Công nhân lương bao nhiêu

Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 20%
  • Nếu người lao động là cá nhân cư trứ tại Việt Nam:

TH1: Nếu hợp đồng lao động < 3 tháng, mức lương chi trả ≥ 2 triệu đồng/tháng, thuế thu nhập cá nhân sẽ tính theo thuế suất toàn phần.

Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 10%

Nếu Hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại Việt Nam thì tính theo biểu luỹ tiến từng phần.

Bậc Thu nhập tính thuế /tháng Thuế suất Số thuế TNCN phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu đồng [trđ] 5% 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10% 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT – 0,25 trđ
3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT – 0,75 trđ
4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT – 1,65 trđ
5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT – 3,25 trđ
6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30 % TNTT – 5,85 trđ
7 Trên 80 trđ 35% 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT – 9,85 trđ

Thu nhập chịu thuế: Là tổng thu nhập cá nhân nhận được từ tổ chức chi trả không bao gồm các khoản sau:

  • Tiền ăn giữa ca, ăn trưa:
    • Nếu doanh nghiệp không tự tổ chức nấu ăn mà chi tiền cho người lao động [phụ cấp vào lương] được miễn tối đa 730.000 đồng/người/tháng [Theo Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội];
    • Nếu doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn, mua xuất ăn cho nhân viên thì được miễn toàn bộ.
  • Phụ cấp điện thoại: Phải được quy định theo quy chế công ty;
  • Phụ cấp xăng xe, đi lại: Phải được quy định theo quy chế công ty;
  • Phụ cấp trang phục:
    • Nếu chi bằng hiện vật [tổ chức mua về trang phục về phát cho nhân viên] được miễn toàn bộ.
    • Nếu chi bằng tiền: tối đã 5 triệu/người/năm
  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ.
  • Tiền công tác phí.

…..

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Các khoản giảm trừ bao gồm:

  • Giảm trừ cho bản thân người nộp thuế

Mức giảm trừ: 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm.

  • Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Mức giảm trừ: Đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

  • Bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện
    • Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
    • Mức giảm trừ bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội 8%, bảo hiểm y tế 1,5%, bảo hiểm thất nghiệp 1%.
    • Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng [nếu có], kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ.
  • Khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
    • Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa.
    • Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định Nghị định 93/2019/NĐ-CP ngày 15/01/2020.

Như vậy, nếu mức lương người lao động nhận được có tổng thu nhập chịu thuế lớn hơn tổng các khoản giảm trừ thì người lao động mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Ví dụ: Ngày 31/08/2020, ông A được thanh toán tiền lương tháng 8 như sau:

  • Lương theo ngày công: 15.000.000 đồng;
  • Thưởng doanh thu tháng 3: 6.000.000 đồng;
  • Làm thêm giờ ngày thường: 1.500.000 đồng;
  • Phụ cấp ăn trưa: 750.000 đồng;
  • Phụ cấp điện thoại: 500.000 đồng [quy chế công ty quy định mức 500.000 đồng];
  • BHXH đã đóng: 945.000 đồng;

Biết rằng: Ông A có đăng ký giảm trừ 2 người phụ thuộc là: con trai và mẹ đẻ.

Do vậy:

TNCT = 15.000.000 + 6.000.000 + 1.000.000+ 20.000 = 22.020.000 đồng

TNTT = 22.020.000 – 945.000 – 11.000.000 – 8.800.000 =1.275.000 đồng

Thuế TNCN phải nộp = 1.275.000 * 5% = 63.750 đồng

Tháng 8 ông A phải nộp 63.750 đồng thuế TNCN.

Đặc biệt, Theo Luật Quản lý thuế 2019 vừa được Quốc hội Khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua vào ngày 13/6/2019, từ 01/7/2020 cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống sẽ được miễn nộp quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Công ty đại lý thuế Việt An luôn hỗ trợ các vấn đề liên quan đến hoạt động kế toán thuế của doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất!

Quế Chi   -   Chủ nhật, 02/01/2022 15:34 [GMT+7]

Công nhân luôn mong được tăng lương nhiều hơn. Ảnh minh hoạ. Ảnh: Quế Chi

Chị Phan Thị Thắm [Khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh] cho biết, mọi năm, lương cơ bản vẫn tăng từ 150.000-300.000 đồng/tháng so với năm trước. Tuy nhiên, bước sang năm 2022, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh nên công ty chỉ tăng lương so với năm 2021 là 100.000 đồng/tháng. 

“Hiện tại, lương cơ bản của tôi là 5,9 triệu đồng/tháng. Vị trí làm việc của tôi không làm thêm, trong khi đó, các khoản phụ cấp cũng ít nên tổng thu nhập của tôi chỉ khoảng hơn 6 triệu đồng/tháng” – chị Thắm cho biết. 

Theo chị Thắm, như nhiều công nhân khác, chị cũng thích đi làm thêm để có thêm thu nhập, nhưng vị trí làm việc của chị không phải làm thêm.

“Tôi có thể xin sang vị trí công việc khác để được làm thêm, nhưng tôi nghĩ cần có thời gian chăm sóc, gần gũi các con, nên chấp nhận công việc hiện tại” – chị Thắm nói. Nếu làm một ngày 12 giờ, thêm thứ 7, Chủ nhật cũng đi làm, chị Thắm sẽ không có thời gian chăm sóc con. Trong khi đó, chị đang một mình nuôi 2 con nhỏ. 

Chị Thắm mong được tăng lương cơ bản nhiều hơn, giúp công nhân như chị có thu nhập cao hơn, không phải đi làm thêm nhiều. Tuy vậy, chị cũng bày tỏ chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp do dịch COVID-19 khiến không thể tăng lương ít nhất bằng với mức mọi năm. 

“Ngoài ra, trong năm 2022, tôi mong dịch được kiểm soát tốt hơn để công nhân được ổn định công việc. Tháng vừa rồi, bộ phận nơi tôi làm việc có người bị F0, tôi cũng nhiều công nhân khác phải nghỉ 7 ngày. Những ngày nghỉ này, tôi chỉ được hưởng 70% lương” – chị Thắm bày tỏ. 

Chị Đoàn Thị Hạnh [công nhân Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội] cho biết, năm 2021, lương cơ bản của chị tăng so với năm 2020 là 100.000 đồng/tháng. “Năm 2022, công ty tăng lương cơ bản của tôi so với năm 2021 là 260.000 đồng/tháng. Có mức tăng cao hơn trên một phần là do tôi được “lên hạng”, từ hạng B lên hạng A” – chị Hạnh nói. 

Hiện lương cơ bản của chị Hạnh là 5.193.000 đồng. Chị Hạnh mong mức lương này được nâng lên ở mức 6 triệu đồng/tháng. “Tuy nhiên, với mức lương cơ bản 6 triệu đồng/tháng này, tôi vẫn sẽ đi làm thêm để có thêm thu nhập, đủ trang trải cho cuộc sống xa nhà” – chị Hạnh chia sẻ. 

Hiện tại, công ty nơi chị làm việc ít tổ chức làm thêm. Tổng thu nhập của chị Hạnh, kể cả tiền làm thêm là khoảng 7-8 triệu đồng/tháng. 

Còn tại Khu công nghiệp Hà Nam, một cán bộ công đoàn cơ sở cho biết, công đoàn cơ sở đã họp với chủ doanh nghiệp 4 lần nhưng vẫn chưa thống nhất mức tăng lương của năm 2022 là bao nhiêu. 

Theo chủ tịch công đoàn cơ sở này, cách đây 2 năm, công ty đồng ý tăng ở mức 9%; năm ngoái tăng 7%. Còn năm nay, công đoàn cơ sở vẫn mong muốn tăng lương ở mức 7% như năm trước, nhưng chủ sử dụng lao động muốn thấp hơn. “Ngoài ra, liên quan đến khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nên công ty có một số chính sách, yêu cầu khác nữa, dẫn đến bắt buộc phải thương lượng” - chủ tịch công đoàn cơ sở này cho biết. 

Vẫn theo vị chủ tịch công đoàn cơ sở này, công đoàn cơ sở sẽ cố gắng thương lượng để làm sao đạt được mức kỳ vọng cao nhất, hài hoà giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. 

Video liên quan

Chủ Đề