Tình hình buôn bán trong nước dưới triều Nguyễn diện ra như thế nào

1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước, chính sách ngoại giao.

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi [Gia Long], lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân [Huế].

- Tổ chức bộ máy nhà nước:

+ Chính quyền trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê.

+ Vua Gia Long chia đất nước thành 3 vùng: Bắc Thành [gồm các trấn ở Bắc Bộ ngày nay], Gia Định Thành [các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay] và các Trực doanh [Trung Bộ] do triều đình trực tiếp cai quản. Chính quyền trung ương cai quản cả nước, mỗi thành có một tổng trấn trông coi. Các trấn, dinh vẫn giữ như cũ.

- Năm 1831 – 1832, vua Minh Mạng bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là Tổng đốc, Tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình.

- Tuyển chọn quan lại thông qua giáo dục, khoa cử.

- Luật pháp ban hành Hoàng Việt luật lệ [Hoàng triều luật lệ, Luật Gia Long] với 400 điều hà khắc, quy định chặt chẽ bảo vệ nhà nước và trật tự phong kiến.

- Quân đội được tổ chức quy củ, trang bị đầy đủ có đại bác, súng, thuyền chiến...

- Ngoại giao:

+ Nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh [Trung Quốc].

+ Bắt Lào, Cam-pu-chia thần phục.

+ Với phương Tây, "đóng cửa”, không chấp nhận việc đặt quan hệ với họ.

2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn.

- Nông nghiệp:

+ Năm 1804, nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít [20% tổng diện tích đất], đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn.

+ Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang.

+ Hàng năm, nhà nước bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều.

+ Mở rộng việc trồng thêm các cây lương thực khác cùng diện tích trồng rau, đậu, hoa quả.

- Thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề gốm sứ, kéo tơ, dệt vải, khai mỏ…

+ Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói.

+ Thợ quan xưởng đã đóng được tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.

+ Nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước nhưng xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.

- Thương nghiệp:

+ Buôn bán trong nước phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp.

+ Nhà nước nắm độc quyền buôn bán với các nước. Thuyền bè các nước láng giềng chỉ được vào một số cảng ở Gia Định. Thuyền buôn các nước Anh, Pháp chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.

- Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà tàn lụi dần, Thăng Long còn các phố phường nhưng buôn bán sút kém.

3. Tình hình văn hóa - giáo dục.

- Chủ trương độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển…

- Giáo dục Nho học được củng cố, nhà Nguyễn tổ chức khoa thi Hương đầu tiên năm 1807; khoa thi Hội đầu tiên năm 1822, song số người đi thi và đỗ đạt không nhiều so với các thế kỷ trước.

- Văn học chữ Hán kém phát triển, văn học chữ Nôm ngày càng phong phú và hoàn thiện. Xuất hiện các tác phẩm xuất sắc như Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.

- Thành lập Quốc sử quán, nhiều bộ sử lớn được biên soạn như Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Lịch triều tạp kỷ của Ngô cao Lãng, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức...

- Kiến trúc: Nổi bật là quần thể cung điện ở Huế và các lăng tẩm, thành lũy ở các tỉnh, cột cờ ở Hà Nội.

- Nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển.

Page 2

SureLRN

Những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX :
a] Nông nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Nhà nước đã ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích trồng trọt.
+ Hằng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương.
- Hạn chế:
+ Ruộng đất của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.
+ Kinh tế nông nghiệp của nhà Nguyễn lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả.
h] Thủ công nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.
+ Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn với nhiều ngành nghề, thợ quan xưởng đã chế tạo được một số máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
- Hạn chế : Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.
c] Thương nghiệp :
- Ưu điểm : Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán.
- Hạn chế:
+ Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.
+ Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.

Vì vậy, song song với việc dùng biện pháp quân sự và hành chính để đàn áp và khống chế nhân dân, các vua triều Nguyễn đều đặc biệt chú trọng đến việc khẩn hoang, coi đó là một biện pháp tích cực nhất đưa dân vào công việc sản xuất, giải quyết được nạn dân lưu tán, giảm bớt mâu thuẫn xã hội, đồng thời lại có thể tăng thêm diện tích trồng trọt và tăng thêm thu nhập cho nhà nước.

          "Trong việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, triều đình Nguyễn đặc biệt chú ý đến Nam Bộ. Đó là vì nơi đây còn nhiều đất hoang có thể khai phá để trồng trọt. Từ 1802 đến 1855, triều Nguyễn đã liên tiếp ban hành 25 quyết định về khai hoang trong đó có 16 quyết định áp dụng ở Lục tỉnh, 2 ở Bắc thành và 6 đối với toàn quốc"1.

          Để đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, triều Nguyễn đã dùng nhiều biện pháp khác nhau. Bên cạnh khuyến khích nhân dân tự do khẩn hoang, lập làng mới, các vua Nguyễn còn cắt cử quan lại đứng ra tổ chức cho dân chúng, binh lính, tù phạm khai hoang qua hình thức đồn điền.

          Đồn điền là hình thức khai hoang kết hợp kinh tế với quốc phòng. Địa điểm lập đồn điền thoả mãn hai điều kiện: nơi xung yếu về quân sự và có tiềm năng đất đai để khai hoang. Cụ thể là do yêu cầu về phát triển sản xuất và yêu cầu về chính trị, quân sự ở vùng biên giới trong đối nội và cả đối ngoại. Trong đó yêu cầu về kinh tế là nhân tố lâu dài và cơ bản nhất.

           Ngay sau khi lên ngôi, Gia Long đã cho lập đồn điền ở cả bốn phủ thuộc Gia Định thành: phủ Tân Bình [tức trấn Phiên An], phủ Phước Long [tức trấn Biên Hoà], phủ Định Viễn [tức trấn Vĩnh Thanh], phủ Kiến An [tức trấn Định Tường], có nghĩa là trên toàn vùng Đồng Nai – Gia Định. Sang triều Minh Mạng, đồn điền còn phát triển hơn triều Gia Long, và được lập ở nhiều nơi, đặc biệt là ở vùng biên giới như Hà Tiên, Trấn Tây Thành, hải đảo Côn Lôn. Dưới triều Thiệu Trị không biết vì lẽ gì việc lập đồn điền bị đình chỉ, nhưng sang triều Tự Đức, việc lập đồn điền lại được chú trọng. Nguyễn tri Phương được giao nhiệm vụ mộ dân lập đồn điền và chỉ trong một thời gian rất ngắn [khoảng 1 năm], 25 cơ đồn điền, mỗi cơ khoảng trên 300 người, được lập lên trên toàn lãnh thổ Nam Bộ.

                               Bản đồ Nam Kỳ lục tỉnh triều Nguyễn

          Bên cạnh việc khuyến khích khẩn hoang lập làng mới, lập đồn điền, tổ chức sản xuất, các vua Nguyễn cũng đã chú ý đến việc tổ chức quản lí ruộng đất nhằm tăng cường hiệu lực quản lí của nhà nước, trong đó có đồn điền ở Nam Bộ. Vì thế, năm 1836 Minh Mạng thực hiện một số quyết định lớn: đo lại toàn bộ ruộng đất Nam Kì và lập sổ địa bạ các làng xã ở đây. Kế hoạch được triển khai nhanh và đạt kết quả rất tốt. Điều đáng chú ý trong địa bạ Nam Kì [1836] là ngoài những thông tin chủ yếu về tình hình ruộng đất, còn có cước chú thêm nguồn gốc các loại ruộng đất. Như, ở mục tư điền, tư thổ địa bạ không chỉ ghi tên chủ sở hữu mà còn ghi rõ tên chủ sở hữu trước đó. Hay ở mục công điền, công thổ; công thổ viên địa bạ cho biết thêm một số trường hợp nguyên trước là thuộc sở hữu tư nhân nhưng do chủ sở hữu ruộng đất đã chết mà không có người thừa tự nên trở thành ruộng đất công. Ngoài ra sự thay đổi loại hình ruộng đất [ruộng thành đất, đất thành ruộng, từ trồng lúa sang trồng màu…] cũng được ghi chú rõ ràng1.

          Nhìn lại hơn nửa thế kỉ thực hiện chế độ đồn điền của nhà Nguyễn ở Nam Bộ trong nửa đầu thế kỉ XIX đã mang lại những kết quả tích cực trên nhiều mặt, thoả mãn được nhiều mục tiêu mà các vua đầu triều Nguyễn mong muốn thực hiện:  Nam Kì đất rộng, người thưa và là khu vực chủ yếu để phát triển chế độ đồn điền. Điều này có 4 điều lợi: Mở rộng diện tích canh tác ruộng đất, khai phá đất hoang, tăng sản lượng lương thực; tăng thêm thu nhập của nhà nước; đảm bảo quyền thống trị của nhà nước trên vùng đất mới đồng thời đảm bảo việc trị an ở địa phương; giải quyết một phần quân lương vùng biên giới và lương thực cho tù phạm.

          Mặt khác, thực hiện chế độ đồn điền ở thời kì này còn cho phép nhà Nguyễn giải quyết được những vấn đề bức xúc của xã hội như vấn đề dân nghèo không ruộng đất, phiêu tán, góp phần giảm bớt những mâu thuẫn xã hội vốn đã gay gắt từ các thế kỉ trước. Ưu điểm của chính sách này là có thể huy động được đủ mọi loại người, dù không có một tấc sắt trong tay, đều có thể lập nghiệp được. Nhà nước sẽ cấp, hay nói đúng hơn, cho vay hoặc cho thuê trước các loại trâu bò nông cụ, lúa giống và các phương tiện khác. Như thế những người không có đất trở thành có đất, ruộng đồng trong nước phát triển về số lượng và khoản thuế thu cho triều đình tăng tiến không ngừng. Qua công cuộc tổ chức và khuyến khích khẩn hoang, rõ ràng triều Nguyễn có sự quan tâm nhất định đến việc phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp thông qua chính sách đẩy mạnh khẩn hoang chứ không phải là ngược lại như một số nhà sử học trước đây đã nói1.

          Các vua Nguyễn đã biết lựa chọn và tổ chức các hình thức khẩn hoang phù hợp với vùng đất mới, với điều kiện địa lí tự nhiên và lịch sử xã hội của vùng đất này, trong đó hình thức khẩn hoang lập đồn điền đóng vai trò quan trọng. Bởi vì, mặc dù đã được khai phá từ mấy thế kỉ trước nhưng đến đầu thế kỉ XIX vùng đất Đồng Nai – Gia Định vẫn còn một diện tích đáng kể chưa được khai phá. Đó là những vùng đất hoang hoá, sình lầy, lau sậy, đất nhiễm mặn, vùng đất biên giới hẻo lánh… Việc lựa chọn và tổ chức hình thức khẩn hoang lập đồn điền cho phép các vua Nguyễn chủ động đẩy nhanh công cuộc khai phá, khi có trong tay lực lượng binh lính, tù binh, phạm nhân, kể cả dân lưu tán; đồng thời qua đó nhanh chóng thiết lập bộ máy hành chính, xác lập chủ quyền quốc gia lãnh thổ đối với vùng đất mới khai phá, vùng biên giới. Như vậy nhà Nguyễn trên thực tế đã từng bước hoàn tất và củng cố nền thống nhất quốc gia.

          Chế độ đồn điền cũng góp phần giải quyết những vấn đề xã hội của Nam Bộ ở nửa đầu thế kỉ XIX: “Dân Gia Định phần nhiều là dân giang hồ trú ngụ, đặt ra đồn điền là để dồn bọn du thủ cho nương tựa vào đồng ruộng”. Đồn điền còn là hạt nhân quy tụ ban đầu để dân chúng đi đến một địa phương để khai phá, sản xuất, thiết lập xóm ấp. Đúng như lời Nguyễn Tri Phương nói lúc bấy giờ: “Đất Nam Kì dân xiêu tán nhiều. Nay mượn điều chiêu mộ để dụ dân về đốc việc khai khẩn để nuôi dân ăn, thật là một cách quan yếu để giữ giặc và an dân”.

          Việc thực hiện chế độ đồn điền ở Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XIX là góp phần quan trọng vào việc củng cố và phát triển quyền sở hữu nhà Nguyễn về ruộng đất. Việc chủ trương khôi phục, củng cố và mở rộng ruộng đất công các khu vực quản lí trực tiếp của nhà nước trước tình hình ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp là một chủ trương đúng của các vua đầu triều Nguyễn. Bởi vì, sở hữu nhà nước là cơ sở kinh tế - xã hội vững chắc đảm bảo cho ổn định và tồn tại của chế độ.

          Qua việc thực hiện chế độ đồn điền và chính sách khai hoang, phục hoá đã mở rộng tối đa diện tích đất đai để sản xuất nông nghiệp và tăng nguồn sản phẩm nông nghiệp đáng kể cho nhà Nguyễn trong những thập kỉ đầu xây dựng triều đại, khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định trật tự xã hội.

          Chế độ đồn điền thực chất là một biện pháp cai trị đô hộ cuả triều Nguyễn ở Nam Bộ trên hai lĩnh vực lớn là đất đai và con người; tạo cơ sở vững chắc cho nhà Nguyễn duy trì được trị an, tăng cường khả năng quản lí đất nước rộng lớn và tăng thêm sức mạnh để giải quyết các vấn đề quốc phòng, biên giới; giảm thiểu một phần lớn việc cung cấp gạo, tiền cho quân đội và lương thực để nuôi tù phạm.

          Bên cạnh mặt tích cực của chế độ đồn điền thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX ở Nam Bộ là chính, chế độ đồn điền cũng có những mặt hạn chế làm bộc lộ bản chất của nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến Nguyễn.

          Quan hệ sản xuất trong các đồn điền là quan hệ bóc lột địa chủ - tá điền theo hình thức phát canh thu tô, địa chủ ở đây là nhà nước Nguyễn.

          Thực chất của chế độ đồn điền là việc thực hiện và bảo vệ chế độ sở hữu của nhà nước phong kiến Nguyễn về ruộng đất. Chính sách phát triển đồn điền hoàn toàn phù hợp với đường lối ruộng đất của triều Nguyễn, đường lối phát triển các hình thức sở hữu nhà nước về ruộng đất làm cơ sở cho chế độ quân chủ quan liêu chuyên chế.

          Chế độ thu nộp sản phẩm trong các đồn điền, trong từng triều vua Nguyễn có chú ý cải tiến giảm nhẹ nhưng nhìn chung vẫn còn nặng nề, không hợp lí, đóng góp của lực lượng sản xuất trong đồn điền cao gấp đôi so với người dân sản xuất trong xóm ấp. Binh điền và dân điền cũng có sự khác nhau trong nghĩa vụ giao nộp sản phẩm làm ra.

          Việc quân sự hoá chế độ đồn điền làm hạn chế tính tự giác, tinh thần tự do lao động chính trên mảnh đất do họ khai phá nên do đó đã có bộ phận dân đồn điền bỏ trốn và bị nhà nước truy nã, bắt phạt làm những công việc nặng nhọc vất vả hơn...

          Tóm lại, mặc dù tồn tại một số hạn chế nhất định nhưng chế độ đồn điền được các vua đầu triều Nguyễn thực hiện ở Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XIX mang nhiều ý nghĩa tiến bộ, tích cực, hiệu quả mang lại nguồn lợi to lớn ở trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính trị - quân sự.

1  Vũ Huy Phúc: Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, NXB Khoa học Xã hội, 1979, tr. 128.

1  Xem thêm Trương Hữu Quýnh - Đỗ Bang [CB]: Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn, NXB Thuận Hoá, Huế, 1997, tr. 5- 27.

1  Xem thêm: Hoàng Văn Lân, Ngô Thị Chính: Lịch sử Việt Nam [1858 - cuối thế kỉ XIX], NXB Giáo dục, HN, 1976, Q.3, Phần I, tr. 11 – 14. Lịch sử Việt Nam - Tập II của UBKHXHVN, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985, tr. 24 – 26.

Video liên quan

Chủ Đề