Trẻ tướt lẫy bao lâu

Trẻ mọc răng là thời kỳ khá khó khăn đối với cha mẹ khi trẻ gặp các triệu chứng như sốt, quấy khóc, ho,… và đặc biệt là “đi tướt”. Trẻ đi tướt mọc răng khiến nhiều mẹ lo lắng nhưng đây là một hiện tượng bình thường với một số trẻ. Biết được nguyên nhân sẽ dễ dàng chăm sóc và điều trị nhanh chóng. Nha Khoa Thu Trang xin giải đáp mọi thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!

Trẻ đi tướt mọc răng là gì? Bao lâu thì khỏi

1. Trẻ đi tướt mọc răng là gì? Nguyên nhân tại sao?

Nhiều ba mẹ khi thấy trẻ đi tướt mọc răng cho rằng bé yêu của mình đang bị tiêu chảy. Đừng vội kết luận, hãy nhìn nhận vấn đề được xem là “nhức nhối” này và tìm ra nguyên nhân.

Dấu hiệu trẻ đi tướt mọc răng không khác nhiều so với bệnh tiêu chảy. Lúc này phân của trẻ sẽ có các hiện tượng sau:

  • Đi phân sống, nhầy
  • Phân không có bọt
  • Có màu vàng, ngã xanh hoa cải

Tuy nhiên, khác với tiêu chảy khi trẻ đi tướt mọc răng không sốt, ít quấy khóc, có thể ăn uống và hoạt động bình thường. Vậy tại sao trẻ mọc răng lại bị đi ngoài?

Đây là một phản ứng của cơ thể trẻ, kích thích sự phát triển của trẻ xuất phát từ hai nguyên nhân chính sau:

  • Trẻ mọc răng sẽ sản xuất nhiều nước bọt hơn khiến trẻ nuốt phải nhiều nước bọt. Khi vào dạ dày emzym gây xáo trộn sự cân bằng, khiến trẻ mọc răng bị đi ngoài.
  • Trẻ có xu hướng đưa mọi thứ vào trong miệng khi răng chuẩn bị mọc. Những đồ vật này là tác nhân khiến vi khuẩn, virus xâm nhập, hệ thống miễn dịch của trẻ yếu nên có thể bị đi tướt khi mọc răng.

2. Bé đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi?

Từ những dấu hiệu và nguyên nhân trên cha mẹ có thể đã hiểu trẻ bị đi tướt khi mọc răng là như thế nào rồi phải không. Vậy trẻ đi tướt bao lâu thì khỏi?

Nếu trẻ có những biểu hiện mọc răng đi tướt kể trên thì sẽ khỏi sau 1 – 2 ngày trước và sau khi răng mọc lên.

Tuy nhiên, cha mẹ nên theo dõi trẻ xem có dấu hiệu nào bất thường không? Nếu trẻ đi tướt khoảng tuần và đi nhiều lần trong ngày thì lúc này trẻ có nguy cơ mất nước và mắc bệnh lý khác.

Hãy nhanh chóng đưa em bé đến trung tâm y tế để được bác sĩ kiểm tram, xác định nguyên nhân. Vì đây không chỉ đơn giản là vấn đề trẻ đi tướt mọc răng nữa.

3. Trẻ đi ngoài mọc răng phải làm sao? Nên cho ăn gì?

Để khắc phục tình trạng trẻ mọc răng đi tướt, cha mẹ hãy thực hiện các cách sau đây nhé. Đừng bỏ qua bất kỳ yếu tố nào giúp con luôn khỏe mạnh khi mọc răng.

Chắc chắn bé đi ngoài là do mọc răng

Do hệ thống miễn dịch của các con còn yếu nên các yếu tố bên ngoài có thể khiến cơ thể trẻ nhiễm khuẩn nên tình trạng bé đi ngoài có thể không phải do trẻ mọc răng.

Chính vì lẽ đó, cha mẹ không nên ngó lơ mà hãy chắc chắn là bé đi tướt do mọc răng. Có vài điểm cơ bản khác giúp bạn nhận ra bé đang mọc răng:

  • Bé cáu kỉnh hơn bình thường: Nướu bị kích ứng, gây sưng, ửng đỏ làm trẻ khó chịu nên so với bình thường bé sẽ khó tính hơn.
  • Có xu hướng bú tay và đưa đồ vật vào miệng nhai cắn: 85% trẻ mọc răng có triệu chứng này chính bởi nướu kích ứng, sưng ngứa nên trẻ có xu hướng nhai cắn làm giảm cảm giác này.
  • Chảy nhiều dãi: Lượng nước bọt trong miệng của trẻ tiết ra nhiều hơn, nếu cha mẹ không lau sạch miệng cho bé có thể dẫn đến phát ban ở cằm, cổ và má.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng: Mọc răng khiến thân nhiệt của trẻ tăng nhẹ ở mức 37,2 – 37,5 độ C. Bạn cần chú ý rằng mọc răng chỉ làm cho thân nhiệt trẻ răng lên cao chứ không gây sốt trên 38 độ.

Nếu trẻ có thân nhiệt cao hơn 38 độ C hãy đưa trẻ đi khám vì điều này có thể do nguyên nhân khác.

Mẹ nên giữ vệ sinh cho trẻ

Bạn có thể tưởng tượng những chiếc răng nhỏ bé sẽ phải bon chen dưới nướu để vươn mình ra ngoài. Chắc chắn điều này sẽ làm trẻ rất đau và khó chịu.

Để xoa dịu sự kích ứng nướu, trẻ luôn đưa đồ vật vào miệng để nhai. Đây thực sự là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng.

Lúc này, cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ những đồ vậy mà trẻ thường xuyên đưa vào miệng. Tốt nhất, bạn hãy chuẩn bị cho trẻ núm vú chuyên dụng và vệ sinh sạch cho trẻ đưa vào miệng giúp xoa dịu đau ngứa nướu.

Đồng thời, có thể massage nướu và vệ sinh nướu cho trẻ bằng bông gạc lạnh. Đặc biệt, vệ sinh mông cho trẻ sạch khi con đi ngoài, tránh nguy cơ nhiễm trùng tuyệt đối.

Trẻ đi ngoài mọc răng uống thuốc gì?

Trẻ mọc răng đi ngoài trong khoảng 1 – 2 ngày là khỏi, do đó việc cho trẻ uống thuốc là không cần thiết.

Vì vậy, cha mẹ không cần quá lo lắng trẻ đi ngoài mọc răng uống thuốc gì. Chính bởi, hầu hết trẻ không cần uống thuốc mà chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ tự khỏi.

Trẻ đi tướt mọc răng nên ăn gì?

Trẻ đi ngoài sẽ gây tình trạng mất nước nên việc đầu tiên mẹ cần làm là bổ sung nước cho trẻ. Bằng cách cho trẻ uống nước và bú sữa nhiều hơn để bù đắp lượng nước đã mất.

Trong sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ giúp tăng sức đề kháng. Vì vậy, hãy cho trẻ bú nhiều hơn bình thường nhé.

Lúc này, trẻ cũng bắt đầu ăn dặm nên mẹ có thể cho con ăn thêm một số thực phẩm giúp phân con cứng lại như cà rốt, khoai lang, sữa chua, chuối…

Bên cạnh việc cho trẻ ăn gì thì mẹ cũng nên bổ sung dưỡng chất cho cơ thể để bé có thể hấp thụ qua sữa mẹ. Các thức phẩm nhiều dinh dưỡng như thịt nạc, trứng, cá, sữa, ngũ cốc,…

Đưa trẻ đến bác sĩ

Nhiều trường hợp trẻ đi tướt nhưng không phải mọc răng, lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi:

  • Trẻ quấy khóc nhiều: Mọc răng không đến mức bé khóc dữ dội, khó chịu không thể xoa dịu. Nếu đến mức bé không ngủ được, hãy đưa trẻ đến bác sĩ.
  • Trẻ sốt cao: Mọc răng không khiến trẻ bị sốt mà chỉ làm thân nhiệt cơ thể cao hơn bình thường. Vì vậy, nếu trẻ sốt trên 38 độ thì có thể là vấn đề y tế cha mẹ cần lo lắng.
  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú: Điều này có thể do yếu tố khác chú không riêng gì vấn đề mọc răng ở trẻ.
  • Phát ban: Trẻ có thể bị nổi mẫn trên miệng, cổ, má do nước dãi nhưng nếu dấu hiệu phát bát xuất hiện khắp cơ thể thì có thể do bệnh khác gây ra.
  • Trẻ đi tướt mọc răng kèm ho, sốt, nôn,…: Đây là những dấu hiệu bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
  • Trẻ mọc răng đi tướt kéo dài: Thời gian trẻ mọc răng đi tướt chỉ kéo dài từ 1 – 2 ngày, nếu kéo dài có thể trẻ bị tiêu chảy. Vì vậy cần đưa bé đến bác sĩ để thăm khám ngay.

LÀM MẸChăm sóc bé từ 0 - 12 tháng

Em mới sinh con lần đầu nên có nhiều biểu hiện của con mà làm em hoang mang cực độ. Mỗi lần vậy lại lên mạng seach biểu hiện ý và cũng học được kha khá kinh nghiệm của các mẹ trên diễn đàn. Nhưng lần này biểu hiện đi ị của con khác quá, e tìm mỏi mắt không thấy nhà mẹ nào giống vậy. Các mẹ giúp em với nhé.Con em được 2m6d rùi. Bú mẹ hoàn toàn. thời gian trước cháu đi ị rất đều, hoa cà hoa cải và ngày đi 1 lần, ị rất nhiều. khoảng 2 tuần trở lại đây, cháu đi ị có bọt, ngày đi 3 -4 lần, phân vàng vẫn hoa cà hoa cải. nhưng lạ một cái là lần đầu tiên đi trong ngày thì phân đẹp lắm, không có bọt, những lần tiếp theo thì tỷ lệ nước và bọt sẽ tăng lên. Có ngày chỉ có nước lẫn rất ít cái và toàn bọt. Có khi con chỉ són ra nước màu vàng thôi ấy. Có lần con đi, rặn đỏ mặt mà chỉ ra ít bọt hoặc chẳng ra gì, nhìn con e thương lắm. Má của con sọp hẳn đi. Em đã đùng nhiều cách như ăn búp ổi, hạ thổ búp ổi or hồng xiêm xanh đun lấy nước, ăn cà rốt, ăn rau mơ,.. Em cũng thử cho con uống men tiêu hóa rồi nhưng vẫn không cải thiện. Em cũng ăn kiêng khem, chỉ dám ăn thịt thăn và rau của người quen trồng được cho thôi mà con cũng không đỡ. Có người mách con đang tướt lẫy, không bị sao cả,nhưng mà tướt lẫy lâu vậy ạ.[à, trong hai tuần con em vẫn bú và ngủ bình thường, cháu vẫn tăng cân ạ]Các mẹ thông thái giúp e với, tình hình của con như thế là bị sao ạ?à, mà từ ngày bị như vậy, mỗi lần con đi ị được ít hẳn, không nhiều như ngày trước [có khi do số lần con đi trong ngày nhiều hơn chăng??] các mẹ có cách nào giúp e làm cho con đi một lần được thành phẩm nhiều nhiều không ạ? Em đã thử lấy khăn dấp nước cho vào mông con để con đi tiếp nhưng không thành công :[[Các mẹ giúp em với nhé.

Trẻ bị đi tướt là chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, làm sao phân biệt được tình trạng trẻ đi tướt do mọc răng hay là đi tướt do bệnh lý tiêu chảy thì không hẳn các mẹ có con lần đầu có thể phân biệt được. Vậy mời các mẹ cùng healthyblog.net theo dõi bài viết sau nhé.

Dấu hiệu trẻ đi tướt mọc răng

Trong quá trình mọc răng của bé, một loại enzym được phóng thích kết hợp với lượng nước bọt nhiều hơn thông thường khi bé nuốt vào sẽ gây ra hiện tượng đi tướt.

Đi tướt mọc răng có hiện tượng không khác gì nhiều so với các hiện tượng tiêu chảy khác. Một ngày có thể bé sẽ bị đi tướt đến 4, 5 lần, phân không sống, nhầy, không có bọt, có màu vàng hơi xanh xanh hoa cà hoa cải.

Tuy nhiên, khi bé bị đi tướt mọc răng bé vẫn chơi, ăn uống và hoạt động như bình thường, không sốt, không quấy khóc.

Đi tướt hay tiêu lỏng, tiêu chảy ở trẻ em có nhiều mức: phân mềm nhưng vẫn có khuôn, phân nát, phân lỏng có lẫn thức ǎn không tiêu hóa được, phân chỉ là chất lỏng.

Cách chữa trị tùy vào trạng thái bệnh nặng hay nhẹ, đi nhiều hay ít, lứa tuổi bao nhiêu trong quãng từ sơ sinh đến 3 tuổi.

Phương pháp điều trị cho trẻ đi tướt

Với bé sơ sinh bú mẹ

Nếu bé đi mỗi ngày 5 – 6 lần hay nhiều hơn nữa thì cũng là việc bình thường. Phân của Bé như thế nào là tùy ở chất sữa của mẹ.

Nếu bé vẫn chịu bú và tǎng cân đều thì không có gì phải lo ngại. Mẹ của bé vẫn có thể yên tâm cho con bú, nhưng chú ý không được uống thuốc tẩy, thuốc nhuận.

Với bé bú bình

Nếu bé bú sữa ở bình mà bị tiêu chảy thì phải cẩn thận ngay từ đầu, tránh để bé bị mất nước và các chất muối khoáng nhiều.

Nếu bé đi nhiều lần trong một giờ thì dù sắc thái Bé không có gì đáng chú ý, cũng phải đưa cháu tới bác sĩ. Những hiện tượng rất đáng chú ý và lo ngại là : phân xanh hoặc phân lỏng mà cháu đi ra từng tia.

Cần phải làm gì khi trẻ bị đi tướt?

Trước tiên, phải ngưng không cho bé ǎn sữa nữa trong vòng 1 – 2 ngày. Cho bé uống làm nhiều đợt trong ngày: nước đường, nước nấu cà rốt, những chất muối khoáng dành cho trẻ em trong những trường hợp này có bán sẵn ở hiệu thuốc pha với một lượng nước nhất định đã được chỉ dẫn.

Ở độ tuổi từ 5 – 6 tháng trở đi, có thể cho bé ǎn thêm thức ǎn chống tiêu chảy như khoai, chuối nghiền v.v… Lượng thức ǎn lỏng cho các cháu ǎn mỗi ngày vào quãng 150 gram cho mỗi kg trọng lượng của các cháu, ǎn làm nhiều lần, mỗi lần độ 20 – 30g. Nếu các cháu bị nôn ói, nên cho bé ǎn lạnh.

Chế độ ǎn như trên có mục đích bù lại lượng nước Bé bị mất do đi lỏng. Nếu phương pháp trên có hiệu quả, bé sẽ đi phân trở lại bình thường.

Chế độ ǎn kiêng như trên không nên kéo dài quá 2 ngày.

Khi ǎn bình thường trở lại, nên tǎng lượng sữa từ từ hoặc dùng các loại sữa đặc biệt thích hợp với bệnh trạng của cháu.

Chú ý:

Nếu đã ǎn kiêng mà bé vẫn không khỏi, bị sút cân và có triệu chứng cơ thể thiếu nước, cần phải gặp bác sĩ để xem có cần cho bé nằm viện ngay không.

Cũng cần lưu ý rằng, khi trở lại chế độ ǎn bình thường rất có thể bé lại bị đi tướt lại. Nếu vậy, lại phải ǎn kiêng sữa thêm 1 – 2 hôm hoặc yêu cầu bác sĩ xem có cần đổi loại sữa khác không.

Những nguyên nhân của bệnh tiêu chảy thường liên quan tới vấn đề ǎn uống của bé như:

  • Pha sữa đặc quá hoặc loãng quá.
  • Cho bé ǎn quá sớm những thức ǎn khó tiêu như: thịt, rau, trứng, hoặc cho ǎn với liều lượng nhiều quá; ǎn nhiều bột quá.
  • Thực phẩm bị thiu, sống.

Bệnh tiêu chảy còn do vi trùng hay vi rút gây ra. Chúng có thể từ những ổ viêm nhiễm ở họng, ở tai xuống gây bệnh ở ruột. Bác sĩ khám họng, tai và làm xét nghiệm phân có thể xác định được điều này.

Để đề phòng cho bé khỏi bị tiêu chảy, nên chú ý:

  • Pha chế sữa đúng liều lượng và tránh những thiếu sót đã ghi ở phần trên.
  • Tránh không để cháu bé tiếp xúc với người nào đang bị viêm nhiễm như ho, có mụn nhọt v.v…
  • Rửa sạch và làm tiệt trùng các bình sữa trước khi đựng sữa cho Bé ǎn.
  • Khi bé mới bị tiêu chảy, ngưng cho ǎn sữa ngay.

Trẻ 5 tháng đi tướt nhiều lần trong ngày phải làm sao?

Bé 5 tháng 9 ngày, bị đi tướt phân nhầy lẫn hoa cà hoa cải, đi nhiều lần mỗi lần 1 ít, bé bú mẹ hoàn toàn. Mình phải làm sao cho bé hết đi tướt bây giờ?

Trả lời: Bạn cần phân biệt tiêu chảy [đi tướt] với việc trẻ sơ sinh đi xì xoẹt [hoa cà hoa cải]. Với những bé bú mẹ hoàn toàn thì đi ngoài như bé nhà bạn là hoàn toàn bình thường.

Tiêu chảy là trong đường ruột có nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn, cơ thể phản ứng đẩy phân ra khỏi ruột, lỏng, nhanh và nhiều, để giúp đào thải khuẩn hoặc độc tố. Từ khi mới sinh đến 1 vài tháng đầu bé đi nhiều lần, phân lỏng và hình thức phân thay đổi, phản ánh thức ăn của mẹ, nhưng lỏng hay đặc đều là bình thường, không phải là tiêu chảy theo định nghĩa bệnh lý nói trên.

Phân đẹp là phân màu vàng. Phân có thể thay đổi hình thức hay màu sắc [hoa cải hoa cà, lẫn phân xanh, lẫn bọt, thay đổi mùi…] cũng là bình thường. Cách đi phân lỏng như thế này giúp ruột và hậu môn không cần phải gắng sức. Vậy bé bú mẹ 100% là “đi phân lỏng, hình thức phân thay đổi” [sinh lý] không phải là tiêu chảy [bệnh lý].

Như vậy, bé bú mẹ 100% nhiều ngày không đi thì cũng không phải là táo bón, mà nếu một ngày đi nhiều lần và phân lỏng thì cũng không phải là tiêu chảy.

Bé bị đi tướt mọc răng, mẹ phải làm sao?

[Mẹ bé Bông]: Có mẹ nào biết trẻ mọc răng bị đi tướt thì phải uống thuốc gì không, Bông nhà mình vừa bị sốt, lại vừa đi tướt, ăn vào thì lại bị nôn ra, mình đang lo quá không biết phải làm sao cả. Mẹ nào có kinh nghiệm chia sẻ với mình nhé.

[Mẹ bé Bơ]: Em vẫn nghe nói khi bé mọc răng là bị đi tướt nhưng em cũng không phân biệt đc đâu là đi tướt đâu là bị có vấn đề về tiêu hóa nữa.

Bé nhà em 1 tuần nay nhú 4 răng trên cùng 1 lúc, trộm vía không sốt nhưng ngày đi đến 3 lần. Theo em hiểu đi tướt là ra tí nước kèm cái, nhiều lần trong ngày. Cũng có lúc bé đi kiểu thế nhưng đa phần phân nhão, màu xanh đen. Cháu ăn thịt bò, gà, lợn và các loại rau bình thường, dầu oliu. Em không cho phomai vào cháo nữa rồi, không ăn váng sữa. Sữa chua, bánh ăn dặm bé vẫn ăn.

Các mẹ giúp em với. Em không biết đi tướt là như thế nào với cả, với lại trong lúc bụng dạ bé không tốt thế này thì ăn uống thế nào cho tốt?

[Mẹ bé Bobby]: Bạn đừng lo lắng quá. Bé mọc răng thì sốt và tước là bình thường thôi. Bạn có thể mua men tiêu hóa cho bé uống ngày 2 lần [sáng-chiều], hoặc bạn mua cà rốt, rửa sạch để nguyên vỏ nấu nước cho bé uống sẽ cầm tước đó bạn. Thường thì khỏang 3-4 ngày sẽ hết tước thôi. Nhưng còn tùy cơ địa của từng bé nữa, bạn cứ yên tâm nha.

[Mẹ bé Zippo]: Bé nhà bạn được mấy tháng rồi, đã thấy răng nhú lên chưa?

Bé nhà mình cũng đi tướt đấy, bà ngoại mình bảo bé đầu răng cuối răng, không sợ. Đi mấy ngày thế rồi hết không lo, không phải uống gì hết. Quả là bé nhà mình đi tướt phân xanh lè, mới đầu mẹ cháu sợ quá không biết ăn gì mà lạ đi phân sợ thế, xì xoẹt suốt. Mang đi xét nghiệm bác sỹ phán chả làm sao. Bà ngoại cũng bảo vậy nên yên tâm là không sao thì không uống thuốc. Sau mấy ngày là bé lại bình thường, chỉ có điều vẫn chưa thấy răng đâu cả.

[Mẹ bé Nhím]: Nhím nhà mình hồi 3 tháng cũng đi tướt, một ngày bé đi 5-7 lần như vậy làm mình rất sốt ruột, sau đó mình cũng mua men tieu hóa cho bé uống nhưng cũng không đỡ, bé vẫn đi, đổi đủ loại thuốc vấn thế, rồi đến khi bé lẫy được thì tự nhiên hết luôn, chẳng hiểu sao nhưng mẹ chồng mình bảo đấy là tướt lẫy. không phải bé bị đi ngoài vì bé nhà mình vẫn chịu ăn, vui vẻ và không có biểu hiện gì là mất nước cả,

Mẹ bé Dưa Hấu tư vấn cách chăm sóc và chữa trị cho bé bị đi tướt

  • Bé lớn nhà mình cũng bị tước lúc mọc răng khi 7 tháng tuổi.
  • Lúc ấy mình cho bé uống thêm nước carot ép và đun sôi thì phân cũng đông lại đấy.
  • Bạn thử xem sao nhé, nếu cho bé uống nước carot mà thấy đỡ thì ổn. Cố gắng uống như vậy khoảng 2-3 ngày cho chắc dạ. Đừng uống lâu quá , kẻo lại chuyển sang tón bón nhé.
  • Còn nếu uống nước carot không ăn thua thì cho uống Smecta. Liều lượng thì lúc mua bạn cứ hỏi dược sĩ xem.
  • Để tránh mất nước và thiếu điện giải bạn nên cho bé uống thêm Oresol vị cam ý, cái này rất tốt với những bé bị đi ngoài phân lỏng.
  • Nếu bé đi tướt 3 lần /ngày nên chưa cần đi bác sĩ, nhưng nếu bé đi trên 5 lần /ngày thì nên đi Bác sĩ ngay. Vì để bé mất nước nhiều thì rất nguy hiểm đấy.

Ăn cà rốt sẽ giúp bé giảm đi tướt

Còn nhớ khi bé sinh mới được 5 ngày tuổi có người mách mình buổi tối nên uống một ly sữa bò vừa dễ ngủ lại lợi sữa. Vậy là mình một hai đòi chồng mua sữa bò về pha cho uống, mà quên lời dặn phải luộc sữa trước khi mở và dùng nước mới sôi để pha. Tối hôm đó, bé mới bú mẹ xong thì loẹt xoẹt đi ngoài mãi, phải khoảng đến 10 lần. Mình lo lắng lắm, mẹ chồng nẹt cho trận vì tội không cẩn thận.

Nẹt xong, bà nội vội xuống bếp, rồi mang lên cho mình bát cháo thịt bằm, cà rốt với gừng. Đến trưa chiều, thực đơn bà đẻ thường ngày ngoài thịt kho mặn, canh ngót hoặc canh đu đủ hầm chân giò còn bổ sung thêm một đĩa cà rốt bào luộc và một chén con nước luộc cà rốt. Ăn liên tục trong hai ngày, cho con bú thật không ngờ mình thấy con giảm đi tướt trông thấy.

Đến thời kỳ cho bé ăn dặm, sau 2 tháng ăn bột, mình bắt đầu nấu cháo, thấy con khó ăn sợ con ngán mình thay đổi thực đơn liên tục. Bữa sáng, bữa chiều là mỗi loại thịt rau củ khác nhau. Con dễ ăn hơn nhưng cũng số lần đi ngoài cũng gia tăng, phân thì hơi nhớt lại có mùi chua.

Nhớ món cà rốt bà ngoại dùng từ lúc mới sinh, mình lấy cà rốt rửa thật sạch, để cả vỏ hầm chung với cháo thịt gà hoặc thịt nạc [ít thịt thôi] nấu loãng rồi cho bé ăn từng ít một thì thấy bé đi ngoài giảm hẳn phân cũng đẹp hơn. Sau này tìm hiểu mình được biết bước đầu ăn dặm nên để cho con ăn thử một loại thực phẩm nhất định trong vài ngày để kiểm tra xem con có bị hợp với thức ăn đó không.

Nhờ cà rốt và kết hợp với việc điều chỉnh thức ăn bụng bé nhà mình cũng ổn hơn nhiều, không còn hiện tượng đi tướt nữa.

Ngoài cà rốt, mình còn biết có một số thực phẩm có thể dùng để giảm đi tướt hiệu quả cho bé như khoai tây, chuối nghiền, mẹ thử áp dụng xem sao nhé.

Mẹ cũng cần lưu ý khi bé bị đi tướt nhiều sẽ mất nước do vậy mẹ cần bổ sung nước cho con đúng cách [nước luộc cà rốt chẳng hạn] và cần giữ gìn vệ sinh ăn uống cũng như sinh hoạt cho bé.

Xem thêm:

Trẻ Chậm Nói: Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Khắc Phục?

Video liên quan

Chủ Đề