Bao lâu thì hết nồng độ cồn trong hơi thở

Đó là ý kiến của Bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, chia sẻ sáng 4.1. Theo bà Trang, câu trả lời đầu tiên là: “Cần cân nhắc. Nếu sẽ lái xe thì không nên uống rượu bia, hoặc đã uống thì không lái xe vì không có ngưỡng an toàn khi uống rượu bia .

Uống 3 chai bia bị CSGT xử phạt, giam xe ngay ngày đầu năm 2020

Bà Trang dẫn nguồn các chuyên gia y tế, cho hay: “Việc dung nạp, chuyển hoá và đào thải chất cồn trong rượu, bia của cơ thể không có mức chung cụ thể và tuyệt đối cho mọi người mà phụ thuộc số lượng rượu bia uống ít hay nhiều, trọng lượng cơ thể và các đặc điểm sinh học, chức năng gan, tình trạng sức khoẻ, uống lúc no hay đói, tần suất, cách uống [cấp tập hay nhâm nhi]...

Là người tham gia Ban soạn thảo luật Phòng chống tác hại của rượu bia, có hiệu lực từ 1.1 vừa qua, bà Trang cho biết, thông thường, sau 1 giờ gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn [1 đơn vị cồn tương đương 10 gam cồn nguyên chất], tương đương 220 ml bia [2/3 chai - nồng độ cồn 5%]; tương đương 100 ml rượu vang [nồng độ cồn 13,5%]; tương đương 30 ml rượu mạnh [nồng độ cồn 40%].

“Tuy nhiên, để đào thải hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất khoảng 2 giờ nữa. Ngược lại, đối với những người có gan yếu hoặc cơ thể chuyển hóa chậm thì việc đào thải cồn sẽ lâu hơn”, bà Trang lưu ý.

Còn nếu uống nhiều, uống cấp tập, thậm chí cả két bia, cả chai rượu thì không thể xác định được chính xác nồng độ cồn, nếu không xét nghiệm máu. Khi đó lượng rượu bia gan không dung nạp và chuyển hoá được sẽ trở thành chất độc đi vào máu và cơ thể.

CSGT đo nồng độ cồn tài xế trên xa lộ Hà Nội [TP.Hồ Chí Minh]

Ảnh Ngọc Dương

Bà Trang nhấn mạnh: “Tốt nhất là không nên uống hoặc hạn chế uống rượu, bia. Nam giới khỏe mạnh không nên uống quá hai đơn vị cồn, nữ giới khỏe mạnh không uống quá một đơn vị cồn một ngày và không quá 5 ngày/tuần. Bởi vì không ai trả lời được chính xác sau khi uống bao lâu có thể lái xe. Các công thức tính nồng độ cồn trong máu chỉ có giá trị tham khảo để một người có thể quyết định uống hay không, tự điều chỉnh lượng bia rượu khi uống, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, đặc biệt là cân nhắc khi điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống.

Cồn xuất hiện sau ăn trái cây?

Trước nhiều thắc mắc về việc ăn, uống một số loại trái cây có đường, thực phẩm chế biến có rượu bia; thuốc có dung môi là cồn... sẽ có nồng độ cồn trong máu và có thể bị phạt, bà Trang chi sẻ: “Đây không phải là vấn đề mới vì quy định người lái ô tô không được có nồng độ cồn trong máu và khí thở đã có trong luật Giao thông đường bộ 2009, đến nay vẫn thực hiện bình thường, chưa có phản ánh nào về việc bị phạt do ăn, uống các loại thực phẩm như trên".

Bà Trang dẫn nguồn từ các chuyên gia y tế: trong thực tế, hàm lượng cồn từ các loại thực phẩm vừa kể rất thấp, tuỳ thuộc vào lượng sử dụng, thời điểm đo độ cồn và cũng suy giảm, đào thải rất nhanh. Thông thường sau khi ăn, mọi người chỉ cần uống nước lọc, súc miệng và sau khoảng 15 - 30 phút thì sẽ không còn nồng độ cồn.

Ngoài ra, không phải cứ ăn xong ra đường là cảnh sát chặn lại thổi phạt. "Việc dừng xe kiểm tra độ cồn chỉ xảy ra khi một người có dấu hiệu vi phạm như: mặt đỏ gay, đi loạng choáng, phóng nhanh, vượt ẩu; khi có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được phê duyệt hoặc khi bạn phạm một lỗi khác mà cảnh sát nghi ngờ bạn có uống rượu bia thôi. Việc ăn hoa quả, thực phẩm cũng không toả ra hơi cồn như sử dụng rượu bia. Ngoài ra, mọi người còn có quyền giải trình, khiếu nại theo luật Xử lý vi phạm hành chính. Do đó, mọi người không nên lo ngại", bà Trang nói.

“Một số thông tin cho rằng ăn 3 quả vải sẽ có độ cồn 0,22 mg/lít khí thở là cần xem lại. Theo công thức này, 3 quả vải sẽ tạo ra lượng cồn bằng gần 2 chai bia, là chưa chuẩn xác", bà Trang lưu ý.

"Mọi người không nên chỉ tập trung vào việc làm sao để uống và không bị xử phạt mà quên hoặc làm nhẹ đi mục tiêu tốt đẹp của luật là cảnh báo tác hại của rượu bia và hạn chế sử dụng rượu bia, để giảm bệnh tật, tử vong và hệ luỵ khác về kinh tế, xã hội do rượu, bia gây ra. Hãy nâng cao ý thức của mọi người để sử dụng rượu bia một cách văn minh, ít nguy cơ nhất', bà Trang nhấn mạnh. 

Tham khảo cách tính nồng độ cồn bằng công thức:

Nồng độ cồn trong máu: C = 1,056*A:[10W*R]. Trong đó A là số đơn vị cồn uống vào, W là cân nặng, R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính [r = 0,7 với nam và r = 0,6 với nữ]. Nồng độ cồn trong khí thở: B=C:210. Tốc độ đào thải nồng độ cồn trong máu: T=C:0,015

Ví dụ: một nam giới nặng 65 kg uống 440 ml bia 5% cồn, tương đương 2 đơn vị cồn thì nồng độ cồn trong máu là C= 1,056*20:[10*65*0,7]= 0,04641, tương đương 46,41 mg/100 ml máu. Nồng độ cồn trong khí thở: B=C:210= 46,41:210=0,22mg/lít khí thở. Tốc độ đào thải nồng độ cồn trong máu: T=C:0,015 = 0,04641:0,015=3 giờ.

Nguồn: Bộ Y tế

Tin liên quan

Rượu bia có thể tồn tại trong hơi thở lên đến 24 giờ sau khi uống

Khoảng 20% lượng rượu mà bạn uống được hấp thu thẳng vào máu thông qua dạ dày. 80% còn lại được hấp thụ bởi ruột non. Những phần còn lại không được chuyển hóa rời khỏi cơ thể qua mồ hôi, nước tiểu và nước bọt.

Rượu vào máu sẽ được đưa đến gan. Gan sản xuất các enzyme để phá vỡ các phân tử rượu. Khi bạn uống quá nhiều, gan không thể xử lý được và rượu bia vẫn tồn tại trong cơ thể. Điều này có thể làm bạn bị nói lắp, hoang mang, giảm trí nhớ, khó tập trung, khó thở, buồn nôn, nôn mửa, mất thăng bằng…

Rượu tồn tại bao lâu trong cơ thể?

Trong máu

Rượu bia tồn tại trong máu bao lâu tùy thuộc là nồng độ cồn trong máu

Nồng độ cồn trong máu có thể được loại bỏ 0,015% mỗi giờ. Ví dụ, nồng độ cồn trong máu của bạn là 0,08% thì bạn sẽ phải mất 5,5 giờ để loại bỏ hết nó ra khỏi máu.

Lưu ý là việc uống nhiều rượu một lúc hoặc uống rượu khi bụng đói có thể làm nồng độ cồn tồn tại lâu hơn trong máu.

Trong nước tiểu

Nồng độ cồn có thể tồn tại trong nước tiểu đến 80 giờ, 3-4 ngày sau khi uống rượu.

Trong hơi thở

Cồn có thể được phát hiện trong hơi thở đến 24 giờ sau khi uống rượu.

Trong sữa mẹ

Cồn có thể tồn tại trong sữa mẹ khi nồng độ cồn còn trong máu. Các bà mẹ không nên cho con bú hay vắt sữa ít nhất 24h sau khi uống rượu, bia.

Trong nước bọt

Cồn vẫn có thể được phát hiện trong nước bọt trong khoảng 10-24 giờ sau khi uống rượu.

Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xử lý rượu bia

Tuổi tác

Tuổi tác có thể ảnh hưởng đến khả năng xử lý rượu bia của cơ thể

Lưu thông máu ở những người lớn tuổi có thể chậm hơn khiến rượu bia tồn tại trong cơ thể lâu hơn.

Giới tính

Mặc dù điều này không đúng 100% nhưng rượu có xu hướng ở trong cơ thể nữ giới lâu hơn nam giới. Điều này là do phụ nữ thường có tỷ lệ mỡ cao hơn và tỷ lệ nước trong cơ thể thấp hơn nam giới.

Thức ăn

Rượu bia được hấp thụ qua đường tiêu hóa, do đó thức ăn trong dạ dày có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ xử lý rượu bia. Ăn uống đầy đủ có thể giúp làm chậm quá trình hấp thụ rượu bia vào cơ thể.

Kích thước cơ thể

Kích thước cơ thể có thể ảnh hưởng đến cách xử lý rượu bia. Những người có trọng lượng nhẹ hơn hoặc khung cơ thể nhỏ hơn sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn bởi rượu bia.

Thời gian giữa mỗi lần uống

Gan có thể xử lý rượu bia tốt hơn nếu khoảng cách thời gian giữa các lần uống dài hơn. Những người uống rượu bia liên tục, dù mỗi lần chỉ uống 1 ly rượu thì cũng sẽ chịu tác động nhiều hơn. 

Một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ chất cồn khỏi cơ thể bao gồm:

- Thuốc chống lo âu, trầm cảm

- Thuốc kháng sinh

- Thuốc dị ứng

- Thuốc điều trị đái tháo đường

Trịnh Tây H+ [Theo medicalnewstoday]

Khi sử dụng rượu bia, dạ dày và ruột non sẽ hấp thu ethanol vào máu đi khắp cơ thể, trong đó có phổi. Đây chính là cơ sở để cảnh sát giao thông thực hiện đo nồng độ cồn trong hơi thở bằng máy đo nồng độ cồn khi nghi ngờ tài xế uống rượu bia khi lái xe.

Rượu được chuyển hóa với tốc độ ổn định ở mỗi người, nhưng một số người có thể cảm nhận được tác dụng của rượu kéo dài hơn so với người khác. Điều đó là nồng độ cồn trong máu có thể khác nhau giữa mỗi người và hoàn cảnh khác nhau. Nồng độ cồn trong máu [tên tiếng Anh là Blood alcohol concentration và viết tắt là BAC] thể hiện lượng cồn trong máu. Rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến BAC và cách bạn phản ứng với rượu, bao gồm:

  • Tuổi tác
  • Cân nặng
  • Uống rượu khi bụng đói
  • Thuốc
  • Mắc các bệnh gan

Người mắc bệnh gan có thể ảnh hưởng đến BAC

Các yếu tố trên đóng vai trò rất quan trọng để tiên lượng mất bao nhiêu thời gian để chuyển hóa rượu bia. Sau đây là những ước tính chung về thời gian cần thiết để chuyển hóa các loại đồ uống có nồng độ cồn khác nhau, mặc dù mức độ thời gian này sẽ thay đổi tùy thuộc vào lượng rượu trong đồ uống:

Loại đồ uống Thời gian chuyển hóa trung bình
Một ly nhỏ rượu mạnh 1 giờ
474ml bia 2 giờ
Một ly rượu vang lớn 3 giờ
Các loại đồ uống có cồn khác mất khoảng vài giờ

Cồn của người uống xuất hiện trong hơi thở vì nó được hấp thụ từ miệng, cổ họng, dạ dày và ruột đi vào máu. Cồn không được chuyển hóa khi hấp thụ và cũng không thay đổi về mặt cấu trúc hóa học trong máu. Do đó, khi máu đi qua phổi, do cồn dễ bay hơi nên cồn dễ dàng di chuyển qua màng hô hấp của phổi đi vào không khí. Nồng độ của rượu trong không khí phế nang phản ánh đến nồng độ cồn trong máu. Khi cồn trong phổi đi ra ngoài khi thực hiện động tác thở ra, thiết bị kiểm tra nồng độ cồn bằng máy đo nồng độ cồn có thể phát hiện ra nồng độ cồn trong hơi thở. Thay vì phải lấy máu của tài xế để kiểm tra nồng độ cồn, cảnh sát giao thông có thể kiểm tra hơi thở của tài xế ngay tại chỗ và nhanh chóng để biết liệu tài xế này có say rượu, ngộ độc rượu và dẫn tới hành vi vi phạm giao thông hay không.

Máy đo nồng độ cồn

Tỷ lệ cồn trong hơi thở với tỷ lệ cồn trong máu là 2.100: 1. Điều này có nghĩa là cứ 2.100 ml khí thở sẽ chứa cùng một lượng cồn tương đương với 1 ml máu. Tuy nhiên, không khí thở ra được phân thành ba loại khác nhau, do đó các dụng cụ kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở chỉ có thể đo gián tiếp nồng độ cồn trong máu bằng cách đo không khí trong phế nang của phổi, chứ không thể phản ánh một cách chính xác nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu.

Ngoài các yếu tố kể trên thì một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tính chính xác của máy đo kết quả nồng độ cồn trong hơi thở như:

  • Nếu bạn đã uống rượu bia trước 15 phút khi bắt đầu đo thì đánh giá lượng cồn trong miệng có thể dẫn đến kết quả không chính xác. Hút thuốc lá, các sản phẩm có chứa cồn, như nước súc miệng và làm mát hơi thở cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả.
  • Đôi khi các máy đo cần phải được hiệu chuẩn lại hoặc thay pin. Những điều này có thể có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện và đọc kết quả.
  • Một số phần mềm cần được cập nhật đôi khi gây ra sự cố.

Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia [Luật số 44/2019/QH14] và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP vừa được ban hành, thì kể từ ngày 1/1/2020, Việt Nam sẽ cấm triệt để hành vi điều khiển các phương tiện giao thông [bao gồm cả ôtô, xe máy, xe đạp điện...] khi có nồng độ cồn trong hơi thở, trong máu. Cụ thể mức nồng độ cồn và mức phạt nồng độ cồn 2019 như sau:

Mức phạt nồng độ cồn 2019

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại, dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tham khảo nguồn: webmd.com, healthline.com, chdtransport.gov.in

Video đề xuất:

Hướng dẫn sơ cứu ngộ độc rượu

XEM THÊM

XEM THÊM:

  • Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu: Chỉ định, cách thức thực hiện

Video liên quan

Chủ Đề