Tp.hcm có bao nhiêu tuyến đường sắt trên cao

TPO - Sở GTVT TPHCM đang nghiên cứu, rà soát, đề xuất bổ sung, điều chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị, đường sắt kết nối nội vùng, các đầu mối đường sắt quốc gia khu vực TPHCM, hoàn chỉnh hệ thống đường trên cao, các đường ven hai bờ sông Sài Gòn…

Theo đó, về đường sắt đô thị, các đơn vị tư vấn đề xuất bổ sung ba tuyến đường sắt đô thị mới và các tuyến nối các tuyến đường sắt đô thị đã được quy hoạch hiện nay.

Cụ thể, bổ sung tuyến đường sắt đô thị có tính chất “Airport Link” kết nối qua các nhà ga hành khách của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để về đến trung tâm TPHCM và Thủ Thiêm, đồng thời kết nối đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành [theo đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành].

Đồng thời, bổ sung tuyến đường sắt đô thị vượt sông Soài Rạp sang Cần Giờ, kết nối đến Khu đô thị du lịch 2.870 ha lấn biển Cần Giờ.

Cuối cùng, bổ sung tuyến đường sắt [tính chất vận chuyển khách] kết nối giữa 2 ga đầu mối đường sắt quốc gia về phía Bắc [ga Thủ Thiêm] và về phía Tây [ga Tân Kiên], chiều dài khoảng 28 km.

Hệ thống đường sắt đô thị TPHCM. Ảnh: Sở GTVT TPHCM

Ngoài ra, các đơn vị đang nghiên cứu nối dài tuyến đường sắt đô thị số 6 thêm khoảng 7 km đến đường Nguyễn Văn Linh. Đồng thời, đề xuất nối tuyến đường sắt đô thị số 2 – giai đoạn 2 [Bến Thành - Thủ Thiêm] tại ga Thủ Thiêm với đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, tạo thành một hành lang đường sắt thông suốt từ Đô thị Tây Bắc TPHCM - Bến Thành - Thủ Thiêm - Long Thành trong tương lai, dài hơn 80 km.

Bên cạnh đó, định hướng kết nối các tuyến đường sắt đô thị số 3b và số 4 của TPHCM với các tuyến đường sắt đô thị đang được nghiên cứu của tỉnh Bình Dương.

Về đường sắt quốc gia, các đơn vị thống nhất với đề xuất chuyển ga đầu mối hành khách được quy hoạch cho đường sắt quốc gia hiện hữu [Hà Nội - TPHCM] từ ga Bình Triệu [TPHCM] về ga An Bình mới [thuộc tỉnh Bình Dương].

Từ đó, có thể nghiên cứu chuyển đoạn tuyến đường sắt quốc gia từ sau ga An Bình về ga Sài Gòn thành đường sắt đô thị. Cùng đó, giải phóng quỹ đất tại các trạm đầu mối kỹ thuật [Bình Triệu, Chí Hòa,…] của đường sắt quốc gia hiện hữu trên đoạn này cho phát triển mô hình TOD hiệu quả.

Một đoạn thuộc tuyến metro số 1 TPHCM. Ảnh: PHẠM NGUYỄN

Về hệ thống các đường trên cao, cần thiết kéo dài các đường trên cao đã được quy hoạch trước đây để hình thành các trục xuyên tâm Bắc - Nam, Đông - Tây TP.HCM kết nối theo các tuyến giao thông đối ngoại đến các tỉnh lân cận.

Cụ thể gồm: Trục Bắc - Nam phía Tây [Bắc Nam 1] từ Vành đai 3 TPHCM đến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành; Trục Bắc - Nam phía Đông [Bắc Nam 2] từ nút giao Quốc lộ 13 với đường Vành đai 3 TPHCM [trên địa bàn Bình Dương] đến đường Nguyễn Văn Linh [nút giao đầu cầu Phú Mỹ]; Trục Đông - Tây phía Bắc [Đông Tây 2] từ đường Vành đai 3 – nhánh phía Tây [trên địa bàn TPHCM] kéo dài kết nối với Quốc lộ 1K đến giao với đường Vành đai 3 [nhánh trên địa bàn Bình Dương].

Bên cạnh đó là tuyến trên cao dọc đường Vành đai 2 TPHCM; Tuyến kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đoạn trên cao từ đường Nguyễn Hữu Thọ - Hoàng Quốc Việt - cầu Phú Mỹ 2 và kết nối vào Tỉnh lộ 25C [trên địa bàn Đồng Nai]; Bổ sung tuyến trên cao từ nút giao đường cao tốc Bến Lức - Long Thành với đường Rừng Sác đến Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và Khu đô thị lấn biển Cần Giờ.

Đối với các đường ven sông Sài Gòn, chủ trương nghiên cứu thực hiện các đường ven sông Sài Gòn đã được lãnh đạo TPHCM và tỉnh Bình Dương đặc biệt quan tâm, đặt ra yêu cầu sớm triển khai thực hiện để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, tạo cảnh quan, phát triển du lịch, dịch vụ ven sông.

Hiện nay Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM đang triển khai Đề án phát triển kinh tế ven sông Sài Gòn theo định hướng khai thác hiệu quả giá trị sinh thái sông nước tự nhiên, tạo hành lang cảnh quan đô thị dọc hai bên bờ sông.

Sở GTVT TPHCM cho rằng các đơn vị tư vấn cần tiếp tục cập nhật quy hoạch phát triển giao thông vận tải từ các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh để mở rộng phạm vi nghiên cứu, xác định quy mô mặt cắt ngang và vị trí hướng tuyến phù hợp trên từng đoạn…

Diện mạo mới nhất của nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành và Ba Son của tuyến Metro... Hàng loạt tàu metro ở TP.HCM bị vẽ bậy, đánh cắp thiết bị: Sẽ xử lý thế nào? Metro số 1 [Bến Thành - Suối Tiên] mất trộm hơn 13.400 chiếc kẹp ray

Tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên [Metro số 1] có tổng chiều dài 19,7 km, gồm 2,6km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao; với 14 ga gồm 3 ga ngầm, 11 ga trên cao và depot Long Bình [TP. Thủ Đức].

Sau 10 năm thi công, tiến độ toàn tuyến Metro số 1 đã đạt được hơn 91%. Trong đó, riêng đoạn trên cao từ nhà ga ngầm Ba Son đến depot Long Bình đã đạt hơn 95%.

Đoạn trên cao thuộc gói thầu số 2 do Nhà thầu Liên danh Sumitomo - Cienco6 [Nhà thầu SCC] thi công đã hoàn thành phần kết cấu các nhà ga trên cao và cầu cạn.

Tuyến đường sắt trên cao chạy dọc đường Xa lộ Hà Nội

11 nhà ga trên cao dọc đường Xa lộ Hà Nội gồm Văn Thánh, Tân Cảng, Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Thủ Đức, Khu Công nghệ cao, Suối Tiên, Bến xe Miền Đông mới.

Hiện 11 nhà ga trên cao đang hoàn thành thi công kiến trúc và cơ điện trong nhà ga. Bên cạnh đó triển khai thi công các cầu bộ hành gia tăng tiếp cận cho tuyến.

Qua ghi nhận hầu hết các nhà ga trên cao hiện tại đều có công nhân làm việc, bên ngoài vẫn còn rào chắn xung quanh để thi công.

Hiện tại các nhà ga trên cao đều đã được lợp mái

Tầng cao nhất của nhà ga là phần lắp đặt đường ray cho tàu dừng đón trả khách. Hình ảnh bên trong nhà ga Tân Cảng [bên cầu Sài Gòn, quận Bình Thạnh]

Đoạn đường ray trên cao thuộc gói thầu số 3 của dự án. Tổng tiến độ của gói thầu số 3 đã đạt hơn 81%. Hiện tại đoạn tà vẹt trên cao và ngầm đều đã hoàn thành 100%

Hiện trạng Ga Thảo Điền [phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức]

Ga An Phú nằm bên cạnh ga Thảo Điền cũng đã hoàn thành lắp lan can tại các tầng

Hiện trạng Ga Rạch Chiếc

Hiện nay hầu hết các tuyến xe buýt dọc Xa lộ Hà Nội đều có trạm gần với các nhà ga trên cao nên sẽ thuận tiện cho hành khách. Trong ảnh, xe buýt sau khi ghé trạm gần ga Phước Long

Ga Bình Thái

Ga Thủ Đức

Ga Khu Công nghệ cao

Ga Suối Tiên nằm bên cạnh trạm xe buýt Suối Tiên - nơi có nhiều tuyến xe buýt trả khách.

Ga Suối Tiên nhìn từ trên cao. Hiện công nhân chỉ tập trung làm việc tại các tầng dưới, còn tầng đường ray cơ bản đã hoàn thành các hạng mục chính

Nơi dừng trả khách của nhà ga Suối Tiên

Tầng trệt của nhà ga Suối Tiên vẫn chưa xây nền

Ba Bến xe Miền Đông mới

Công nhân đang thi công tường vây nhà ga. Việc xây tường các nhà ga đã hoàn thành hơn 98,5%

Công nhân đang kiểm tra, sửa chữa gối cao su tại một đoạn trên cao.

Các nhà ga đã hoàn thành phần kết cấu. Cầu thang bộ và thang cuốn đã được lắp đặt

Cơ điện nhà ga đã hoàn thành hơn 94,6%, bao gồm hệ thống bơm và hệ thống thông gió, PCCC và chống sét, ống luồng dây điện. Các trạm biến áp tại các nhà ga trên cao cũng đã hoàn thành hơn 97,4%

Tàu điện ngầm tp.hcm khi nào xong?

Theo kế hoạch được Uỷ ban nhân dân TP. HCM công bố, tuyến metro số 1 sẽ hoàn thành vào cuối năm nay và vận hành thương mại vào đầu năm 2024.

Tp.hcm có bao nhiêu tuyến metro?

HCM sẽ có 8 tuyến metro xuyên tâm và các tuyến vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố và 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray. Tổng chiều dài của toàn bộ hệ thống metro TP. HCM khoảng 220 km.

Tuyến metro tp.hcm dài bao nhiêu km?

Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.

Tp.hcm có bao nhiêu nhà ga?

Tổng quan. Toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh có 175 nhà ga. Trong đó mạng lưới metro có 127 ga, tramway có 23 ga và monorail có 25 ga. Bao gồm 21 ga trung chuyển.

Chủ Đề