Trong các nhận xét sau có bao nhiêu nhận xét khí nói về đặc điểm chung của nhóm halogen

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Hóa Học Lớp 10
  • Sách giáo khoa hóa học lớp 10
  • Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 10
  • Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 10
  • Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 10
  • Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 10 Nâng Cao

Giải Bài Tập Hóa Học 10 – Bài 29: Khái quát về nhóm halogen [Nâng Cao] giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1 [trang 119 sgk Hóa 10 nâng cao]: So sánh cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố flo, clo, brom, iot.

Lời giải:

+ Giống: Có 7 electron lớp ngoài cùng, trạng thái cơ bản có 1e độc thân: ns2np5

+ Khác:

– Nguyên tử F không có phân lớp d, nguyên tử các halogen còn lại có phân lớp d.

– Từ F đến I số lớp electron tăng dần.

Bài 2 [trang 119 sgk Hóa 10 nâng cao]: Các halogen giống nhau như thế nào về tính chất hóa học? Giải thích.

Lời giải:

Các halogen đều có tính oxi hóa mạnh, tạo thành ,hợp chất có số oxi hóa -1:

X + 1e -> X–

Giải thích: Vì lớp electron ngoài cùng các nguyên tử halogen có 7 electron, dễ dàng thu thêm 1 electron để tạo thành ion âm X- có cấu hình electron của khí hiếm.

Bài 3 [trang 119 sgk Hóa 10 nâng cao]: Các halogen khác nhau như thế nào về tính chất hóa học? Giải thích.

Lời giải:

Các halogen khác nhau về khả năng tham gia phản ứng hóa học.

– Từ F đến I tính oxi hóa giảm [tính phi kim giảm dần].

– Giải thích:Vì từ flo đến iot, số lớp electron tăng dần, bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần, do đó khả năng thu thêm 1 electron giảm dần, nghĩa là tính oxi hóa giảm dần.

Bài 4 [trang 119 sgk Hóa 10 nâng cao]: Từ bảng 5.1, hãy nhận xét về sự biến đổi một số đặc điểm sau đây của các halogen:

a] Nhiệt độ nóng chảy

b] Nhiệt độ sôi.

c] Màu sắc.

d] Độ âm điện.

Lời giải:

a] Nhiệt độ nóng chảy của các halogen tăng dần từ F2 -> I2.

b] Nhiệt độ sôi tăng dần từ F2 -> I2.

c] Màu sắc đậm dần từ F2 -> I2.

d] Độ âm điện giảm dần từ F2 -> I2.

Bài 5 [trang 119 sgk Hóa 10 nâng cao]: Vì sao trong các hợp chất, nguyên tố flo luôn luôn có số oxi hóa âm còn các halogen khác ngoài số oxi hóa âm còn có số oxi hóa dương?

Lời giải:

+ Trong các hợp chất flo luôn có hóa âm vì không có phân lớp d và có độ âm điện lớn nhất nên chỉ khả năng thu thêm 1 electron mà không có khả năng cho 1 electron.

+ Các halogen khác có phân lớp d nên ở trạng thái kích thích thể có 3, 5 hoặc 7 electron tham gia liên kết. Khi tham gia kết ngoài khả năng thu thêm 1 electron còn có khả năng cho một số electron lớp ngoài cùng để có số oxi hóa dương.

Bài 6 [trang 119 sgk Hóa 10 nâng cao]: Atatin [số hiệu nguyên tử bằng 85] cũng ở nhóm VIIA như các halogen. Hãy dự đoán xem atatin có tính oxi hóa mạnh hơn hay yếu hơn so với iot. Giải thích.

Lời giải:

Theo quy luật chung về tính chất của các nguyên tố trong một nhóm A: theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng đồng thời tính phi kim giảm, vì vậy atatin có tính oxi hóa yếu hơn iot.

Giải thích: Vì atatin và iot có cùng số electron ngoài cùng nhưng atatin có số lớp electron nhiều hơn iot nên bán kính nguyên tử lớn hơn, lực hút giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng nhỏ hơn. Vì vậy, tính oxi hóa của atatin yếu hơn iot. Mặc dù điện tích hạt nhân của atatin lớn hơn điện tích hạt nhân của iot nhưng yếu tố quyết định là bán kính nguyên tử.

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Nhóm Halogen

chalcogen ←    → khí hiếm

Số nhóm IUPAC 17
Tên theo nguyên tố nhóm fluor
Trivial name halogen

Số nhóm CAS
[Mỹ, quy luật A-B-A]

VIIA

Số nhóm IUPAC cũ
[Châu Âu, quy luật A-B]

VIIB
↓ Chu kỳ 2

Fluor [F]
9 Halogen 3

Chlor [Cl]
17 Halogen 4

Brom [Br]
35 Halogen 5

Iod [I]
53 Halogen 6

Astatin [At]
85 Halogen 7 Tennessine [Ts]
117 Halogen

Legend

primordial element
nguyên tố từ phân rã
Tổng hợp
Màu số nguyên tử:
đen=rắn, xanh lá=lỏng, đỏ=khí

  • x
  • t
  • s

Nhóm halogen, hay còn gọi là các nguyên tố halogen [tiếng Latinh nghĩa là sinh ra muối] là những nguyên tố thuộc nhóm VII A [tức nhóm nguyên tố thứ 7 theo danh pháp IUPAC hiện đại] trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nhóm này bao gồm các nguyên tố hóa học là fluor, chlor, brom, iod, astatin và tennessine. Chúng là các nguyên tố phi kim phản ứng tạo thành các hợp chất có tính axit mạnh với hydro, từ đó các muối đơn giản có thể được tạo ra.

Tính chất vật lý

Trong nhóm halogen, tính chất vật lý biến đổi có quy luật: Trạng thái tập hợp, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,...

fluor tác dụng mãnh liệt với nước giải phóng oxi. Các Halogen khác tan tương đối ít trong nước và tan nhiều trong một số dung môi hữu cơ. Nhóm halogen bao gồm: F, Cl, Br, I còn At và Ts là nguyên tố phóng xạ.

Tính chất hoá học

Vì lớp electron ngoài cùng có cấu hình tương tự nên các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hoá học của đơn chất cũng như về thành phần và tính chất của các hợp chất.

Halogen có ái lực electron lớn. Nguyên tử halogen X với 7 electron lớp ngoài cùng dễ dàng thu thêm 1 electron để tạo thành ion âm X- có cấu hình electron của khí hiếm liền kề trong bảng tuần hoàn.

Các Halogen đều có độ âm điện lớn. Độ âm điện của fluor [3,98] là lớn nhất trong tất cả các nguyên tố hoá học. Từ fluor đến clo, brom và iod... bán kính nguyên tử tăng dần và độ âm điện giảm mạnh.

Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxy hóa mạnh. Khả năng oxy hóa của các halogen giảm dần từ fluor đến iod.

Trong các hợp chất, fluor luôn luôn có số oxy hóa -1, các halogen khác ngoài số oxy hóa -1 còn có các số oxy hóa +1, +3, +5, +7.

Các phương trình hóa học

AgNO3 + NaCl -> AgCl + NaNO3 [AgCl kết tủa màu trắng]

AgNO3 + NaBr -> AgBr + NaNO3[AgBr kết tủa màu vàng nhạt]

AgNO3 + NaI -> AgI + NaNO3 [AgI kết tủa màu vàng đậm]

Dùng AgNO3 để nhận biết anion Cl-, Br-, I-

Phương trình cơ bản

2Na + Cl2 -> 2NaCl [natri chloride]

2Fe +3Cl2 -> 2FeCl3 [sắt[III]chloride]

H2 + Cl2 -> 2HCl [axit clohiđric]

H2 + Br2 -> 2HBr [axit bromhiđric]

H2 + F2 -> 2HF [axit fluorhiđric]

2Na + Br2 -> 2NaBr [natri bromide]

Br2 + 2NaI -> 2NaBr + I2

  • Nước Clo:

Cl2 + H2O    ⇆ {\displaystyle \leftrightarrows }

HCl + HClO

  • Chloride vôi

Ca[OH]2 + Cl2 -> CaOCl2 + H2O

  • Muối clorat:

3Cl2 + 6KOH -> 5KCl + KClO3 + 3H2O

  • Dung dịch nước Javen:

2NaOH + Cl2 -> NaCl + NaClO + H2O

Phương trình điều chế

  • Điều chế F2

Điện phân nóng chảy hỗn hợp KF và 2HF. H2 thoát ra ở cực âm còn F2 thoát ra ở cực dương. 2HF -[điện phân nóng chảy+KF]-> H2 + F2

  • Điều chế Cl2

K2Cr2O7 + 14HCl -> 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2O

MnO2 + 4HCl -[ánh sáng]> Cl2 + MnCl2 + 2H2O

CaOCl2 + 2HCl -> CaCl2 + Cl2 + H2O

2NaCl + 2H2O-[điện phân dung dịch có màng ngăn xốp]-> 2NaOH + Cl2 + H2 [Dung dịch muối bão hòa]

  • Điều chế Br2

2KBr + MnO2 + 2H2SO4 -> MnSO4+K2SO4 + Br2 + 2H2O

2AgBr -[nhiệt độ cao]-> 2Ag + Br2

4HBr + O2 -> 2H2O + 2Br2

2HBr + H2SO4 -> Br2 + SO2 + 2H2O

  • Điều chế I2

NaClO + 2KI + H2O -> NaCl + I2 + 2KOH

2KI + MnO2 + 2H2SO4 -> MnSO4+K2SO4 + I2 + 2H2O

8HI + H2SO4 -> 4I2 + H2S + 4H2O

2HI + 2FeCl3 -> 2FeCl2 + I2 + 2HCl

2HI -[to trên 300 độ C]-> H2 + I2

Xem thêm

  • Hợp chất của Halogen

Tham khảo

Liên kết ngoài

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Halogen.
  • Halogen [chemical element group] tại Encyclopædia Britannica [tiếng Anh]
  • Halogen tại Từ điển bách khoa Việt Nam

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Halogen&oldid=68510590”

Video liên quan

Chủ Đề