Thế nào là trẻ sơ sinh bị đi ngoài

Không dễ để nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, vì trong giai đoạn đầu đời, phân của bé thường mềm và chứa nhiều chất lỏng. Khi xảy ra hiện tượng tiêu chảy, nếu không chú ý xử lý kịp thời, bé sẽ bị xuống cân nhanh chóng và bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tiêu chảy là một vấn đề cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Khác với tình trạng trẻ bị táo bón rất dễ nhận biết, tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu. Song nếu không để ý kỹ, bố mẹ sẽ khó nhận ra.

Hậu quả của tình trạng này là sự mất nước, khiến quá trình trao đổi chất, cân bằng thân nhiệt của bé bị ảnh hưởng nhanh chóng. Mất nước nghiêm trọng thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vậy, làm thế nào để nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này?

Tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện sớm và điều trị có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe bé

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trước tiên, mẹ cần biết khi nào bé đi ngoài bình thường và khi nào bất thường. Bởi vì trẻ sơ sinh không giống như người lớn, không phải lúc nào bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày là mẹ vội quy kết rằng đã bị tiêu chảy đâu mẹ nhé! Chẳng hạn, các bé dưới 3 tháng tuổi vẫn đi ngoài từ 2 đến 5 lần mỗi ngày. Đối với các bé trên 6 tháng, việc đi ngoài 1-2 lần mỗi ngày là hoàn toàn bình thường.

Thức ăn chính của bé sơ sinh là sữa mẹ nên trẻ sẽ đi ngoài thường xuyên hơn sau mỗi lần bú và phân thường rất mềm, lỏng, không nặng mùi. Ngoài ra, phân của trẻ cũng sẽ thay đổi khác tùy thuộc vào những gì mẹ đã ăn. Nếu trẻ dùng sữa ngoài thì phân sẽ đặc hơn và nặng mùi hơn so với trẻ bú mẹ.

Việc xác định chính xác các dấu hiệu bé sơ sinh bị tiêu chảy hay không đôi khi khiến mẹ gặp nhiều khó khăn. Để dễ dàng nhận biết sớm dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ hãy để ý:

  • Đột nhiên bé đi ngoài nhiều hơn so với những ngày khác.
  • Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: phân lỏng hơn cho đến rất lỏng, loãng hoặc chỉ toàn nước và màu sắc thay đổi, mùi tanh hoặc nhợn hơn.
  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân còn có thể lẫn cả máu. Kèm theo đó trẻ có biểu hiện khó chịu, hay quấy khóc, bú kém, có thể sốt hoặc không, nôn ói.

Nguyên nhân nào làm bé sơ sinh bị tiêu chảy?

Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ sơ sinh là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu bé bị tiêu chảy có thể do một trong những nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Nhiễm trùng đường ruột: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là virus rota. Loại virus này gây ra bệnh viêm dạ dày, viêm ruột và một số bệnh nhiễm trùng khác.
  • Không dụng nạp lactose: Lactose là một thành phần có trong sữa công thức, sữa bò và cả sữa mẹ. Khi cơ thể trẻ sơ sinh không sản xuất đủ lactase, một loại enzyme cần thiết để tiêu hóa lactose sẽ khiến cho hàm lượng lactose bị tích tụ ở ruột, gây nên các vấn đề về đường ruột, trong đó làm cho bé bị tiêu chảy.
  • Rối loạn tiêu hóa: Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và rất nhạy cảm với những thay đổi cho dù là nhỏ nhất. Khi bé đang bú sữa mẹ nhưng chuyển sang sữa công thức đôi lúc làm bé bị tiêu chảy. Hay thậm chí một vài món ăn lạ trong thực đơn của mẹ hoặc thực đơn ăn dặm cũng có thể gây nên tình trạng tiêu chảy.

Trẻ sơ sinh tiêu chảy phải làm sao?

  • Đầu tiên để tránh mất nước, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn để bù vào lượng nước đã mất.
  • Uống thêm khoảng 50-100ml nước oresol sau mỗi lần đi ngoài. Thức uống này dành cho các trẻ có thể uống được nước.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho bé bú và sau khi thay tã.
  • Không tự ý mua thuốc chống tiêu chảy cho con dùng.
  • Nếu bé đã ăn dặm, mẹ có thể thêm các thực phẩm sau vào chế độ ăn như chuối, sữa chua, táo… Tránh các thực phẩm khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn như sữa, thức ăn nhiều dầu mỡ…
  • Bệnh có diễn biến rất nhanh, gây mất nước trầm trọng nếu không cứu chữa kịp thời sẽ dẫn đến suy thận, suy hô hấp hoặc tử vong. Do đó, ngay khi nhận thấy những triệu chứng nặng, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Con bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì? Nếu đang cho con bú và bé bị tiêu chảy, mẹ nên ăn các thực phẩm sau để giúp trị tiêu chảy cho trẻ nhé: chuối, gạo, táo, bánh mì, sữa chua, trứng nấu chín… Những thực phẩm này sẽ giúp phân của bé đặc hơn.

Ngoài ra, mẹ có thể tìm hiểu thêm con bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì tại đây!

Một ngày trẻ sơ sinh có thể đi ngoài vài lần, kết cấu và màu sắc của phân đôi khi cũng khác nhau nên thường khiến mẹ lầm tưởng con gặp vấn đề về tiêu hóa. Nhưng nếu trẻ vẫn bú khỏe, ngủ tốt thì đây là hiện tượng sinh lý bình thường.

Tuy nhiên lại có một số mẹ tự ý điều trị và cho con uống thuốc tiêu hóa, thuốc cam… dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về hệ tiêu hóa và các vấn đề thường gặp. Xác định rõ nguyên nhân cũng như biết cách nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sớm sẽ giúp chữa trị và chăm sóc bé đúng cách, giúp bé mau chóng hồi phục.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


Bạn có thể sẽ ngạc nhiên về số lượng tã mà trẻ sơ sinh của bạn sử dụng mỗi ngày.


Nhiều trẻ sơ sinh đi tiêu ít nhất 1 hoặc 2 lần mỗi ngày. Vào cuối tuần đầu tiên, em bé của bạn có thể có đi cầu từ 5 đến 10 lần mỗi ngày. Bé có thể đi ngoài sau mỗi lần bú. Số lần đi tiêu có thể giảm khi bé ăn nhiều hơn và trưởng thành hơn trong tháng đầu tiên đó.


Khi được 3-4 tuần tuổi, bé có thể không đi tiêu mỗi ngày. Điều này bình thường, miễn là trẻ thoải mái, khỏe mạnh, phát triển và phân trẻ không cứng.


Phân của trẻ sơ sinh như thế nào?

Phân của trẻ sơ sinh như thế nào?

Phân trẻ sơ sinh có thể thay đổi rất nhiều trong vài ngày, vài tuần và vài tháng sau khi sinh. Phân có thể có nhiều màu sắc và kết cấu khác nhau — tất cả đều có thể là hoàn toàn bình thường đối với con bạn.

Phân đầu tiên mà bé đi ngoài là đặc, màu xanh đen và dính. Nó được gọi là phân su.


Phân thường thay đổi từ đặc, xanh đen sang xanh lục trong vài ngày đầu. Chúng sẽ chuyển sang màu vàng hoặc nâu vàng vào cuối tuần đầu tiên.


Phân của trẻ bú sữa mẹ thường có màu vàng hoặc hơi xanh, sệt lỏng, có thể ướt nhìn như bị tiêu chảy, có thể có mùi hơi chua, có thể có những hạt trắng trộn lẫn trong phân.


Phân của trẻ bú sữa công thức có dạng nhão như bơ đậu, màu nâu, vàng nâu hoặc xanh lá cây nâu, đặc hơn, nặng mùi hơn phân trẻ bú mẹ, cũng có thể có hạt trắng trong phân. 


Phân thay đổi như thế nào khi bé lớn lên?


Khi bé lớn lên và bắt đầu ăn thức ăn rắn, bạn có thể nhận thấy những thay đổi trong phân của bé.

Khi bạn cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, phân có thể từ mềm đến lỏng hoặc thậm chí chảy nước.

Khi bạn bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc, phân sẽ cứng hơn và có thể có mùi nặng hơn.

Bạn có thể nhìn thấy các mẩu thức ăn trong phân.


Màu phân


Nhiều bậc cha mẹ lo lắng về màu sắc của phân. Nhưng hầu hết sự thay đổi màu sắc là do màu thực phẩm hoặc chất phụ gia vào thực phẩm và đó không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Khi bạn nhận thấy một sự thay đổi màu sắc, hãy nhớ lại xem bé đã ăn những gì.


Màu nâu, vàng và xanh lá cây đều là những màu bình thường đối với phân của trẻ. Phân xanh có thể do rau xanh hoặc gelatin xanh.

Phân đen hoặc đỏ có thể có nghĩa là chảy máu trong ruột, nhưng cũng có thể do củ cải đường, nước ép cà chua hoặc súp hoặc gelatin đỏ.

Phân trắng có thể có nghĩa là có vấn đề về gan mật. Nó cũng có thể do thuốc hoặc chế độ ăn uống chỉ có sữa.


Bạn nên xem gì?


Tã bẩn của trẻ sơ sinh có thể cung cấp cho bạn manh mối về sức khỏe của bé.


Vì phân của em bé thay đổi rất nhiều nên khó có thể biết được em bé có bị vấn đề gì không. 


Nói chung:

Phân cứng hoặc khô có thể là trẻ không nhận đủ nước hoặc trẻ đang mất nước vì sốt hoặc bệnh khác.

Số lần đi tiêu tăng lên so với bình thường hoặc có nhiều chất lỏng trong phân hơn có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy.

Tiêu chảy bùng phát có thể là dấu hiệu của việc nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn. Tiêu chảy có thể gây mất nước và điện giải.

Khi nào bạn nên gọi cho bác sĩ của mình?


Gọi cho bác sĩ của bạn hoặc nhận trợ giúp y tế ngay lập tức nếu:

  1. Bé có các triệu chứng mới như nôn trớ.
  2. Phân có máu tươi, phân đen [trừ phân su của trẻ].
  3. Phân trắng hoặc xám.
  4. Con bạn đi ngoài số lần hoặc số lượng phân nhiều hơn bình thường.
  5. Phân của bé có một lượng lớn chất nhầy hoặc nước trong đó.
  6. Phân của bé cứng, hoặc bé phải cố gắng đi ngoài

Ban tư vấn sức khỏe - Khoa Nhi

Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Video liên quan

Chủ Đề