừng. ... .

Yến mạch. ... .

Táo. ... .

Dứa. ... .

Khoai lang..

Người bị đường ruột yếu nên ăn gì?

2.1. Bổ sung vào thực đơn rau họ cải..

2.2. Đường ruột yếu nên ăn chuối..

2.3. Đừng quên bổ sung táo..

2.4. Bơ tốt cho hệ tiêu hóa..

2.5. Nên ăn gạo lứt..

2.6. Ăn sữa chua đều đặn..

3.1. Không nên ăn thực phẩm cay nóng..

3.2. “Nói không” thức ăn tái sống..

Rối loạn tiêu hóa kéo dài bao lâu?

Rối loạn tiêu hoá kéo dài thường khiến cha mẹ sốt ruột. Các triệu chứng khó chịu có thể xuất hiện từ 2 đến 4 tuần. Rối loạn tiêu hoá mãn tính khiến mẹ lo lắng nhiều nhất vì có thể kéo dài từ 4 tuần cho đến 1 hoặc 2 năm tùy thể trạng từng bé.

Chủ Đề