Trẻ 3 tuổi có bắt buộc đi học không

Thông tin trên được Phòng Giáo dục Mầm non nêu tại cuộc họp trực tuyến ngày 19/1 của Sở Giáo dục và Đào tạo với các quận, huyện về kế hoạch năm học của bậc mầm non. Cho trẻ 3-6 tuổi đi học trước giúp các trường từng bước thích ứng, có kinh nghiệm xử lý tình huống khi cho toàn bộ trẻ đi học lại.

Thời gian đầu, các trường mầm non được tổ chức bán trú nhưng không có ăn sáng. Giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân như rửa tay, đeo khẩu trang, sát khuẩn đúng cách; giáo dục ý thức giữ gìn bản thân, nhận biết các biểu hiện bệnh. Với trẻ 5 tuổi, các trường đảm bảo nội dung giáo dục nhằm chuẩn bị nền tảng, kỹ năng học tập trước khi vào lớp 1.

Như vậy, sau Tết Nguyên đán, các trường mầm non, lớp mầm non tư thục có thể được mở cửa để đón trẻ 3-6 tuổi. Nhóm trẻ dưới 3 tuổi sẽ đến trường sau đó.

Quảng cáo

Trẻ ở trường Mầm non 1 [quận 5] trong buổi học tháng 11/2019. Ảnh: Quỳnh Trần

Quảng cáo

TP HCM có hơn 350.000 trẻ ở bậc mầm non với hơn 1.360 trường, hơn 1.800 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục. Trong đợt dịch thứ tư, tất cả cơ sở giáo dục mầm non ngừng hoạt động liên tục 7 tháng. Đến nay, 20 trường mầm non tư thục và 79 nhóm lớp đã giải thể.

Trước đó, UBND TP HCM ban hành kế hoạch khung thời gian năm học 2021-2022 với giáo dục mầm non. Trẻ đến trường từ tháng 2 trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh, dự kiến thúc năm học vào cuối tháng 7.

Nhiều phụ huynh vui khi trường mầm non được mở cửa, bởi họ phải xoay xở đủ cách trông con từ tháng 10/2021. Trong khi đó, một số cha mẹ lưỡng lự vì trẻ mầm non chưa được tiêm vaccine, dịch còn phức tạp.

Việc mở cửa trường mầm non cũng nằm trong phương án tổ chức dạy trực tiếp sau Tết Nguyên đán, được Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM trình Thường trực UBND TP HCM ngày 17/1. Theo đó trẻ mầm non, học sinh tiểu học và lớp 6 được đi học trực tiếp từ 14/2 trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ.

Phương án đang được UBND TP HCM xem xét.

Cô Bùi Cát Thụy, Hiệu trưởng Trường mầm non Măng non 1 [Q.10, TP.HCM], cho biết vì lứa trẻ dưới 3 tuổi còn nhỏ nên trường chia thành từng nhóm, đón theo từng đợt.

Từ hơn 6 giờ, các cô đã có mặt ở trường để chuẩn bị phòng lớp, phân công nhau đón và chăm trẻ. Từ 6 giờ 30 - 7 giờ 30, các bé lần lượt được cha mẹ đưa đến trường, theo cô Thụy.

Sau gần 10 tháng nghỉ học vì dịch Covid-19, nhiều trẻ cảm thấy lạ lẫm với trường lớp nên bíu chặt tay mẹ, nước mắt đầm đìa khi được giao cho cô giáo.

Theo cô Thụy, trẻ mầm non thường đi học vào tháng 8, 9 đầu năm học mới nhưng tới tháng 3 năm nay mới được vào lớp nên “già hơn 6 tháng", vì vậy cũng dễ dàng thích nghi hơn.

"Dù lúc đầu có khóc, đòi mẹ nhưng chỉ ít phút sau trẻ đã bắt đầu hợp tác, làm quen với cô giáo và chơi chung được với bạn bè", cô Thụy chia sẻ.

Nhiều trẻ nước mắt ngắn dài trong ngày đầu đi học

“Quan sát các lớp, tôi nhận thấy việc đón nhóm trẻ dưới 3 tuổi năm nay lại nhẹ nhàng hơn trước. Chẳng hạn, trong những năm trước, nếu trẻ đúng 13 tháng đi học thì lúc vào lớp khóc nhiều. Tuy nhiên, năm nay các con đã 19 - 20 tháng nên ngoan hơn”, cô Thụy chia sẻ.

Trường mầm non Măng non 1 có 132 trẻ dưới 3 tuổi được phụ huynh đăng ký học ở 7 lớp nhưng chỉ có hơn 90 bé đến trường.

Cô Thụy chia sẻ thêm sau hơn 2 tuần mở cửa trường học hoạt động ổn định, dù một số lớp có xuất hiện F0 nhưng không có tình trạng lây lan trong lớp học, thường lớp nào có ca F0 thì chỉ một ca duy nhất.

Trẻ từ dưới 3 tuổi đã đến trường ngày đầu tiên 1.3. Đây là nhóm trẻ cuối cùng ở TP.HCM đi học lại sau kỳ nghỉ kéo dài để phòng dịch Covid-19.

Tương tự, cô Nguyễn Thụy Thái Hòa, Hiệu trưởng Trường mầm non Trúc Đào [Q.Bình Tân], cho biết trong ngày đầu tiên, số lượng trẻ dưới 3 tuổi đi học khá ổn định.

“Những bé là học sinh cũ thì chỉ mếu máo chút rồi nín, còn bé mới nhập học lần đầu tiên ở trường thì khóc, quấy và đòi mẹ. Đây cũng là chuyện bình thường khi trẻ đến trường, các con sẽ mất 5 - 7 ngày để làm quen và thích nghi với việc đi học lại”, cô Hòa chia sẻ.

Nhiều trẻ nhanh chóng làm quen được với bạn bè, giáo viên ngay trong ngày đầu đi học

Năm nay, lớp Thỏ [bé 13 tháng] với Nai [18 - 24 tháng] của Trường mầm non Trúc Đào là trẻ mới 100%, còn lớp Gấu [24-36 tháng] thì mới 50%. Để trẻ có thời gian thích nghi, trường tách thành từng nhóm nhỏ và sáng nay chỉ nhận 42 trên tổng số 80 trẻ đăng ký đi học, theo cô Hòa.

Một số phụ huynh chọn cách cho con dưới 3 tuổi đi học một buổi trước để làm quen rồi mới gửi cả ngày.

Chẳng hạn, chị Hoàng Thu Ngà [phường 9, Q.Gò Vấp] cho biết đã đăng ký cho con đi học lại lớp nhà trẻ sau gần 10 tháng ở nhà.

"Ở nhà, tôi chuẩn bị tâm lý, chia sẻ nhiều điều thú vị về việc đi học nên bé khá háo hức. Dù vậy, ngay khi được cô giáo nắm tay dẫn vào lớp thì con cũng khóc òa lên. Trước mắt, tôi chỉ cho con làm quen với môi trường lớp học nên chỉ gửi một buổi để bé thích nghi dần rồi mới cho đi học cả ngày", chị Ngà chia sẻ.

Tin liên quan

Theo chia sẻ của bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng mầm non [Sở GD-ĐT TP.HCM], đến ngày 28.2, các trường sẽ làm tổng kết hoạt động đón trẻ 3 - 6 tuổi trong 2 tuần [tính từ hôm 14.2].

Từ đó, phòng giáo dục các quận, huyện và TP.Thủ Đức sẽ trực tiếp giám sát, quyết định mở rộng đối tượng trẻ được đến trường. Nếu hoạt động đảm bảo và ổn định, đáp ứng các tiêu chí thì trường mầm non sẽ được đón tiếp lứa trẻ dưới 3 tuổi vào ngày 1.3, theo bà Điệp.

Trẻ mầm non từ 3 - 6 tuổi sẽ đến trường vào ngày 14.2, từ đầu tháng 3 các lứa tuổi còn lại mới có thể được đi học

Hiện TP.HCM thuộc vùng xanh [cấp độ 1], nhưng nếu trường nào chỉ đạt dưới 8/10 tiêu chí đánh giá an toàn trường học của UBND TP.HCM thì chưa được hoạt động. Những đơn vị chỉ đạt được 6 - 7 tiêu chí sẽ có thêm thời gian để bổ sung, khắc phục, còn dưới 6 tiêu chí thì không được hoạt động.

Trước đó, theo kế hoạch mở cửa trường mầm non sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết sẽ đón trẻ mẫu giáo 3 - 6 tuổi trước theo tinh thần tự nguyện của phụ huynh. Còn nhóm trẻ mầm non dưới 3 tuổi sẽ đến trường sau đó.

Thời gian đầu, các trường mầm non được tổ chức bán trú nhưng không phục vụ ăn sáng. Cụ thể, trong ngày đầu tiên trở lại trường, giáo viên sẽ làm quen trẻ, hướng dẫn các thao tác vệ sinh cá nhân [rửa tay, đeo khẩu trang, sát khuẩn đúng cách…], cách sử dụng đồ dùng ăn uống cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi quy định...

Ngày thứ 2, giáo viên sẽ tập trung giáo dục trẻ ý thức giữ gìn bản thân, nhận biết các biểu hiện bệnh [sốt, ho, mệt...], tổ chức trò chơi theo nhóm nhỏ, tăng cường vận động và kết nối.

Ngày thứ 3, trẻ tiếp tục được củng cố các thói quen vệ sinh cá nhân, ý thức thực hiện 5K để đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch, tham gia các hoạt động, trò chơi theo nhóm nhỏ để củng cố kiến thức và kỹ năng.

Ngày thứ 4, nhà trường sẽ mở rộng các hoạt động giáo dục, chú trọng vận động phát triển thể chất, giúp trẻ nâng cao kỹ năng tự phục vụ bản thân và giữ gìn vệ sinh môi trường.

Trong ngày thứ 5, trường sẽ dạy trẻ nhận biết các thực phẩm dinh dưỡng cần thiết, kỹ năng sống thích ứng trong mùa dịch, tổ chức hoạt động cốt lõi nhằm chuẩn bị tâm thế sẵn sàng vào lớp 1 và hình thành kỹ năng học tập sau này.

Tin liên quan

Dù các trường đã mở cửa đón học sinh trở lại học trực tiếp, nhưng so với các cấp học khác, số lượng trẻ đến lớp ở các trường mầm non, mẫu giáo vẫn còn rất thấp. Điều này có ảnh hưởng gì đến chất lượng ở cấp học này?

Điều chỉnh kế hoạch giảng dạy, đảm bảo các bé 5 tuổi hoàn thành chương trình học, được các trường tập trung thực hiện.

Nhiều phụ huynh vẫn cho trẻ ở nhà

Hầu hết các bé lớp lá 5 tuổi đã được cha mẹ đưa trở lại trường để học trực tiếp, còn các bé ở độ tuổi từ 3-4 tuổi phần lớn vẫn được phụ huynh cho ở nhà cùng gia đình. Chị Nguyễn Thị Bé Hai, ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, vẫn quyết định cho con gái 4 tuổi nghỉ học ở nhà. Chị chia sẻ: “Lúc bé 3 tuổi, do vợ chồng đều đi làm, ông bà lại lớn tuổi, vợ chồng tôi mới gửi bé đến trường. Từ hồi đi học, bé ngoan ngoãn, chịu ăn uống hơn, gia đình tôi ai nấy rất mừng. Tuy nhiên, đầu năm học đến giờ, tình hình dịch diễn biến phức tạp, tôi đã tạm thời cho bé nghỉ ở nhà nhờ ông bà trông giúp. Giờ bé mới 4 tuổi, nên chắc đợi khi nào dịch tạm ổn hoặc năm sau khi bé 5 tuổi mới cho đi học luôn”.

Chung tâm trạng lo lắng khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, vợ chồng chị Trần Thị Thúy Vi, ở phường IV, thành phố Vị Thanh, cũng quyết định cho con trai 4 tuổi tiếp tục ở nhà, đợi đến năm học sau mới cho bé đến lớp. Chị Vi bộc bạch: “Trước vợ chồng tôi dự định năm nay bé 4 tuổi sẽ cho đi học trước để con làm quen trường lớp, bạn bè sang năm khi bé 5 tuổi, vào lớp lá sẽ không bỡ ngỡ. Nhưng đến giờ, dịch bệnh vẫn phức tạp, nên chúng tôi cho cháu tiếp tục ở nhà năm sau, khi đủ 5 tuổi mới cho đến trường, sợ 5 tuổi mà không đến trường, sẽ không được cấp giấy hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, lên lớp 1 các trường không chịu nhận”.

Qua khảo sát ở một số trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn tỉnh tính đến thời điểm hiện nay, tỷ lệ trẻ đến trường còn rất thấp. Trong đó, các bé không đến trường nhiều phần lớn là trẻ 3-4 tuổi. Bà Lê Thị Thu Hồng, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Bông Sen, thành phố Ngã Bảy, tâm sự: “Trẻ ở các lớp mầm, chồi đến trường rất ít. Việc các bé 3-4 tuổi đến trường không nhiều trong năm học này, sẽ gây nhiều khó khăn cho năm học sau. Nếu trẻ đến trường trước 5 tuổi, các bé có nhiều thời gian làm quen môi trường sinh hoạt ở lớp, đến khi các cháu vào lớp 5 tuổi sẽ dễ dàng thích ứng với việc học hơn. Không giống với các cấp học khác, trẻ ở độ tuổi 3-4 tuổi nếu không theo học lớp mầm, chồi ở trường, đợi đến khi bé đã 5 tuổi mới ra đăng ký theo học ở trường, chúng tôi vẫn nhận và cho các cháu vào học lớp lá”.

Tỷ lệ trẻ trở lại học trực tiếp tại Trường Mẫu giáo Bông Sen đạt từ 65-70% trên tổng số trẻ đăng ký vào đầu năm.

Đối với các trường mầm non, mẫu giáo, hàng năm, sẽ được giao chỉ tiêu huy động trẻ từ 3-5 tuổi ra lớp dựa theo số lượng trẻ trên địa bàn, trong đó phải huy động đạt 100% trẻ 5 tuổi trên địa bàn ra lớp. Riêng các bé từ 3-4 tuổi, các trường theo chỉ tiêu có thể huy động dựa trên điều kiện học tập, cơ sở vật chất sao cho đảm bảo số trẻ/lớp theo quy định.

Trẻ 5 tuổi không học mầm non, có được vào lớp 1 ?

Từ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 239, về việc phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015. Mục tiêu đề án bảo đảm hầu hết trẻ 5 tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ vào lớp 1. Hiện nay, cả nước đều đã phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà luôn chủ động huy động tối đa trẻ 5 tuổi ra lớp vào mỗi đầu năm học mới. Bà Trần Tuyết Linh, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Trà Mi, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Trường có 8 lớp, trong đó có 3 lớp dành cho các bé 5 tuổi. Đối với các bé 5 tuổi, do chỉ còn vài tháng nữa các em sẽ bước vào lớp 1, thời gian học tập không nhiều, nên giáo viên các lớp đang tăng cường hướng dẫn cho trẻ làm quen với chữ cái, chữ số, màu sắc, hướng dẫn các bé đồ theo các nét chữ, tô màu…”.

Để đảm bảo kiến thức cho các bé lớp 5 tuổi, Ban Giám hiệu Trường Mầm non Hoa Trà Mi thường xuyên tổ chức dự giờ tiết dạy của các cô, để hỗ trợ kịp thời giáo viên những khó khăn hạn chế trong quá trình giảng dạy. Theo thống kê của trường, đến nay vẫn còn một số ít trẻ 5 tuổi chưa đến lớp là do gia đình có người nhiễm Covid-19, phụ huynh cho bé ở nhà, một số bé bệnh cảm, sốt thông thường cũng được cho nghỉ.

Chủ động điều chỉnh kế hoạch giảng dạy để phù hợp với tình hình thực tế, bà Nguyễn Phú Thảo, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hướng Dương, huyện Châu Thành A, cho biết: “Hiện tỷ lệ trẻ đến lớp ở trường đạt khoảng 70%, trong đó, các bé 5 tuổi đạt khoảng 82%. Nhằm trang bị đủ kiến thức cho các bé 5 tuổi năm sau vào lớp 1, trường đang thực hiện kế hoạch giáo dục điều chỉnh theo hướng dẫn. Trong đó, chọn những bài trọng tâm, trọng điểm để giảng dạy, đảm bảo khoảng đầu tháng 6 các bé 5 tuổi có thể hoàn thành chương trình. Hiện tại, ở các lớp 5 tuổi, buổi sáng các cô sẽ dạy chương trình mới, buổi chiều tiến hành ôn luyện lại kiến thức cũ trước đó”.

Theo chia sẻ của Ban Giám hiệu Trường Mầm non Hướng Dương: Các bậc phụ huynh đặc biệt là gia đình có bé 5 tuổi, phần lớn đều biết các bé 5 tuổi để vào học lớp 1 cần có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục mầm non. Vì vậy, khi trẻ 5 tuổi gia đình sẽ chủ động đưa bé đến trường học tập.

Chia sẻ về vấn đề phải học mầm non mới được vào lớp 1, bà Võ Việt Oanh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Long 1, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Các bé khi xét tuyển vào lớp 1 theo quy định, phải có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục mầm non mới được nhận. Thông thường, hầu hết các bé khi đăng ký học lớp 1 ở trường, đều đảm bảo có giấy chứng nhận này. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không theo học mẫu giáo 5 tuổi như sống với ông bà nhà lại xa trường, bé mồ côi ở cùng ông bà già yếu không thể đưa đi học… Đối với những trường hợp này, chúng tôi cũng cân nhắc nhận các cháu, để tránh ảnh hưởng đến việc học”.

Qua số liệu thống kê từ Sở Giáo dục và Đào tạo, tính đến thời điểm hiện nay, tỷ lệ trẻ mầm non, mẫu giáo đến trường đạt 68,9%, trong đó, trẻ 5 tuổi đến trường đạt 77%.

Bài, ảnh: AN NHIÊN

Video liên quan

Chủ Đề