Trên thị trường độc quyền mua đường chi tiêu cận biên nằm trên đường cung thị trường

Thị trường là nơi mà người mua và người bán gặp nhau. Các đối tượng tham gia thị trường là doanh nghiệp với vai trò mua ở thị trường yếu tố đầu vào và bán ở thị trường yếu tố đầu ra. Người lao động tham gia thị trường với vai trò bán ở thị trường đầu vào và mua ở thị trường đầu ra. Nhưng bên cạnh người lao động thì nhà cung cấp của doanh nghiệp cũng có thể là doanh nghiệp mà khách hàng của doanh nghiệp cũng có thể là doanh nghiệp.

Trên thị trường độc quyền mua đường chi tiêu cận biên nằm trên đường cung thị trường

Tâm lý chung của người bán là muốn tham gia vào thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, độc quyền bánđể có thể bán giá cao. Tâm lý người mua là muốn mua hàng ở thị trường cạnh tranh hoàn hảohoặc là độc quyền mua để có thể mua giá thấp.

Hầu hết các DN ngày nay bán hàng mà mình SX thông qua kênh phân phối tới người tiêu dùng không phải do mình sở hữu đó là các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống,Rất ít người ngày nay tự sản xuất và tự mang đi bán hàng tới người tiêu dùng.

Một DN bất kỳ sẽnằm trong tổng thể các yếu tố như sau:

Trên thị trường độc quyền mua đường chi tiêu cận biên nằm trên đường cung thị trường

Doanh nghiệp phải mua các yếu tố sản xuất ở đầu vào,đócó thể làcá nhân hoặc từ mộtdoanh nghiệp khác. Ở đầu ra Doanh nghiệp sẽ bán hàng của mình tới tay người tiêu dùng hoặc cho một doanh nghiệp khác. Hàng hóa đầu ra của doanh nghiệp cũng có thể là hàng hóa thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật liệu, dịch vụ,

Ở đầu vào hay đầu ra DN sẽ tham gia vào các thị trường có thể rất khác nhau:

Trên thị trường độc quyền mua đường chi tiêu cận biên nằm trên đường cung thị trường

Trong bất cứ thị trường nào cũng tuân theo quy luật sau:

  • Khi giá tăng lên thì người mua muốn mua ít đi và người bán muốn bán nhiều hơn. Vì vậy, đường cầu dốc xuống và đường cung dốc lên.
  • Người bán hay người mua đều quyết định sản lượng tại điểm mà chi phí cận biên bằng với lợi ích cận biên.

Người mua sẽ mua sản lượng tại điểm mà giámột đơn vị hàng hóa mua thêm bằng với lợi ích đạt được khi sử dụng hàng hóa đó. Người bán sẽ bán sản lượng tại điểm mà giá bán ra bằng với chi phí sản xuất ra hàng hóa đó. ( Người bán và mua đều quyết định ở điểm biên)

Trên thị trường độc quyền mua đường chi tiêu cận biên nằm trên đường cung thị trường

Trong hình trên ta thấy chi tiêu cận biên ME song song với trục sản lượng có nghĩa là giá mỗi đơn vị mua thêm không đổi. Tuy nhiên lợi ích có thêm được từ mỗi đơn vị mua thêm lại giảm dần nên MU là đường dốc xuống, nó chính là đường cầu. Một số nơi gọi là lợi ích biên MU là giá trị biên MV (Marginal Value) để phân biệt với lợi ích của người tiêu dùng.

Đường doanh thu cận biên MR song song với trục sản lượng vì giá mỗi đơn vị bán ra thêm không đổi nhưng chi phí để sản xuất thêm mỗi đơn vị hàng hóa lại tăng thêm vì vậy đường chi phí cận biên MC dốc lên.

Đường Cung của hãng độc quyền mua

Khi nghiên cứu độc quyền bán ta nghiên cứu đường cầu. Khi nghiên cứu hãng độc quyền mua ta nghiên cứu đường cung. Trong các phân tích dưới tôi sẽ làm song song cả hai loại để ta dễ hình dung:

Trên thị trường độc quyền mua đường chi tiêu cận biên nằm trên đường cung thị trường
Đường cầu của hãng độc quyền bán

Vì tăng giá bán sẽ làm giảm sản lượng bán được nên đường cầu của hãng độc quyền bán tuân theo quy luật dốc xuống. Vì rằng chỉ một mình mình một thị trường nên đường doanh thu trung bình AR của hãng cũng trùng với đường cầu. AR = TR/Q.

Khi hãng tăng giá từ P1 tới P2 thì giá toàn bộ sẽ đều tăng tương ứng (giống như giá điện) nên doanh thu cận biên sẽ nằm dưới đường cầu.

Trên thị trường độc quyền mua đường chi tiêu cận biên nằm trên đường cung thị trường

Đường cung của hãng độc quyền mua

Trong thị trường độc quyền mua, đường cung của thị trường cho biết sản lượng mà nhà sản xuất định bán ra là hàm số của giá mà người mua chi trả. Khi người mua chi trả giá cao hơn thì sản lượng mà NSX định bán ra cũng cao hơn do thấy có lãi hơn. Khi giá người mua giảm đi thì sản lượng sx cũng giảm đi vì kém lãi hơn. Vì vậy đường cung của thị trường là đường dốc lên.

Vì cả thị trường có một mình hãng độc quyền mua nên đường cung sẽ trùng với chi tiêu trung bình AE ( AE = TE/Q : bằng tổng chi tiêu chia cho sản lượng). Khi người mua quyết định mua thêm một đơn vị hàng hóa làm tăng giá phải chi trả cho tất cả ( AE ) do vậy đường chi tiêu biên ME sẽ nằm trên đường chi tiêu trung bình AE.Đường chi tiêu biên ME về toán học là đạo hàm của đường Tổng chi tiêu AE.

Quyết định sản lượng mua của hãng độc quyền mua

Trên thị trường độc quyền mua đường chi tiêu cận biên nằm trên đường cung thị trường

Hãng độc quyền mua hay bán đều quyết định dừng tại đơn vị hàng hóa mà chi phí biên bằng với lợi ích biên. Ở hình trên trong đồ thị của hãng độc quyền mua, hãng sẽ quyết định mua tại sản lượng Q là giao của ME và MU ở mức giá thấp hơn P1 thay vì P2. Sản lượng này cũng thấp hơn sản lượng cân bằng Q2.

Tóm lại nhờ độc quyền, người bán độc quyền sẽ bán được giá cao hơn giá cân bằng (trong TT cạnh tranh) ở sản lượng thấp hơn sản lượng cân bằng. Người mua độc quyền sẽ mua với giá thấp hơn giá cân bằng (trong TT cạnh tranh) ở sản lượng cũng thấp hơn sản lượng cân bằng.

Sức mạnh độc quyền

Hãng cạnh tranh hoàn hảo không có sức mạnh thị trường hãng buộc phải đặt giá bằng chi phí cận biên.

Hãng độc quyền bán lại có thể bán cao hơn giá tại điểm cân bằng P2, có nghĩa là bán tại điểm A(giá P1 ) thay vì tại điểm C.L= (P1-P2)/P1gọi là sức mạnh độc quyền bán của hãng độc quyền bán, thể hiện khả năng bán cao hơn bao nhiêu so với giá tại điểm cân bằng (trong TTCC HH)

Trên thị trường độc quyền mua đường chi tiêu cận biên nằm trên đường cung thị trường

Hãng độc quyền mua có thể mua thấp hơn giá tại điểm cân bằng P2, có nghĩa là mua tại điểm C (giá P1) thay vì tại điểm A. L = (P2-P1)/P1 gọi sức mạnh độc quyền mua (Thế lực độc quyền mua)của hãng độc quyền mua, thể hiện khả năng mua thấp hơn bao nhiêu so với giá tại điểm cân bằng (Trong TTCC HH)

Độc quyền mua cũng gây ra khoản mất không như độc quyền bán khi mà NSX không sản xuất ở sản lượng cân bằng. Hãng độc quyền bán lấy một phần thặng dư của người mua, Hãng độc quyền mua lấy một phần thặng dư của người bán.

Độc quyền bán thường kéo theo độc quyền mua:

Nếu một hãng độc quyền bán bán ra hàng hóa được sản xuất từ những nguyên liệu rất đặc thù mà những nhà sản xuất khác không dùng tới thì nhiều khả năng nó lại trở thành độc quyền mua. Ở vị thế vừa độc quyền mua vừa độc quyền bán nó sẽ chiếm thặng dư của cả khách hàng đầu ra lẫn nhà cung cấp đầu vào.

Ví dụ nếu như cả nước Việt Nam chỉ có một chuỗi rạp chiếu phim của Loteria. Các nhà phân phối phim khi bán ở VN chỉ có thể bán được cho Loteria, các khán giả yêu quý chỉ có thể tới Loteria để xem phim. Vậy Loteria đã trở thành hãng độc quyền bán và mua trên thị trường VN. Nó bán vé cao hơn so với giá hiện nay và mua rẻ hơn so với giá hiện nay.

EVN là độc quyền bán điện trên thị trường Việt Nam. EVN dùng nhiều hàng hóa rất đặc thù của ngành điện nên EVN trở thành cả độc quyền mua trên thị trường VN ở một sản phẩm cụ thể.

Độc quyền bán gặp độc quyền mua

EVN là độc quyền mua trên thị trường VN cho sản phẩm A. Nhưng A này lại chỉ được cấp bởi duy nhất một doanh nghiệp X. Vậy xảy ra tình huống độc quyền bán gặp độc quyền mua. Hai hãng đều có tâm lý của nhà độc quyền, muốn được hưởng lợi cao nhất có thể. Hai hãng sẽcùng tìm cách phá vỡ thế độc quyền của đối phưong. Tuy nhiên, ở trường hợp của EVN khả năng cao là phần thiệt về phía độc quyền mua vì EVNcó thể đẩy giá lên cao ở phía bán để bù vào và vì hàng hóa của một hãng duy nhất nên không thể kiểm soát được chi phí của EVN.

Liệu có tình huống có nhiều người mua nhưng vẫn có độc quyền mua không?

Thực tế là vẫn có, nguyên nhân là do cấu kết của những người mua lại với nhau. Các người mua có thể cạnh tranh nhau ở đầu ra nhưng họ tìm cách nói chuyện với nhau để cùng nhau ngồi lại đạt lợi thế của độc quyền mua.

A và B cấu kết nhau bằng cách:

Mối liên kết chủ sở hữu:A và B được chung một ông chủ hoặc cổ đông lớn của A cũng là cổ đông lớn của B.

Trong một hiệp hội : A và B cùng trong một hiệp hội ngành nghề ví dụ như hiệp hội ngành thép, ngành may mặc, ngành xăng dầu, ngành than, hội doanh nghiệp trẻ,

Kết hợp với nhau trong một liên danh, các đối tác chiến lược, hoặc thỏa thuậnphân chia đầu ra để tránh cạnh tranh.

Giờ đây thay vì các nhà cung cấp có thể bán cho A hoặc B thì họ chỉ có thể bán cho A và B. Họ sẽ phải bán thấp hơn so với trường hợp có cạnh tranh.

Mua chung, nhóm chung, hotdeal, bản chất chính là tập hợp các người mua riêng lẻ lại với nhau để có thể mua với giá tốt hơn. Nếu như tất cả người mua đều mua qua hotdeal thì hotdeal trở thành độc quyền mua và nó có sức mạnh độc quyền.

Siêu thị Big C cũng tập hợp những người mua lại với nhau. Với sản lượng lớn nó sẽ có sức mạnh đàm phán với các nhà cung cấpcủa nó.

Trên thị trường độc quyền mua đường chi tiêu cận biên nằm trên đường cung thị trường
Thuật ngữ viết tắt trong entry này
Trên thị trường độc quyền mua đường chi tiêu cận biên nằm trên đường cung thị trường

AE:AverageExpenditure : Chi tiêu trung bình

TE: Total Expenditure: Tổng chi tiêu

ME:Marginal Expenditure : Chi tiêu cận biên ( Chi tiêu biên )

AR: AverageRevenue :Doanh thu trung bình

MR: Marginal Revenue : Doanh thu cận biên ( Doanh thu biên)

MU: Marginal Utility : Lợi ích biên

Bài viết liên quan

  • Trên thị trường độc quyền mua đường chi tiêu cận biên nằm trên đường cung thị trường
    Sự kiện thiên nga đen nCoV
  • Trên thị trường độc quyền mua đường chi tiêu cận biên nằm trên đường cung thị trường
    Nhãn hàng hóa bắt buộc phải có nội dung gì?
  • Trên thị trường độc quyền mua đường chi tiêu cận biên nằm trên đường cung thị trường
    Tìm hiểu về việc áp giá trần của chính phủ trong quy định giá gửi xe
  • Trên thị trường độc quyền mua đường chi tiêu cận biên nằm trên đường cung thị trường
    Chỉ số USD, vàng và chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì
  • Trên thị trường độc quyền mua đường chi tiêu cận biên nằm trên đường cung thị trường
    Tổng sản phẩm quốc nội GDP và Thâm hụt thương mại
  • Trên thị trường độc quyền mua đường chi tiêu cận biên nằm trên đường cung thị trường
    ICOR và vốn đầu tư toàn xã hội
  • Trên thị trường độc quyền mua đường chi tiêu cận biên nằm trên đường cung thị trường
    Grab và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
  • Trên thị trường độc quyền mua đường chi tiêu cận biên nằm trên đường cung thị trường
    Ảnh hưởng của giảm thuế thu nhập DN xuống 15-17%

Comments

comments