Không khai báo lưu trú bị phạt bao nhiêu tiền

Hướng dẫn thực hiện thông báo lưu trú online dành cho cơ sở kinh doanh lưu trú?

14/07/2023

Lượt xem: 1075

Dưới đây là cách thực hiện thông báo lưu trú online dành cho cơ sở kinh doanh lưu trú. Bước 1: Truy cập vào app VNeID trên điện thoại thực hiện thông báo lưu trú Bước 2: Truy cập vào mục "Thủ tục hành chính"

Bước 3: Truy cập vào mục "Thông báo lưu trú"

Bước 4: Chọn vào "Tạo mới yêu cầu"

Bước 5: Chọn địa chỉ cơ quan sau đó chọn vào mục "Tiếp tục"

Bước 6: Chọn địa chỉ cơ quan công an

Bước 7: Điền thông tin cơ sở lưu trú:

+ Loại hình cơ sở lưu trú + Tên cở lưu trú + Địa chỉ lưu trú + Địa chỉ chi tiết Sau đó chọn vào ô "Tiếp tục" Bước 8: Chọn vào "Thêm người lưu trú"

Bước 9: Điền đầy đủ thông tin người lưu trú tại cơ sở

Bước 10: Chọn "Lưu" Cơ sở lưu trú không thực hiện thông báo lưu trú sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ quy định khoản 4 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau: Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú ... 4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. Cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
  2. Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
  3. Làm giả, sử dụng sổ hộ khẩu giả, sổ tạm trú giả để đăng ký thường trú, tạm trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
  4. Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 09 người lưu trú trở lên; đ] Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật;
  5. Cản trở, không chấp hành việc kiểm tra thường trú, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. ... Như vậy, nếu cơ sở lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 09 người trở lên có thể bị xử lý vi phạm hành chính phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Lưu ý: Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân [khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP] Ngoài thực hiện thông báo lưu trú trên ứng dụng VNeID thì còn có thể thực hiện bằng hình thức gì? Căn cứ quy định khoản 1 Điều 15 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về thông báo lưu trú như sau: Thông báo lưu trú 1. Việc thông báo lưu trú được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
  6. Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc địa điểm tiếp nhận thông báo lưu trú do cơ quan đăng ký cư trú quy định;
  7. Thông qua số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết;
  8. Thông qua trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú;
  9. Thông qua ứng dụng trên thiết bị điện tử. Như vậy, cơ sở lưu trú ngoài thực hiện thông báo lưu trú trên ứng dụng VNeID thì còn có thể thực hiện bằng các hình thức sau: - Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc địa điểm tiếp nhận thông báo lưu trú do cơ quan đăng ký cư trú quy định; - Thông qua số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết; - Thông qua trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Hiện nay rất nhiều người dân chưa nắm rõ quy định về đăng ký tạm trú, sinh sống tại chỗ ở hợp pháp bao lâu thì phải đăng ký tạm trú.

Trao đổi với Thanh Niên về vấn đề này, theo chuyên gia pháp lý, trường hợp người dân sinh sống tại chỗ ở hợp pháp từ 30 ngày trở lên mà không đăng ký tạm trú có thể bị xử phạt từ 500.000 - 1 triệu đồng.

Điều kiện đăng ký tạm trú

Theo quy định tại khoản 9, Điều 2 luật Cư trú 2020, nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

Hiện nay, Điều 27 luật Cư trú 2020 về điều kiện đăng ký tạm trú quy định, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên, thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. Thời hạn tạm trú tối đa là 2 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.

Người dân làm thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa của UBND P.Võ Thị Sáu [Q.3, TP.HCM]

BÍCH NGÂN

Người dân đăng ký tạm trú thì ra công an phường, xã, thị trấn để giải quyết thủ tục.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Đồng thời, thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Không đăng ký tạm trú bị phạt bao nhiêu tiền ?

Luật sư Bùi Quốc Tuấn [thuộc Đoàn luật sư TP.HCM] cho biết, theo quy định luật Cư trú 2020, việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân. Nếu công dân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trong thời hạn quy định [30 ngày kể từ ngày đến sinh sống tại nơi ở mới hợp pháp] thì có thể bị xử phạt hành chính.

Cụ thể, người nào không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú, xóa đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký và quản lý cư trú, trường hợp công dân đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật, có thể bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng.

Luật sư Bùi Quốc Tuấn cho biết thêm, hiện nay Bộ Công an đang quản lý nơi tạm trú, thường trú của người dân thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú trên môi trường internet. Khi người dân đến đăng ký tạm trú hoặc thay đổi các thông tin về cư trú [trong đó có thủ tục đăng ký tạm trú], cơ quan có thẩm quyền sẽ cập nhật dữ liệu lên Cơ sở dữ liệu quốc gia, cấp giấy xác nhận; đồng thời thu lại sổ tạm trú, sổ hộ khẩu.

"Việc đăng ký tạm trú không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của công dân. Khi đăng ký tạm trú, người dân sẽ thuận lợi hơn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính", luật sư Bùi Quốc Tuấn cho hay.

Không khai báo tạm trú bị phạt báo nhiêu?

Nếu không đăng ký tạm trú đúng quy định, công dân có thể bị phạt tiền từ 500.000 đến 01 triệu đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Như vậy, khi chuyển đến địa phương khác nơi thường trú sinh sống từ 30 ngày trở lên, bạn nên chủ động đăng ký tạm trú để không bị phạt hành chính.

Không đăng ký tạm trú cho người nước ngoài bị phạt báo nhiêu?

Nếu không thực hiện khai báo thì vi phạm quy định tại Điểm i Khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Sơ tạm trú có thời hạn tối đa là báo nhiêu lâu?

Thời hạn đăng ký tạm trú tối đa là 02 năm và có thể gia hạn nhiều lần. Như vậy sau 02 năm đăng ký tạm trú, nếu muốn tiếp tục tạm trú tại chỗ ở đó thì công dân phải làm thủ tục gia hạn hay đăng ký tạm trú lại.

Nhà nghỉ không khai báo lưu trú phạt báo nhiêu tiền?

Mức phạt không thực hiện thông báo lưu trú theo quy định Điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định công dân không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Chủ Đề