Top giá đèn chiếu vàng da trẻ sơ sinh năm 2022

Vàng da sơ sinh là do tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp, chiếm 25 - 30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng. Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên nhưng nguy hiểm nhất là trong 2 tuần đầu. Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ [vàng da sinh lý] nhưng cũng có thể tiến triển nặng.

Vàng da sơ sinh là do tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp, chiếm 25 - 30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng. Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên nhưng nguy hiểm nhất là trong 2 tuần đầu. Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ [ vàng da sinh lý] nhưng cũng có thể tiến triển nặng [vàng da bệnh lý]. Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh [còn gọi là vàng da nhân] do bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.

Thế nào là vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh?

Ở trẻ đủ tháng, bình thường thì vàng da được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi. Hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Mức độ vàng da nhẹ [chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn]. Vàng da đơn thuần, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác [thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ...]. Nồng độ bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ non tháng...Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ.

Chiếu đèn điều trị vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh.

Thế nào là vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh?

Vàng da được coi là bệnh lý khi có bất thường từ một trong số các tiêu chuẩn sau:

- Vàng da đậm xuất hiện sớm;

- Không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng;

- Mức độ vàng toàn thân và cả mắt;

- Vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác [trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật...];

- Xét nghiệm bilirubin trong máu tăng hơn bình thường.

Khi có các dấu hiệu vàng da bệnh lý như nói trên, cần phải đưa ngay trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Các phương pháp điều trị vàng da sơ sinh?

Cho đến nay, tại các khoa sơ sinh, điều trị vàng da sơ sinh bằng 3 phương pháp chính, đó là:

- Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng [qua cho bú hoặc truyền dịch], truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp.

- Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất.

- Thay máu khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao.

Tùy trường hợp cụ thể, các bác sĩ có thể sử dụng 1 - 2 hay 3 phương pháp cùng lúc.

Chiếu đèn điều trị vàng da được chỉ định khi nào?

Chiếu đèn là sử dụng ánh sáng có bước sóng từ 400 - 500nm, cực điểm 450 - 460nm tương ứng với đỉnh hấp thụ của bilirubin [ánh sáng màu xanh dương]. Khi chiếu đèn năng lượng, ánh sáng sẽ xuyên qua da, tác động lên các phân tử bilirubin nằm trong lớp mỡ dưới da để biến đổi các phân tử bilirubin gián tiếp [độc cho não của trẻ] thành các sản phẩm đồng phân hay các sản phẩm quang oxy hoá tan được trong nước, không độc và sẽ được đào thải qua gan [qua mật] và thận [qua nước tiểu]. Chiếu đèn được chỉ định sau 24 giờ tuổi để điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp bệnh lý chưa có triệu chứng tiền nhiễm độc hay nhiễm độc thần kinh. Cũng có thể chiếu đèn dự phòng trong các trường hợp có nguy cơ vàng da sơ sinh như: trẻ non tháng, có bướu huyết thanh, sọ to, trẻ có tán huyết...

Chú ý: Khi chiếu đèn, trẻ được cởi trần, có che kín mắt và bộ phận sinh dục, thường xuyên xoay trở mình cho trẻ để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng. Có thể chiếu đèn liên tục hay cách quãng, với trẻ đủ tháng khỏe mạnh, khoảng sau 3 giờ, có thể cho trẻ ra ngoài để bú mẹ hoặc thay tã. Ở nơi có điều kiện, các trẻ vàng da bệnh lý mức độ nhẹ hoặc trung bình thì có thể thực hiện chiếu đèn tại phòng riêng của mẹ có sự theo dõi của bác sĩ chứ không cần ở phòng cách ly. Thực hiện việc chiếu đèn sớm có tác dụng khi trẻ xuất viện sẽ không còn nguy cơ vàng da nặng.

Lời khuyên của thầy thuốc

Như trên đã nói, nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời sẽ dẫn đến vàng da nhân, hậu quả là để lại di chứng bại não suốt đời, thậm chí tử vong. Do vậy, tốt nhất để phòng vàng da bệnh lý bằng cách các bà mẹ mang thai cần khám thai định kỳ, đặc biệt, các tháng cuối cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để không bị sinh non; khi sinh cần đến cơ sở y tế để được cán bộ có chuyên môn theo dõi và đỡ đẻ; Đối với các trẻ mới chớm vàng da thì có thể tắm nắng ấm mỗi sáng, nhưng nếu trẻ đã vàng da nhiều thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa Nhi để được điều trị ngay.

Theo: Báo SKĐS

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Thứ Ba ngày 31/05/2022

  • Cách chữa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh ba mẹ nên biết
  • Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò nên uống sữa gì thay thế?
  • Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn có sao không?

Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất là ở những trẻ thiếu tháng. Rất nhiều các bậc phụ huynh băn khoăn liệu vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết và có nguy hiểm hay không.

Để được giải đáp thắc mắc “Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?”, các bạn hãy theo dõi phần nội dung dưới bài viết sau.

Tìm hiểu về căn bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh khiến cho quá trình chuyển hóa bilirubin bị dư thừa. Khi lượng bilirubin dư thừa càng nhiều thì quá trình vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ kéo dài. Đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở những trẻ bị sinh non.

Đối với những trẻ vừa mới sinh, những tế bào hồng cầu luôn được tạo mới và mất đi. Khi hồng cầu bị vỡ ra sẽ giải phóng ra hemoglobin và chuyển hóa thành bilirubin. Lúc này, bilirubin sẽ được chuyển hóa tại gan trẻ và đào thải ra bên ngoài thông qua nước tiểu và phân.

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Tuy nhiên, do gan ở trẻ sơ sinh vốn làm việc yếu nên quá trình đào thải bilirubin sẽ không hiệu quả và khiến cho lượng bilirubin bị tăng trong máu và dẫn đến tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh.

Biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện đầu tiên khi trẻ bị vàng da đó là xuất hiện màu vàng tại mắt và da của trẻ. Màu vàng này thường bắt đầu từ 2 đến 4 ngày sau khi sinh và có thể bắt đầu từ mặt trước rồi mới lan xuống khắp cơ thể. Mức độ của bilirubin thường đạt đỉnh trong 3 đến 7 ngày sau khi sinh.

Ở đa số các trường hợp, vàng da có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Vàng da nặng cũng sẽ làm tăng nguy cơ bilirubin đi vào trong não và khiến cho não bị tổn thương vĩnh viễn.

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Ở rất nhiều trường hợp, hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng da sẽ tự hết khi gan của trẻ phát triển và khi trẻ bắt đầu ăn. Thông thường, vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ tự hết trong 2 đến 3 tuần sau sinh. Bên cạnh đó vẫn có trường hợp trẻ bị vàng da bệnh lý. Đây là những trường hợp vàng da kéo dài quá 3 tuần hoặc những trẻ có mức bilirubin gián tiếp ở trong máu quá cao vượt qua ngưỡng sinh lý.

Nếu như trẻ có nồng độ bilirubinở mức cao, trẻ sẽ có nguy cơ bị bại não, điếc và gặp phải những tổn thương não khác. Do đó, các chuyên gia luôn khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh cần được kiểm tra các dấu hiệu vàng da trước khi xuất viện hoặc vài ngày sau khi xuất viện.

Cách điều trị vàng da kéo dài

Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Thông thường, tình trạng vàng da ở trẻ sẽ tự khỏi khi gan của trẻ bắt đầu trưởng thành. Khi cha mẹ cho trẻ ăn thường xuyên [từ 8 đến 12 lần/ ngày thì sẽ giúp trẻ truyền bilirubin qua cơ thể.

Trong trường hợp vàng da ở mức độ nặng, trẻ có thể áp dụng phương pháp quang trị liệu. Đây là một phương pháp điều trị phổ biến và đem lại hiệu quả cao. Theo đó, có hai loại điều trị chiếu đèn đó là:

Chiếu đèn thông thường

Bác sĩ thực hiện việc chiếu sáng tia cực tím mỗi khi trẻ nằm ở trên giường. Ánh sáng sẽ giúp phá vỡ các bilirubin để không gây ra sự áp lực và tổn thương cho gan. Thông thường, đèn chiếu sẽ dừng lại sau mỗi 3 đến 4 tiếng để mẹ cho trẻ bú.

Điều trị sợi quang

Trẻ sẽ được ở trong chăn có chứa sợi quang học đặc biệt và tỏa ánh sáng trực tiếp lên da của trẻ. Khi thực hiện phương pháp này, mẹ vẫn có thể cho trẻ bú bình thường.

Chăm sóc trẻ bị vàng da kéo dài

Để chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài, các mẹ nên lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Nên đảm bảo trẻ có đủ dinh dưỡng thông qua nguồn sữa mẹ.
  • Nếu như mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thì mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên để giúp da của trẻ được sáng hơn. Mẹ không cần phải dùng đến sữa công thức hoặc sữa khác để thay thế. Khi trẻ đang ngủ mẹ nên đánh thức trẻ dậy để trẻ bú ngay.
  • Nếu như mẹ không thể cho trẻ bú sữa mẹ vì chưa có sữa kịp thời thì bé có thể sử dụng sữa công thức.
  • Mẹ nên giữ ấm cho trẻ hằng ngày và chú ý trong việc vệ sinh rốn và thân thể cho trẻ.
  • Mẹ nên cho trẻ tắm nắng đúng cách và đủ giờ cho trẻ vào xế chiều và buổi sáng sớm. Đây là thời điểm mà ánh nắng dịu rất tốt cho bệnh lý vàng da. Việc tắm nắng sẽ làm ngưng tình trạng vàng da kéo dài và ngăn ngừa diễn tiến xấu hơn.

Mẹ có thể cho trẻ tắm nắng mỗi ngày

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? Những thông tin dưới bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được vấn đề này. Tình trạng vàng da nếu kéo dài sẽ gây ra những vấn đề hết sức nguy hiểm. Do đó, các bậc cha mẹ nên phát hiện kịp thời và điều trị triệt để nhằm ngăn ngừa những di chứng về sau cho trẻ nhé!

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • trẻ sơ sinh

Video liên quan

Chủ Đề