Giải thích vì sao ở nước ta các sân bay thường được xây dựng ở những thành phố lớn

Trước đây, các sân bay thường được xây dựng ở những khu vực xa trung tâm thành phố, chỉ đơn giản là nơi hành khách hoàn thiện các thủ tục hàng không, cũng như dành cho quá trình cất và hạ cánh của máy bay.

Tuy nhiên, thời gian qua chứng kiến sự xuất hiện của thành phố sân bay ở nhiều quốc gia trên thế giới - xu hướng phát triển biến sân bay thành các trung tâm kinh tế, nhằm tận dụng tiềm năng kinh doanh trong nhiều lĩnh vực phi hàng không như thương mại và quảng cáo.

Điều này cho thấy sân bay trong thế kỷ 21 và tương lai không còn thực hiện chức năng vận chuyển đơn thuần nữa, mà dần kết nối các doanh nghiệp thành những tổ hợp, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Xu hướng của tương lai

Thành phố sân bay lần đầu tiên được nhắc đến vào những năm 70 của thế kỷ trước, chủ yếu liên quan đến quá trình quy hoạch phát triển công nghiệp và dịch vụ tại các khu vực xung quanh sân bay.

Hiện nay, giới chuyên gia cho rằng, thành phố sân bay thực chất là khu vực sân bay “bên trong hàng rào” của một sân bay lớn, bao gồm sân bay [nhà ga, đường băng, đường lăn, sân đỗ] và các doanh nghiệp hoạt động trong sân bay. 

Xu hướng phát triển các thành phố sân bay đang hướng đến mục tiêu tận dụng tối đa quỹ đất cho các hoạt động hàng không và phi hàng không, bước đầu đã và đang được triển khai tại nhiều sân bay hiện đại trên toàn thế giới.

Nhờ tiềm năng kinh tế, thành phố sân bay được coi là xu hướng phát triển của tương lai.

Đầu năm nay, Tạp chí Time đã nhắc đến khái niệm thành phố sân bay như một trong mười ý tưởng thay đổi thế giới khi các thành phố sẽ tiếp tục được xây dựng và nâng cấp xung quanh các sân bay.

Cảng hàng không giờ đây được phát triển lên mức như một đô thị thu nhỏ, được xây dựng ngay gần hoặc kết nối với các doanh nghiệp tạo nên các tổ hợp, liên thông với nhau nhờ hệ thống giao thông hiện đại, tốc độ cao. Đây được coi là một chiến lược kiểu mới nhằm quảng bá cho sân bay và môi trường xung quanh sân bay như điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp trong các hoạt động phân phối bán lẻ, giới thiệu về văn hóa và du lịch đến khách du lịch trong hay ngoài nước.

Hiện nay, gần 100 thành phố sân bay đã hoạt động và đang trong quá trình phát triển, nở rộ mạnh mẽ tại châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, và Trung Đông.

Ngoài chức năng chính là sân bay, tại đây còn có dịch vụ bất động sản [nhà ở, văn phòng thương mại, khách sạn và nhà hàng], cơ sở hạ tầng giao thông, quỹ đất khai thác cho hoạt động công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến hay thậm chí công nghệ hàng không - vũ trụ với sự tham gia của nhiều đối tác. Nhờ vậy, tiềm năng kinh tế của đô thị sân bay có khả năng mở rộng không ngừng.

Thống kế cho thấy, khoảng 40% doanh thu của các sân bay thường đến từ hoạt động phi hàng không như tổ hợp dịch vụ mua sắm, nhượng quyền kinh doanh, các bãi đỗ xe hay quảng cáo trong nhà - ngoài trời.

Những lợi ích to lớn

Một số nghiên cứu cho thấy hoạt động kinh doanh cực kỳ có lãi của các thành phố sân bay. Phải nhắc đến sân bay Heathrow [Anh], với xấp xỉ 50% doanh thu đến từ hành khách cùng các dịch vụ, hay sân bay quốc tế Incheon [Hàn Quốc] gây ấn tượng với doanh số bán lẻ hàng không đạt 2,5 tỷ USD vào năm 2018. Hệ sinh thái xung quanh các sân bay này đang làm rất tốt chức năng kinh tế, từ các tổ hợp ăn uống, mua sắm, khách sạn đến hệ thống bán lẻ thực phẩm và đồ uống, dịch vụ và giải trí.

Khoảng 40% doanh thu của các sân bay thường đến từ hoạt động phi hàng không như mua sắm, nhượng quyền kinh doanh, hay quảng cáo.

Chính những ví dụ này đã làm thay đổi quan niệm về xây dựng sân bay, vốn ở xa thành phố nhằm hạn chế tắc nghẽn giao thông hay tiếng ồn. Vai trò thay đổi của thương mại đã khiến các cảng hàng không trở thành động lực cho vị trí doanh nghiệp và sự phát triển đô thị trong thế kỷ thứ 21.

Thực tế cho thấy, mô hình các thành phố sân bay là xu hướng của tương lai, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội to lớn trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các sân bay, cũng như doanh thu từ các hoạt động hàng không đơn thuần dường như chưa đủ để... bù lỗ.

Trung Đông được coi là khu vực sở hữu nhiều đất đai để xây dựng các thành phố sân bay. Mới đây, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vừa công bố siêu dự án New Istanbul, với tham vọng về một thành phố sân bay lớn nhất thế giới có diện tích gần 2 triệu km2.

Dự án này còn bao gồm một tổ hợp 7.000km2 bất động sản [nhà ở, văn phòng, khách sạn], tạo hơn 250.000 việc làm, được kết hợp hệ thống đường sắt tốc độ cao phục vụ các hoạt động thương mại, du lịch ở thành phố Istanbul. 

Trong khi đó, Dubai lên kế hoạch phát triển các thành phố lễ hội, nằm trong bán kính 1km từ sân bay, là tổ hợp nhà ở, trường học, các khu trung tâm thương mại và giải trí để thu hút đầu tư và tăng doanh thu thương mại qua sân bay quốc tế Dubai nổi tiếng. Trái với Trung Đông, ở những khu vực khan hiếm đất xây dựng hơn, mô hình thành phố sân bay được thu nhỏ, nhưng vẫn có thể đáp ứng mọi nhu cầu của hành khách.

Có thể nhìn thấy sự phát triển rõ rệt này ở sân bay quốc tế Changi [Singapore], bên cạnh những cửa hàng bán lẻ hoặc giải trí, thể thao còn được đầu tư xây dựng bệnh viện hay cả khu rừng trong nhà.

“Đảo quốc sư tử” trở thành quốc gia tiên phong ở Đông Nam Á xây dựng thành phố sân bay, đặt mục tiêu hoàn thiện vào năm 2030 với nhà ga T5 vận hành như một sân bay độc lập nhưng kết nối với tất cả các nhà ga khác.

Thay đổi tư duy

Tuy đem lại nhiều lợi ích, ý tưởng thành phố sân bay có thành công hay không còn phụ thuộc vào điều kiện quốc gia và chắc chắn sẽ cần rất nhiều thời gian.

Sân bay quốc tế Changi [Singapore] nổi tiếng với những cửa hàng bán lẻ hay cả một khu rừng trong nhà.

Hiện nay, cách tiếp cận là lấy sân bay làm trung tâm, từ đó phát triển rộng ra toàn khu vực song song với hoạt động cải tạo chính sân bay để phù hợp các mục đích thương mại sau này. Một trong những điểm mấu chốt để thành phố sân bay vận hành trơn tru đó là hệ thống giao thông phải cho phép kết nối các loại hình vận tải [đường bộ, đường sắt và đường hàng không trong ngoài nước] thuận lợi, nhanh chóng nhưng phải linh hoạt.

Bên cạnh đó, các tổ hợp thương mại - dịch vụ cũng cần được bố trí hợp lý, đảm bảo khai thác tối đa các nhu cầu của doanh nghiệp và hành khách. Singapore đang nỗ lực tạo dựng thương hiệu thành phố sân bay cho riêng mình nhờ ý tưởng Jewel - nơi tập trung các hoạt động bán lẻ và giải trí, trong khi hoạt động thương mại và công nghiệp diễn ra ở khu Changi.

Quốc gia này muốn biến Jewel thành điểm dừng chân “hút tiền” nhờ các khu phức hợp mua sắm, tham quan và nghỉ ngơi cho du khách ở sân bay Changi, từ đó củng cố vị thế sân bay tốt nhất thế giới nhờ nhiều tiện ích đa dạng và sự thân thiện.

Theo giới quy hoạch, các thành phố sân bay cần có sự phân biệt rõ ràng ba nhóm không gian với đặc trưng khác biệt. Trước hết, khu an ninh cần đặc biệt được chú trọng khi chỉ cho phép tiếp nhận những nhân viên có thẩm quyền cùng hành khách sau khi đã trải qua đầy đủ quy trình kiểm tra giấy tờ và an ninh nghiêm ngặt.

Sau đó, cần quản lý sát sao khu vực phục vụ hành khách nằm bên trong sân bay, cũng như đảm bảo kết nối thông suốt với khu vực đô thị đa chức năng nằm bên ngoài ranh giới sân bay thông qua hệ thống giao thông. Giới chuyên gia cũng gợi ý quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan của toàn thành phố sân bay, đảm bảo các yêu cầu về không gian an toàn phễu bay, biện pháp giảm tiếng ồn, ô nhiễm và lóa sáng ngày đêm.

Một số quan điểm thừa nhận, cơ hội mở ra khi số lượng nhân công ở các sân bay tương đối lớn, cũng như lượng khách tiêu dùng vượt các thành phố tầm trung, hoàn toàn đủ tiêu chuẩn để phát triển một đô thị. Vì thành phố sân bay còn khá mới mẻ nên các quốc gia cần phải thay đổi tư duy kiểu cũ, cũng như rũ bỏ dần sự bảo thủ trong quá trình tính toán phát triển cảng hàng không quốc tế cùng các đô thị xung quanh.

Ngày nay, sân bay không còn tách rời với thành phố, mà đi liền với quy hoạch các vùng lân cận, và các chính sách phát triển phù hợp liên quan đến an toàn bay.

Bên cạnh đó, quy hoạch sân bay không đơn thuần là nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải, mà đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên như chính quyền trung ương, địa phương hay chủ đầu tư, khai thác sân bay nhằm tránh những tắc nghẽn và tốn kém cho các kế hoạch phát triển về sau này.

Trần Quân - Nam Hồng

Cảng hàng không quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân trong thời đại ngày nay. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang có tổng cộng 21 sân bay dân dụng. Trong đó có 9 sân bay quốc tế với lưu lượng đón tiếp trên dưới 100 triệu du khách trong và ngoài nước. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết top cảng hàng không quốc tế lớn nhất, được đầu tư mạnh nhất Việt Nam. 

I. Cảng hàng không quốc tế là gì?

Cảng hàng không quốc tế là một cảng hàng không thường nhưng được trang bị đầy đủ thiết bị hải quan và nhập cư nhằm mục đích xử lý các chuyến bay quốc tế đi và đến từ các quốc gia khác.

Thông thường, so với sân bay nội địa, cảng hàng không quốc tế sở hữu quy mô lớn hơn, cơ sở vật chất tốt hơn. Đồng thời, đường băng cũng được thiết kế dài hơn. Điều này nhằm đáp ứng được nhu cầu của các dòng máy bay lớn đến từ các nước khác. Cảng hàng không quốc tế sẽ phục vụ cả chuyến bay quốc tế liên lục địa lẫn các chuyến bay nội địa.

Xem thêm: An ninh hàng không là gì? Có nhiệm vụ và chức năng như thế nào?

II. Các cảng hàng không lớn nhất tại Việt Nam

Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra sôi động như hiện nay, nhu cầu giao thương quốc tế của Việt nam ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Chính vì thế, để mở ra cơ hội thúc đẩy sự hội nhập, hàng loạt cảng hàng không quốc tế đã được thành lập. Chúng ta sẽ điểm qua một vài sân bay quốc tế lớn nhất, được đầu tư mạnh nhất ở Việt Nam ngay sau đây!

1. Sân bay quốc tế Nội Bài

Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, từ một sân bay bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Nội Bài đã trở thành một cảng hàng không quốc tế có quy mô lớn bậc nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Đây là sân bay đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn đánh giá ICAO, là cửa ngõ giao thương quốc tế đặc biệt quan trọng của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chúng. 

Sân bay sở hữu 2 đường băng cất, hạ cánh, cơ sở vật chất hiện đại. Phải kể đến đó là hệ thống dẫn đường tiêu chuẩn CAT II, sân đỗ rộng, đủ khả năng chứa nhiều loại máy bay lớn. Với vị trí địa lí trọng yếu, Nội Bài đang dần trở thành một thương cảng có tiềm lực mạnh mẽ, phát triển thành trung tâm trung chuyển quan trọng của khu vực và thế giới.

2. Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất

Sau Nội Bài, đây là sân bay quốc tế có quy mô lớn thứ 2 nước ta, được xây dựng tại làng Tân Sơn Nhứt vào năm 1930. Đây là trung tâm vận chuyển, giao thương hàng hoá quan trọng của khu vực niềm Nam. Hàng năm phục vụ khoảng hàng triệu lượt khác trong nước và quốc tế. Điều đáng ghi nhận đó là chát lượng dịch vụ của sân bay ngày càng được hoàn thiện và phát triển rõ rệt. Chính vì thế, khách hàng vô cùng hài lòng và đánh giá cao sự chuyên nghiệp ở cảng hàng không này. 

Tân Sơn Nhất được đầu tư đầy đủ hệ thống trang thiết bị an ninh, thiết bị dẫn đường an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Tại đây, bạn có thể sử dụng hầu hết các dịch vụ tiện ích cần thiết. Ví dụ như dịch vụ ngân hàng, y tế, vui chơi giải trí, đóng gói hành lý, phòng khách thương gia,...

Xem thêm: Tổng hợp - Danh sách các hãng hàng không tại việt nam

3. Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng

Đây là sân bay quốc tế có quy mô lớn thứ 3 nước ta, đứng sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất, được xây dựng năm 1940. Đây là cửa ngõ giao thương đặc biệt quan trọng, có vai trò thiết yếu trong việc phục vụ nhu cầu giao thông, trao đổi hàng hoá cho thành phố Đà Nẵng nói riêng và khu vực nói chúng. Mỗi ngày, sân bay này tiếp đón hơn 15.000 lượt khác nội địa và quốc tế, hơn 150 chuyến bay trong và ngoài nước được thực hiện. 

Về cơ sở vật chất, cảng sở hữu 2 đường băng cất hạ cánh. Ngoài ra, có thể kể đến nhiều hệ thống dẫn đường chính xác, an toàn như ILS, NDB,... Bên cạnh đó còn có hệ thống radar thứ cấp hiện đại, khả năng dự báo thời tiết và khí tượng tiên tiến bậc nhất Đông nam Á. Sân bay rộng, đủ chỗ để tiếp nhiều loại máy bay cỡ lỡn như Boeing, Airbus.

Với vốn dầu tư lớn, mỗi năm sân bay sẽ khai tác tối đa đến 6 triệu lượt khách cùng 1 triệu tấn hàng hoá. 

4. Cảng hàng không quốc tế Phú Bài - Huế

Sân bay quốc tế Phú Bài được chính phủ phê duyệt năm 2007, có vị trí địa lý quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững, lâu dài. Đồng thời là cửa ngõ để thúc đẩy sự giao lưu văn hoá giữa các khu vực. 

Về cơ sở vật chất, sân bay đã được đầu tư mạnh tay, hệ thống đèn tín hiệu tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống dẫn đường hiện đại ILS, hệ thống dự báo khí tượng tiên tiến, chính xác. Sân đỗ tàu bay rộng, đạt cấp sân bay 4C. Năng lực phục vụ hằng năm tối đa là 1,5 triệu lượt khách. 

5. Sân bay quốc tế Cam Ranh

Sân bay quốc tế Cam Ranh toạ lạc ở trung tâm bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Tính đến năm 2012, cảng hàng không Cam Ranh đã đạt được khả năng tiếp đón, vận chuyển hơn 1 triệu lượt khách mỗi năm. Tính đến năm 2020 hiện nay, con số này đã được gia tăng hàng chục lần. 

Đây là sân bay đạt cấp 4D theo tiêu chuẩn ICAO, đủ năng lực để phục vụ nhiều loại máy bay cỡ lớn trên thế giới. Đây không chỉ là đầu mối giao thương quan trọng mà còn là cầu nối 3 miền Bắc, Trung, Nam. Chưa kể, sân bay cam Ranh còn giữ ý nghĩa chiến lược trong hoạt động quốc phòng. 

6. Cảng hàng không quốc tế Cát Bi

Cảng hàng không quốc tế Cát Bi là sân bay nằm tại vị trí đặc biệt quan trọng vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đây là sân bay thuộc thành phố Hải Phòng, được dưa vào cải tạo, khai thác mục đích dân dụng năm 1985.

Đây là cảng hàng không dân dụng, được đưa vào sử dụng kết hợp mục đích quân sự, quốc phòng. Là sân bay đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO. Chiều dài đường băng cất hạ cánh là 3.050 mét, phục vụ cả ngày lẫn đêm. Sân đậu tàu bay rộng, có sẵn 10 vị trí đỗ cho dòng tàu bay cỡ lớn Airbus. 

7. Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ

Sân bay quốc tế Cần Thơ nằm tại tỉnh Cần Thơ. Đây là sân bay giữ vị trí chiến lược trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh. Công suất tiếp đón khách mỗi năm khoảng 5 triệu lượt. 

Ở thời điểm hiện tại, sân bay quốc tế Cần Thơ đang có các hãng hàng không đó là Vietnam Airlines, VASCO, Vietjet Air. Sản lượng khách và hàng hoá đang được cải thiện mỗi năm nhờ số vốn đầu tư không ngừng tăng lên. 

Đây là sân bay đạt cấp 4E. Về cơ sở vật chất, sân đỗ tàu bay khá rộng, đủ sức chứa nhiều loại máy bay cỡ lớn. 

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về top 7 cảng hàng không quốc tế lớn nhất, được đầu tư mạnh nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Đây cũng chính là những cửa ngõ quan trọng, thúc đẩy sự phát triển toàn diện, đưa đất nước bước vào thời kì hội nhập mạnh mẽ, năng động. 

Tìm hiểu thêm các dịch vụ vận tải hàng không của Trường Phát Logistics

Video liên quan

Chủ Đề