Trách nhiệm pháp lý là gì cho ví dụ năm 2024

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu do pháp luật quy định vì hành vi vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người mà mình bảo lãnh hoặc giám hộ)… Bài viết dưới đây ACC sẽ nêu ra Ví dụ trách nhiệm pháp lý [Cập nhập 2022]

Trách nhiệm pháp lý là gì cho ví dụ năm 2024

Ví dụ trách nhiệm pháp lý [Cập nhập 2022]

1. Trách nhiệm pháp lý là gì?

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu do pháp luật quy định vì hành vi vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người mà mình bảo lãnh hoặc giám hộ). Khác với các loại hình trách nhiệm khác, trách nhiệm pháp lí luôn gắn liền với sự cưỡng chế nhà nước, với việc áp dụng chế tài do pháp luật quy định.

2. Ví dụ trách nhiệm pháp lý

Ví dụ 1: Công ty A và công ty B ký hợp đồng hợp tác cung ứng vật liệu, đang trong quá trình thực hiện hợp đồng công ty A đơn phương chấm dứt hợp đồng gây thiệt hại nghiêm trọng cho công ty B trong quá trình sản xuất sản phẩm. Trong trường hợp này trách nhiệm pháp lý của công ty A là phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty B theo quy định của hợp đồng và theo pháp luật. Đây là một loại trách nhiệm pháp lý đơn phương.

Ví dụ 2: Anh A có hành vi dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để anh B đặt cọc mua đất và nhận số tiền đặt cọc 500 triệu và không trả lại khi anh B phát hiện. Trong trường hợp này anh A đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và phải chịu trách nhiệm pháp lý hình sự theo bản án mà tòa án tuyên.

3. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý

Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý gồm:

– Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định, đây là quy định khác biệt so với các loại trách nhiệm như trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm đạo đức…

– Trách nhiệm pháp lý luôn gắn với các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

– Chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả, chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.

– Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bắt buộc chủ thể phải gánh chịu như thiệt hại về tài sản, về nhân thân…mà trong phần chế tài của quy phạm pháp luật quy định.

– Khi có thiệt hại xảy ra mà được pháp luật quy định thì phát sinh trách nhiệm pháp lý.

4. Các loại trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý có nhiều loại, do đó việc phân loại có ý nghĩa quan trọng về cả phương diện lý luận và thực tiễn. Trong khoa học pháp lý, đưa ra nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại trách nhiệm pháp lý, cụ thể là:

Thứ nhất: Dựa theo chủ thể vi phạm pháp luật trách nhiệm pháp lý được chia thành hai loại cơ bản là trách nhiệm pháp lý của cá nhân và trách nhiệm pháp lý của tổ chức.

Thứ hai: Dựa trên sự phân loại vi phạm pháp luật trách nhiệm pháp lý được chia thành bốn loại gồm: trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật.

– Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý thể hiện thái độ trừng trị nghiêm khắc nhất của nhà nước đối với kẻ phạm tội. Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm mà cá nhân người phạm tội phải gánh chịu trước nhà nước, thể hiện ở bản án kết tội của tòa án, hình phạt đối với người phạm tội và dấu hiệu án tích của người đó.

– Trách nhiệm hành chính là hậu của pháp ký bất lợi mà các chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu khi có vi phạm hành chính. Trách nhiệm hành chính chủ yếu do các chủ thể quản lý hành chính áp dụng với mọi chủ thể nếu có hành vi vi phạm hành chính.

– Trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi mà các chủ thể cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu khi có vi phạm dân sự hoặc khi có thiệt hại xảy ra do các nguyên nhân khác được pháp luật quy định. Trách nhiệm dân sự do tòa án áp dụng.

– Trách nhiệm kỷ luật phát sinh do vi phạm pháp luật hoặc vi phạm các quy tắc xác lập trật tự nội bộ đơn vị, cơ sở. Trách nhiệm kỷ luật do chủ thể có thẩm quyền áp dụng với cá nhân, tổ chức gắn với quan hệ lệ thuộc khi có vi phạm pháp luật

Thứ ba: Dựa vào ý chí của chủ thể về sự phân hóa hành vi vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý được chia thành trách nhiệm pháp lý đơn phương và trách nhiệm pháp lý đa phương.

– Trách nhiệm pháp lý đơn phương là dạng trách nhiệm pháp lý phát sinh khi một chủ thể tự mình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, không có sự liên đới với chủ thể khác. Loại trách nhiệm này thường nhận thấy trong trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh đầu tư do chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ pháp lý chung hoặc nghĩa vụ pháp lý theo phần.

– Trách nhiệm pháp lý đa phương là trách nhiệm của nhiều bên hay nhiều chủ thể trong một vi phạm pháp luật.

Thứ tư: Dựa vào thiệt hại thực tế của vi phạm pháp luật và phương thức bồi hoàn của chủ thể, trách nhiệm pháp lý được chia thành trách nhiệm pháp lý vật chất và trách nhiệm pháp lý phi vật chất.

Thứ năm: Dựa vào vai trò của chủ thể, trách nhiệm pháp lý được chia thành trách nhiệm chính thức và trách nhiệm liên đới.

– Trách nhiệm chính thức là trách nhiệm do chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm pháp luật gánh chịu.

– Trách nhiệm liên đới là trách nhiệm mà chủ thể không trực tiếp thực hiện hành vi gây ra hậu quả đó nhưng đã có ảnh hưởng hoặc gián tiếp vào việc gây ra hậu quả đó.

Thứ sáu: Dựa theo lĩnh vực được pháp luật điều chỉnh. Trách nhiệm pháp lý được nhận diện theo từng lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn: trách nhiệm pháp lý trong quản lý đất đai, trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực lao động, trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực xây dựng….

Trên đây là toàn bộ nội dung về Ví dụ trách nhiệm pháp lý [Cập nhập 2022] mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.