Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn giữ gìn và phát triển các di tích lịch sử

Cập nhật: 28-04-2022 | 08:07:40

Đến nay, trên địa bàn TX.Tân Uyên có 12 di tích lịch sử - văn hóa [LS-VH] đã được xếp hạng công nhận. Công tác trùng tu, tôn tạo, khai thác giá trị của các di tích LS-VH luôn được TX.Tân Uyên chú trọng, quan tâm thực hiện và đã mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực trong công tác giữ gìn, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn thị xã.

 Di tích Chiến khu Vĩnh Lợi đã được quan tâm đầu tư và trở thành nơi tham quan, tìm hiểu lịch sử của nhiều thế hệ

 Quan tâm bảo tồn các di tích

Để thực hiện tốt Luật Di sản văn hóa cũng như công tác quản lý di tích trên địa bàn, TX.Tân Uyên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền những văn bản quy định, hướng dẫn về công tác quản lý di tích, tuyên truyền kêu gọi ý thức bảo vệ, giữ gìn di tích của người dân. Hàng năm, UBND thị xã chỉ đạo các cơ quan có liên quan và UBND các xã, phường trong việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện kịp thời các văn bản của Trung ương, của tỉnh; tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích LS-VH trên địa bàn thị xã; bố trí nguồn kinh phí để thực hiện các nội dung của kế hoạch và công tác tôn tạo di tích trên địa bàn. Đồng thời, thị xã ban hành các văn bản liên quan đến việc thực hiện công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích LS-VH trên địa bàn.

 Trên địa bàn TX.Tân Uyên hiện có 12 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 1 di tích cấp quốc gia là Di tích khảo cổ Cù Lao Rùa và 11 di tích cấp tỉnh. Tại mỗi xã, phường nơi có di tích được xếp hạng đều thành lập Tổ quản lý chung để trực tiếp điều hành công việc tại các di tích.

UBND thị xã cũng đã chỉ đạo các xã, phường có di tích thành lập Tổ quản lý di tích, quản lý, điều hành việc tổ chức các lễ hội, giữ gìn vệ sinh, giữ gìn tài sản, quản lý đất đai, quản lý hồ sơ, lý lịch di tích. Các địa phương có di tích được công nhận theo dõi và kịp thời đề xuất kiến nghị về UBND thị xã để có phương án trùng tu, tôn tạo các di tích bị xuống cấp, hư hỏng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tấn Phát, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin [VH-TT] TX.Tân Uyên, cho biết từ năm 2018-2020, UBND thị xã đã thực hiện trùng tu, tôn tạo 7 di tích LS-VH trên địa bàn, với tổng kinh phí hơn 13,6 tỷ đồng [năm 2021, do dịch bệnh nên không thực hiện]. Để bảo vệ các di tích, công tác phun xịt mối mọt cũng được thực hiện định kỳ 3 tháng/lần. Qua đó, đã khắc phục một số hạng mục xuống cấp tại các di tích, nhưng vẫn bảo đảm giữ nguyên vẹn yếu tố gốc và phù hợp với cảnh quan, mỹ quan của di tích. “Công tác trùng tu, tôn tạo nhằm bảo vệ di tích luôn được UBND thị xã chú trọng và quan tâm đến việc thực hiện quản lý, trùng tu, tôn tạo, khai thác và phát huy giá trị di tích. Từ đó, các di tích được giữ gìn, bảo vệ, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách tham quan và tổ chức các hoạt động thường niên tại các di tích”, ông Phát nói.

Phát huy giá trị di tích

Không chỉ quan tâm đến công tác trùng tu, tôn tạo, bảo vệ di tích, TX.Tân Uyên cũng rất chú trọng thực hiện công tác phát huy giá trị các di tích LS-VH.

Theo đánh giá của Phòng VH-TT TX.Tân Uyên, hiện nay các di tích đình, miếu trên địa bàn vẫn duy trì hình thức lễ hội truyền thống từ xưa đến nay, đó là lễ Kỳ yên. Các địa phương tổ chức lễ hội đều thành lập Ban Tổ chức có đầy đủ các cơ quan chức năng, có đăng ký, thông báo chương trình, lịch trình tổ chức lễ hội với địa phương, cơ quan chức năng. Ban Tổ chức lễ hội luôn quan tâm khôi phục những thuần phong mỹ tục, loại bỏ những tập tục lạc hậu, ngăn chặn hành vi lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín dị đoan. Những hoạt động đa dạng, phong phú trên đã đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân, góp phần tạo dựng môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh; đồng thời tuyên truyền các giá trị LS-VH của di tích; kịp thời uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội, làm cho lễ hội ngày càng văn minh, thật sự trở thành ngày hội văn hóa của nhân dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương.

Để phát huy giá trị di tích, hàng năm, Phòng VH-TT đều có kế hoạch phối hợp với các ngành, đoàn thể huyện tổ chức các hoạt động về nguồn, tham quan tại các di tích trên địa bàn. Bước đầu, công tác phối hợp đã phát huy hiệu quả, kết nối được nhiều người đến với các di tích LS-VH. Cụ thể, Phòng VH-TT đã phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo, Thị đoàn, các tổ chức chính trị, xã hội khác tổ chức các chuyến về nguồn, đi tìm địa chỉ đỏ, học ngoại khóa... cho đoàn viên thanh niên, hội viên, học sinh. Các di tích cũng thường được các tổ chức đoàn thể, như: Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ... chọn làm địa điểm tổ chức lễ kết nạp đảng viên, đoàn viên, đội viên, lễ trưởng thành Đoàn, trao huy hiệu hay tổ chức các lễ kỷ niệm khác.

Công tác phát huy giá trị di tích còn được thực hiện thông qua việc lồng ghép tổ chức chương trình kết nối các điểm tham quan tại các di tích trên địa bàn. Trong những năm gần đây, UBND thị xã đã phối hợp cùng các đơn vị trong và ngoài tỉnh tổ chức các hoạt động và sự kiện tiêu biểu tại các di tích trên địa bàn, thu hút hàng chục ngàn lượt người tham dự. Điển hình như tổ chức kết nối các điểm tham quan di tích tại lễ hội Hương bưởi Bạch Đằng lần I, lần II; đón tiếp các đoàn trong và ngoài tỉnh tham quan. Thông qua các hội thi tìm hiểu về di tích LS-VH trên địa bàn TX.Tân Uyên, các chương trình về nguồn, các đợt triển lãm hình ảnh tại chỗ và lưu động tại các trường THCS, THPT trên địa bàn thị xã… với hàng ngàn lượt đoàn viên, học sinh tham gia đã góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, giới thiệu về nguồn gốc, ý nghĩa của các di tích đến với đông đảo mọi người. Những hoạt động này không chỉ đưa mọi người đến gần với các di tích hơn, mà còn góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn và phát huy giá trị di tích LS-VH địa phương.

Ông Nguyễn Tấn Phát cho biết thêm, để thực hiện công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di tích, giá trị LS-VH trong thời gian tới, một trong những nội dung mà TX.Tân Uyên sẽ tập trung thực hiện đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị của di tích nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong cộng đồng, nhân dân. Cùng với đó, thị xã cũng sẽ tập trung thực hiện, đó là: Cử cán bộ, công chức, viên chức và những người trực tiếp trông coi, quản lý và tổ chức các hoạt động tại các di tích tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, chuyên môn nhằm tham mưu kịp thời cho lãnh đạo trong công tác trùng tu, tôn tạo, khai thác và phát huy giá trị các di tích; khảo sát hiện trạng các di tích trên địa bàn để kịp thời tham mưu kế hoạch trùng tu, tôn tạo di tích hàng năm; huy động các nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích; phối hợp cùng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tổ chức các chương trình về nguồn và thực hiện lồng ghép, kết nối với các di tích, điểm tham quan, các hoạt động trong lễ hội của địa phương để đưa du khách đến với các điểm tham quan di tích trên địa bàn thị xã.

 HỒNG THUẬN - VĂN DŨNG

  • 08:10 | Thứ Năm, 02/09/2021

[QBĐT] - Những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các công trình văn hóa, di tích lịch sử [DTLS] trên địa bàn TP. Đồng Hới đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Qua đó, thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả của mỗi người dân ở thế hệ hôm nay trong việc giữ gìn, nâng niu những di sản tốt đẹp mà thế hệ cha ông đã đóng góp trí tuệ, mồ hôi, xương máu vun đắp, tạo dựng qua các giai đoạn lịch sử.

Tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử

Cách đây 76 năm về trước, một sự kiện chính trị vô cùng quan trọng diễn ra tại Đồng Hới đó là Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên được thành lập với tên gọi "Chi bộ Phố". Lễ thành lập chi bộ được tổ chức bí mật tại nhà đồng chí Lê Bá Tiệp, cửa hàng bán thuốc tây gần Quảng Bình quan, thuộc phường Đồng Đình lúc bấy giờ [nay là khuôn viên khách sạn Đồng Hới, số 50, đường Quang Trung, phường Đồng Hải, TP. Đồng Hới].

Đến nay, di tích nơi thành lập "Chi bộ Phố" trở thành “địa chỉ đỏ” có giá trị tiêu biểu về lịch sử, giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và bồi đắp sức mạnh đoàn kết. Năm 2020, tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc, tưởng nhớ công lao của những người đi trước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Đồng Hới đã tôn tạo bia di tích "Chi bộ Phố" với tổng trị giá đầu tư trên 600 triệu đồng từ ngân sách thành phố.

Lãnh đạo TP. Đồng Hới dâng hoa tại Bia di tích "Chi bộ phố".

Bí thư Đảng ủy phường Đồng Hải Cao Thanh Hiền chia sẻ, hàng năm, nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn, như: Ngày thành lập Đảng 3-2, Quốc khánh 2-9, Ngày Thương binh-Liệt sỹ 27-7..., Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương đều tổ chức dâng hoa tại di tích, tưởng nhớ công lao của các đảng viên đi trước, khơi dậy lòng tự hào về lịch sử đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường của Đảng bộ và nhân dân Đồng Hới…

Năm 1964, Quảng Bình là một trong những trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay và hải quân Mỹ, hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Năm ấy, mẹ Suốt đã gần 60 tuổi nhưng không đi tản cư mà bất chấp bom đạn, lặng lẽ chèo đò chở cán bộ, thương binh và vũ khí qua sông, giữ vững thông tin liên lạc giữa hai bờ.

Ngày 1-1-1967, mẹ được phong tặng danh hiệu "Anh hùng ngành Giao thông vận tải trong chống Mỹ, cứu nước". Mẹ Suốt hy sinh trong một trận oanh tạc của máy bay Mỹ, vẫn trên chuyến đò ấy vào năm 1968... Giờ đây, nơi mẹ chèo đò năm xưa đã trở thành một DTLS tiêu biểu ở Đồng Hới trong thời kỳ chống Mỹ. Được khánh thành vào năm 2003, tượng đài mẹ Suốt cũng đã trở thành địa điểm tham quan tại TP. Đồng Hới. Bên cạnh di tích tượng đài mẹ Suốt, di tích bến đò mẹ Suốt nằm ở thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh, phía tả ngạn sông Nhật Lệ cũng được người dân giữ gìn và bảo vệ…

Gìn giữ cho muôn đời sau

Ông Hoàng Thế Việt, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Đồng Hới cho biết, thành phố có những chủ trương, chính sách, biện pháp tích cực để bảo tồn và phát huy giá trị các công trình văn hóa, DTLS trên địa bàn với một tầm nhìn mới trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Hàng năm, thông qua việc tổ chức kỷ niệm "Ngày Di sản văn hóa Việt Nam", TP. Đồng Hới đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về giá trị, ý nghĩa, vai trò của các di tích gắn với các sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến của thành phố; sự cần thiết phải bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích... Qua đó, không chỉ khơi dậy niềm tự hào mà còn nâng cao ý thức cộng đồng trong gìn giữ, phát huy, quảng bá những giá trị của di tích.

Di tích Quảng Bình Quan trở thành điểm đến hấp dẫn trong tuyến tham quan nội thành Đồng Hới.

Công tác tổ chức kiểm kê, lập hồ sơ, khoanh vùng cắm mốc khu vực bảo vệ di tích được TP. Đồng Hới quan tâm chỉ đạo, thực hiện. Các phòng, ban, đơn vị liên quan và các xã, phường tiến hành rà soát, phối hợp với Bảo tàng Tổng hợp tỉnh kiểm kê, lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận các di tích trên địa bàn.

Từ năm 2010 đến nay, UBND tỉnh đã có quyết định công nhận 5 DTLS, gồm: Lăng cá Ông-miếu Âm hồn-miếu Ông Nghị ở xã Bảo Ninh; trận công đồn Bình Phúc ở phường Đức Ninh Đông; trận đánh biệt kích đêm 30-6-1964 ở Đồng Thành thuộc phường Hải Thành; lăng mộ và nhà thờ Nguyễn Đình Quang ở phường Bắc Lý; bia di tích "Chi bộ Phố" thuộc phường Đồng Hải. Ngoài ra, thành phố tổ chức cắm mốc khoanh vùng bảo vệ 3 di tích: Nhà lao Đồng Hới, trận địa pháo binh Quang Phú và chiến khu Thuận Đức.

TP. Đồng Hới cũng huy động nhiều nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương, tỉnh, các đơn vị cùng với đóng góp của các tổ chức và nhân dân để thực hiện tu bổ, tôn tạo các di tích gắn với phát triển du lịch. Trong 10 năm qua, thành phố đầu tư trên 12 tỷ đồng để tôn tạo các công trình văn hóa, DTLS.

Các di tích sau khi được tu bổ, tôn tạo đã cơ bản khắc phục được tình trạng xuống cấp, bảo đảm an toàn lâu dài cho công trình và đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân. Nhiều di tích sau khi được tu bổ đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách tham quan, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Điểm nổi bật, thành phố chú trọng phát huy các giá trị của DTLS-văn hóa thông qua nhiều hình thức, như: Quảng bá, giới thiệu các DTLS-văn hóa gắn với tiềm năng du lịch Đồng Hới trên chương trình “Quảng Bình điểm đến” của QBTV và chương “Khám phá Việt Nam” của Đài Truyền hình Việt Nam; thông qua các sự kiện, lễ hội Tuần Văn hóa-Du lịch Đồng Hới hàng năm; xuất bản các ấn phẩm bản đồ du lịch thành phố hay tập ảnh “Đồng Hới-Tiềm năng-Hội nhập và Phát triển”…

Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Đồng Hới lần thứ XXI tiếp tục khẳng định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Vì vậy, các DTLS-danh thắng trên địa bàn, như: Cửa biển Nhật Lệ, Quảng Bình quan… còn có giá trị trong phát triển du lịch, là điểm đến hấp dẫn trong tuyến tham quan nội thành Đồng Hới.

Với người dân Đồng Hới, mỗi DTLS đều chứa đựng những giá trị văn hóa gắn với lịch sử hình thành và phát triển của địa phương. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát huy những giá trị ấy trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân sẽ góp phần gìn giữ và giáo dục truyền thống hướng về cội nguồn cho thế hệ mai sau.

TP. Đồng Hới hiện có 20 công trình văn hóa, DTLS, trong đó, có 9 di tích cấp quốc gia và 11 di tích cấp tỉnh. Các di tích trên địa bàn thuộc 5 loại hình, gồm: Di tích khảo cổ, DTLS và kiến trúc, DTLS, di tích danh thắng và chứng tích tội ác chiến tranh.

Thùy Lâm

Video liên quan

Chủ Đề