Top vacxin thủy đậu giá bao nhiêu năm 2022

_

BỆNH THỦY ĐẬU
[Varicelle]

ICD-10 B01: Chickenpox
Bệnh thủy đậu thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

1. Đặc điểm của bệnh.  
1.1. Định nghĩa ca bệnh: - Ca bệnh lâm sàng: bệnh nhiễm vi rút cấp tính, sốt nhẹ, phát ban. Ban mọc nhiều đợt trên cùng một vùng da nên có thể thấy chúng ở nhiều lứa tuổi khác nhau từ nốt sần, bọng nước trong, bọng nước đục cho đến nốt vảy. - Ca bệnh xác định: Là ca lâm sàng phân lập được vi rút trên nuôi cấy tế bào hoặc phát hiện kháng nguyên vi rút bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp hoặc phát hiện ADN bằng kỹ thuật PCR.

1.2. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự:

- Đậu mùa: Triệu chứng toàn thân nặng, các nốt mọc dày có mủ, cùng lứa tuổi. Đậu mùa đã được thanh toán từ năm 1980. - Chốc lở bọng nước [impertigo]: Thường gây ra do Streptococcus beta hemotytic nhóm A. Thường xảy ra ở trẻ sau khi da bị trầy xước, tổn thương do ghẻ, chàm… rồi bị nhiễm trùng dẫn đến việc tạo ra bọng nước. - Bọng nước do vi rút Herpes simplex: Thường gặp trên vùng da có sẵn bệnh như chàm, viêm da dị ứng. - Bọng nước do Coxsackie nhóm A: Có thể gây bọng nước toàn thân nhưng chúng thường gây tổn thương da ở dạng phát ban hơn là bọng nước.

1.3. Xét nghiệm:

- Loại mẫu bệnh phẩm: huyết thanh, chất dịch bọng nước. - Phương pháp xét nghiệm: Phân lập vi rút trên nuôi cấy tế bào. Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang trực tiếp tìm kháng nguyên vi rút. Xét nghiệm PCR tìm ADN của vi rút. Phát hiện tăng hiệu giá kháng thể trong huyết thanh. Những xét nghiệm này thường không yêu cầu, nhưng có ích trong những trường hợp khó chẩn đoán và trong nghiên cứu dịch tễ học.

2. Tác nhân gây bệnh


- Vi rút thủy đậu [Varicellavirus] thuộc họ Herpesviridae. Vi rút thủy đậu là tác nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn nên còn có tên là vi rút thủy đậu - zona [VZV]. - Vi rút có hình khối cầu, đường kính khoảng 250 nm. Phần lõi có ADN, phần capsid bọc ngoài bằng protein. - Khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài: Vi rút sống được vài ngày trong vảy thủy đậu tung vào không khí. Vi rút dễ bị chết bởi các thuốc sát khuẩn thường dùng.

3. Đặc điểm dịch tễ học

- Bệnh xảy ra ở mọi nơi trên toàn thế giới. Hầu như mọi người đều bị nhiễm vi rút thủy đậu. Ở những vùng khí hậu ôn hòa, ít nhất 90% trẻ dưới 15 tuổi bị mắc thủy đậu và ít nhất 95% người lớn bị mắc bệnh. Bệnh thường gặp vào mùa đông và đầu xuân. Ở những nước nhiệt đới, người lớn hay bị mắc bệnh nhiều hơn. Zona hay xảy ra ở người trung niên. - Cũng như các bệnh nhiễm khuẩn lây bằng đường không khí giọt nhỏ, mức độ mắc thủy đậu cao hơn trong các tháng lạnh. Dịch thủy đậu cũng có tính chất chu kỳ nhất định như dịch sởi.

4. Nguồn truyền nhiễm

- Ổ chứa: người - Thời gian ủ bệnh: 2 đến 3 tuần, thông thường 14-16 ngày. - Thời kỳ lây truyền: Dài nhất là 5 ngày, nhưng thường là từ 1-2 ngày trước phát ban và không quá 5 ngày sau khi xuất hiện lớp bọng nước đầu tiên. Sự lây truyền có thể kéo dài hơn ở những người bị thay đổi miễn dịch. Tỷ lệ tấn công thứ phát ở những người cảm nhiễm sống cùng trong gia đình là 70 - 90%. Bệnh nhân zona có thể lan truyền bệnh trong một tuần sau khi mọc ban. Cơ thể cảm nhiễm có thể bị mắc bệnh sau khi phơi nhiễm 10 - 21 ngày.

5. Phương thức lây truyền: Lây truyền từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp, lây qua đường không khí từ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp hoặc chất dịch của nốt phỏng. Lây gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc. Thủy đậu là một trong những bệnh dễ lây nhất.


6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Tất cả những người chưa bị mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vắc xin đều cảm nhiễm với bệnh. Thông thường, người lớn bị mắc bệnh nặng hơn ở trẻ em. Sau khi mắc bệnh sẽ để lại miễn dịch lâu dài, ít khi mắc bệnh lần thứ hai ở những người suy giảm miễn dịch. Tái nhiễm thể ẩn thường hay xảy ra. Có thể nhiễm vi rút tiềm tàng và bệnh có thể tái phát sau đó nhiều năm như bệnh zona ở 15% người già và đôi khi gặp ở trẻ em. Trẻ sinh ra từ người mẹ không có miễn dịch và bệnh nhân bị bệnh bạch cầu có thể bị mắc bệnh nặng, kéo dài hoặc tử vong. Người lớn bị ung thư đặc biệt ung thư bạch huyết, bệnh nhân suy giảm miễn dịch hay bị mắc bệnh zona nặng cả thể khư trú và lan tỏa.
7. Các biện pháp phòng, chống dịch
7.1. Biện pháp dự phòng: - Bảo vệ những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhưng không thể tiêm chủng như trẻ sơ sinh không có miễn dịch, người suy giảm miễn dịch tránh bị phơi nhiễm bằng cách tiêm chủng cho những người trong gia đình, cho những người tiếp xúc gần. - Tiêm chủng: Vắc xin thủy đậu sống giảm độc lực + Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi tiêm 1 liều 0,5 ml dưới da. + Trẻ từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều cách nhau 4-8 tuần.

7.2. Biện pháp chống dịch:

- Cách ly: Cách ly trẻ em mắc thủy đậu ở nhà trong 7 ngày. Những trẻ có tiếp xúc với người bị thủy đậu cần cách ly 11 - 21 ngày kể từ ngày tiếp xúc. Người lớn mắc bệnh không được đi làm, tránh tiếp xúc với những người khác. - Sát khuẩn tẩy uế đồ vật bị nhiễm dịch tiết từ mũi họng. - Người tiếp xúc: Globulin miễn dịch thủy đậu - zona [VZIG] có tác dụng phòng bệnh cho người tiếp xúc nếu tiêm trong vòng 96 giờ sau khi phơi nhiễm.

7.3. Nguyên tắc điều trị:

- Điều trị triệu chứng: Chống ngứa bằng thuốc chống ngứa tại chỗ hoặc toàn thân. - Vệ sinh thân thể, thay quần áo hàng ngày. Bôi thuốc sát trùng, dùng kháng sinh nếu có dấu hiệu bội nhiễm. - Dùng thuốc kháng vi rút: Vidarabine [adenine arabinoside], acyclovir

7.4. Kiểm dịch y tế biên giới: Không

Admin

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh thủy đậu đã ít dần nhờ có vacxin phòng bệnh. Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã triển khai tiêm phòng vacxin thủy đậu đến với khách hàng. Độc giả quan tâm về căn bệnh này và muốn tìm hiểu giá vacxin thủy đậu năm 2020 mới nhất là bao nhiêu thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

1. Bệnh Thủy đậu là gì và cách điều trị?

Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu hay còn có tên gọi khác theo dân gian là bệnh trái rạ. Bệnh có triệu chứng điển hình là nổi bọng nước với nhiều kích cỡ khác nhau và lan dần ra toàn thân.

Nguyên nhân gây ra thủy đậu là do Virus Varicella Zoster và có thể gặp ở mọi đối tượng. Bất kể là trẻ em hay người lớn đều có thể mắc bệnh này nếu chưa có miễn dịch.

Hình ảnh minh họa Virus Varicella Zoster

Bị thủy đậu sốt mấy ngày?

Sốt là một trong những biểu hiện thường thấy và xuất hiện sớm nhất của bệnh thủy đậu. Bị thủy đậu sốt mấy ngày sẽ tùy vào từng trường hợp và sức đề kháng của mỗi người. Sốt tiến triển theo từng giai đoạn khác nhau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: kéo dài từ 1 - 2 tuần. Ở giai đoạn này bệnh nhân hầu như không sốt.

  • Giai đoạn khởi phát: trong khoảng 24 - 48 giờ, lúc này bệnh nhân sẽ sốt nhẹ.

  • Giai đoạn toàn phát: thông thường kéo dài từ 5 - 7 ngày, cơn sốt vẫn kéo dài liên tục và cao.

  • Giai đoạn hồi phục: Tùy vào sức khỏe của mỗi người mà bệnh phục hồi nhanh hay chậm.

Khi bệnh nhân bắt đầu sốt thì bác sĩ có thể kê thuốc paracetamol hoặc acetaminophen. Lưu ý khi sử dụng aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye.

Khi bị thủy đậu điều trị ngứa ra sao?

Khi bị thủy đậu, hầu hết các bệnh nhân đều bị ngứa, nhất là ở các vị trí bọng nước mọc nhiều. Tuy nhiên bệnh nhân không nên gãi vì có thể làm vỡ bọng nước, tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo sau này.

Các thuốc kháng histamin: loratadin, chlorpheniramine,… sẽ có tác dụng giúp bệnh nhân giảm bớt ngứa và sự khó chịu.

Bị thủy đậu dùng thuốc gì?

Thuốc kháng virus chỉ được chỉ định cho các trường hợp nặng để đề phòng kế phát gây viêm phổi hoặc biến chứng nội tạng. Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà các bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc phù hợp.

Thông thường bệnh nhân bị thủy đậu điều trị với Acyclovir sẽ cho hiệu quả rõ rệt. Có thể uống, tiêm hoặc bôi ngoài da. Liều lượng sẽ tùy thuộc vào cân nặng của từng người.

2. Bệnh thủy đậu lây lan như thế nào?

Nhiều người thắc mắc bệnh thủy đậu sẽ lây lan qua những con đường nào để có cách phòng tránh bệnh. Là bệnh do virus gây ra nên thủy đậu rất dễ lây truyền sang người khác thông qua các con đường sau:

Bệnh lây qua tiếp xúc thông thường

Ở giai đoạn toàn phát, những bọng nước của bệnh thủy đậu rất dễ bị vỡ, gây ra những vùng da bị tổn thương hoặc lở loét. Khi người khác vô tình chạm vào vùng da này hoặc bị dính chất dịch từ bọng nước thì rất dễ bị nhiễm bệnh.

Chất dịch từ bọng nước cũng có thể ngấm vào quần áo, khăn mặt, các vật dụng cá nhân, từ đó làm lây bệnh sang người lành. Do đó cách tốt nhất là người bệnh nên sử dụng các dụng cụ sinh hoạt cá nhân riêng biệt.

Bệnh lây từ mẹ sang con

Nếu mẹ đang trong quá trình mang thai rất dễ lây nhiễm sang con qua nhau thai. Ở 3 tháng đầu mang thai, em bé có 0.4% nguy cơ mắc Hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Tức 1000 trẻ có mẹ bị thủy đậu lúc 3 tháng đầu thì 4 trẻ có thể mắc thủy đậu bẩm sinh. Ngoài ra mẹ cũng có thể bị sảy thai do tác động của virus Varicella Zoster.

Trường hợp thai phụ bị thủy đậu 5 ngày trước khi sinh hoặc 2 ngày sau khi sinh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho thai nhi. Con sinh ra có thể bị nhiễm bệnh, khuyết tật hoặc tử vong.

Thủy đậu có thể lây từ mẹ sang con

Do đó đối với phụ nữ có thai mắc bệnh thủy đậu cần phải đặc biệt chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể thật tốt, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào thì phải đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.

Bệnh lây qua đường hô hấp

Đây là một trong những con đường dễ lây lan nhất. Người bình thường có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc, giao tiếp hay hít phải nước bọt văng ra từ người bị thủy đậu do hắt hơi, ho. Vì thế, trong thời gian này, người bệnh nên hạn chế những nơi đông người, thường xuyên đeo khẩu trang y tế khi giao tiếp hay sinh hoạt chung với người khác cho đến khi khỏi hẳn để tránh lây nhiễm.

Bệnh có thể lây qua đường hô hấp

4. Giá vacxin thủy đậu 2020 là bao nhiêu?

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh thủy đậu hiện nay là tiêm phòng vaccine. Lúc này, điều mà không ít người quan tâm đó chính là giá vacxin thủy đậu 2020 là bao nhiêu. Bởi ngoài sự an toàn của vacxin thì hầu hết mọi người đều muốn xem giá cả có phù hợp với túi tiền của mình hay không.

So với các năm trước, giá vacxin thủy đậu 2020 không có sự biến động nhiều. Hiện nay, có 3 loại vắc xin phòng thủy đậu là: Varivax [Mỹ], Varicella [Hàn Quốc], Varilrix [Bỉ].

Vacxin Varivax: do Mỹ sản xuất có giá dao động từ 800.000 - 1.100.000 VNĐ

  • Trẻ 12 tháng tuổi - 12 tuổi: tiêm 1 liều Varivax 0.5ml;

  • Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi, chưa mắc thủy đậu lần nào: tiêm 2 mũi;

  • Mũi 1: là mũi tiêm lần đầu, liều 0.5ml;

  • Mũi 2: tiêm sau mũi 1 khoảng 4 - 8 tuần, liều 0.5ml.

Vacxin Varicella: do Hàn Quốc sản xuất có giá dao động từ 700.000 - 900.000 VNĐ, mỗi người chỉ tiêm một liều 0,5 ml.

Vacxin Varilrix: do GSK - Bỉ sản xuất, mỗi liều 0,5ml vắc-xin đã hoàn nguyên chứa một liều gây miễn dịch. Giá khoảng 500.000 - 600.000 VNĐ.

  • Trẻ em từ 9

Chủ Đề