Hóa chất nhổ lông vịt có hại không năm 2024

Mới đây, nhiều đơn vị chức năng tỉnh Hậu Giang phối hợp kiểm tra đột xuất một cơ sở giết mổ gia cầm ở ấp Tân Bình 1, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện 60 lao động đang sử dụng dung dịch màu đen để làm sạch lông của trên 550 con gia cầm.

Theo đó, người lao động nhúng những con vịt vào lò chứa chất dung dịch màu đen rồi sau đó tiếp tục nhúng vào nước lã. Sau khi vào nước lã được một lúc, lớp lông gia cầm sẽ đông cứng lại, người lao động chỉ cần lột lớp màng đen đông cứng trên thì con gia cầm sẽ trắng sạch, nhìn bắt mắt.

Một cơ sở giết mổ gia cầm ở ấp Tân Bình 1, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang bị phát hiện sử dụng hóa chất nhổ lông gia cầm [Ảnh: CTV]

Theo ngành chức năng tỉnh Hậu Giang, cơ sở giết mổ trên mới đi vào hoạt, mỗi ngày giết mổ trên 2.500 con vịt và dung dịch màu đen trên có thể là nhựa thông.

“Chúng tôi đã gửi mẫu đi kiểm tra, phân tích. Nếu nó là nhựa thông và trong mẫu thịt gia cầm chúng tôi gửi đi có tồn dư hoá chất trên thì sẽ tiến hành tiêu huỷ và xử phạt cơ sở giết mổ. Nhựa thông là chất không nằm trong danh sách cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm”, ông Nguyễn Minh Đức - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm Sản và Thuỷ sản tỉnh Hậu Giang cho biết.

Trước đây, từ tháng 8.2012 đến tháng 10.2014, tỉnh Hậu Giang liên tiếp phát hiện các cơ sở giết mổ gia cầm sử dụng nhựa thông để nhổ lông gia cầm. Ông Đức cho rằng: “Các cơ sở giết mổ gia cầm rất tinh vi, thường sử dụng chất nhựa thông làm sạch lông để tăng lợi nhuận. Theo tôi biết, các địa phương khác ở ĐBSCL, có nhiều điểm giết mổ gia cầm vẫn sử dụng chất trên nhưng chưa nơi nào kiên quyết xử lý như Hậu Giang”.

Theo Chi cục Thú y TP.Cần Thơ, trên địa bàn thành phố có vài điểm giết mổ gia cầm sử dụng chất nhựa thông để làm sạch lông. Tuy nhiên, do chưa có văn bản cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm từ đơn vị quản lý cấp trên nên Chi cục Thú y chưa kiểm tra, xử phạt được.

“Trong quá trình sử dụng chất nhựa thông làm sạch lông gia cầm, khí độc sẽ bay lên trên và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người lao động. Do nhựa thông không nằm trong danh sách cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm nhưng cũng chưa có văn bản chính thức cấm sử dụng nên chúng tôi chưa thể kiểm tra, xử lý nghiêm được”, ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.Cần Thơ nói.

Chưa rõ có độc hay không

Sau khi xuất hiện thông tin về việc làm sạch lông gia cầm bằng nhựa thông, dư luận đã khá hoang mang do lo ngại chất nhựa thông này sẽ ngấm vào thịt gia cầm và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng. Bình luận về vấn đề này, một chuyên gia an toàn thực phẩm cho biết: Muốn biết con gà, con vịt được nhổ lông bằng nhựa thông có độc hại không, có nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khoẻ không thì cơ quan chức năng phải làm xét nghiệm trên chính con gà, con vịt đó. Tuy nhiên, về cơ bản, việc sử dụng hoá chất không được phép dùng cho thực phẩm để ngâm tẩm, sơ chế thực phẩm là không nên, không đảm bảo về an toàn thực phẩm. “Tôi chưa nghe dùng nhựa thông nhổ lông gà vịt bao giờ. Còn trong công nghệ làm đẹp, nhựa thông vẫn hay được dùng để triệt lông trên cơ thể người", chuyên gia này chia sẻ thêm.

Trao đổi với Dân Việt xung quanh vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm [ĐH Bách Khoa Hà Nội] phân tích: “Nhựa thông có chứa chất colofan, đây là một chất keo. Khi người vặt lông gà nhúng gà vào chất keo này thì toàn bộ lông gà kết dính lại với nhau giúp nhổ lông sạch hơn. Về nguyên tắc thì loại chất này không có gây ảnh hưởng đến thực phẩm. Bởi vì đây là chất tác động kết dính để nhổ lông mà thôi. Sau đó, khi người làm rửa sạch gà đi thì chất colofan không nhiễm độc vào trong con gà”.

“Việc sử dụng chất này để nhổ lông gà đã có từ lâu lắm rồi chứ không phải là giờ mới bắt đầu có. Không chỉ ở miền Nam đâu, các cơ sở giết mổ ở Hà Nội cũng đều có.”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết thêm.

[Baonghean.vn] - Với tinh thần quyết tâm cao, sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, qua 2 tuần triển khai hoạt động, Tổ công tác 373 của Công an tỉnh đã tạo nên sức mạnh tổng hợp răn đe, trấn áp tội phạm. Trước khi tìm hiểu đến cách phân biệt vịt làm lông bằng hóa chất với vặt lông an toàn thì bạn cần biết tới thực trạng của việc này trên thị trường hiện nay.

Những năm qua, Cảnh sát phát hiện các vụ án sử dụng hóa chất màu đen để làm lông gà vịt. Từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tới các thành phố lớn như TP HCM, Hải Phòng, Hà Nội,…

Vịt sau khi cắt tiết sẽ được vặt qua những chiếc lông to cứng và dài thì sẽ được nhúng vào lò chứa dung dịch màu đen. Tiếp đó người ta nhúng vào nước lã và để 1 lúc cho lớp dung dịch này đông lại. Và người ta chỉ cần lột ra là tức thì các loại lông to lông bé, lông tơ hay cả lông măng cũng bong ra hết. Mà da vịt cũng không bị rách hay trầy xước gì cả. Mỗi ngày các cơ sở này có thể làm tới hơn 2000 con vịt. Vịt làm lông bằng hóa chất như vậy sẽ rất nhanh nhưng lại là vi phạm.

Làm lông vịt bằng hoá chất

Hóa chất màu đen này chính là nhựa thông và sáp. Nhựa thông và sáp đều là chất bị cấm trong việc chế biến thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Trong nhựa thông có 70% là colofan, được dùng để làm xà phòng, làm keo trong công nghiệp chế tạo vi mạch điện tử hoặc chất đốt. Và thành phần chính trong sap chính là paraffin, một chất bị cấm hoàn toàn trong thực phẩm.

Sử dụng nhựa thông gây hại đến sức khỏe, vậy bạn có thể tìm hiểu máy vặt lông gà vịt Việt Nam NS 60

Vịt làm lông bằng hóa chất độc hại như thế nào?

Sở dĩ nhựa thông và sáp bị cấm sử dụng trong thực phẩm là bởi nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Chủ các cơ sở sử dụng nhựa thông thì biện minh rằng nhựa thông không gây hại sức khỏe người tiêu dùng. Bởi vì nhựa thông chỉ ở bên ngoài, khi đã rửa đi rồi thì không còn chất độc.

Nấu cùng nhựa thông còn có sáp màu vàng nhạt. Chất này vô cùng độc hại. Về lâu dài mà chúng ta liên tục sử dụng thực phẩm dính hóa chất này thì sẽ vô cùng độc hại như gây ngộ độc, dễ làm phát sinh bệnh nan y. Và ngay cả với những người nấu và sử dụng nhựa thông thì sức khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt.

Làm vịt bằng nhựa thông ảnh hưởng đến sức khoẻ

Nhựa thông lấy từ cây sẽ thu được tinh dầu thông, phần còn lại [chủ yếu là hợp chất colofan] sử dụng làm keo trong sản xuất giấy, công nghiệp điện, làm chất đốt, phối hợp với một số phụ gia làm keo dán giày dép,… Dầu thông thường sử dụng như một chất tạo mùi thơm trong các loại dầu tắm và làm thuốc tẩy uế, khử trùng…

Bởi vậy nếu bạn đi mua vịt làm sẵn mà không biết chọn thì sẽ dễ bị mua phải những con vịt làm lông bằng hóa chất.

Phân biệt vịt nhổ lông bằng hóa chất và nhổ lông thường

Bình thường sẽ rất khó để bạn nhận biết được vịt làm lông bằng hóa chất và làm lông vịt bằng tay hoặc bằng máy an toàn. Các bà nội trợ nên xem các phương pháp sau đây để phân biệt vịt. Nhất là với các quán chuyên vịt như vịt quay chẳng hạn, bình thường khi mua vịt sống đã khó phát hiện rồi, khi tẩm ướp rồi cho vào lu quay vịt nướng chín thì người ăn lại càng không thể biết.

Vịt nhổ lông an toàn: Bạn chỉ có cách là mua gà vịt sống tự làm hoặc nhìn trực tiếp người ta làm. Là dù nhổ lông bằng tay hay bằng máy thì đều sẽ sót lông tơ ở một vài chỗ. Chọn vịt phải tươi, không có mùi lạ, nhất là các con vịt gà mà da sạm khác thường thì không nên mua.

Xem thêm bài viết: Các yếu tố ảnh hưởng đến giá máy làm lông gà vịt

Sử dụng máy vặt lông vịt

Vịt làm lông bằng hóa chất: Loại này da sẽ bóng và phẳng lì, không sót một chiếc lông tơ nào cả. Nếu ngửi kỹ có thể bạn sẽ phát hiện thấy mùi lạ. Để tránh mua phải vịt làm lông bằng hóa chất thì bạn nên hạn chế mua các loại mổ sẵn không rõ nguồn gốc.

Khi chế biến vịt gà thành thức ăn thì phải rửa thật kỹ. Nếu bạn rửa sạch thì hàm lượng nhựa thông còn dính trên da vịt sẽ giảm đi đáng kể. Trong quá trình nấu thì bạn nên nấu chín kỹ vì ở nhiệt độ cao thì nhựa thông sẽ bị phân hủy. Nhờ vậy sẽ làm giảm nguy cơ gây bệnh.

Chủ Đề