Tiên học lễ hậu học văn đó là bài học có bạn đầu tiên khi đứa trẻ bước vào trường học

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

“Tiên học lễ, hậu học văn”, đó là điều đầu tiên mỗi người học được ngay từ khi bước vào lớp 1. Nhưng lớn lên, rất nhiều người lãng quên điều đó để rồi có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô, bạn bè ngay trong môi trường giáo dục.

Ngày nay, đi giữa sân trường rất hiếm gặp cảnh tượng một sinh viên cúi đầu kính cẩn chào thầy cô giáo. Ngay cả khi thầy cô bước vào lớp cũng có những bạn uể oải, “nhấp nhổm” nửa đứng, nửa ngồi hoặc nếu thầy cô nào “dễ tính”, thì sẵn sàng vừa ngồi vừa chào. Trong khi các thầy cô đang hăng say giảng bài thì dưới lớp một số bạn sinh viên “hồn nhiên” ăn sáng, một số bạn khác thì ngủ gật hoặc dùng điện thoại, làm việc riêng. Khi bị nhắc nhở, có sinh viên còn tỏ thái độ chống đối, thậm chí cãi nhau tay đôi với các thầy cô. Ranh giới giữa thầy và trò ngày càng mong manh và lời dạy “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” cũng ít được các bạn trẻ ngày nay ghi nhớ.

Anh[chị] hãy viết một bài văn koangr 600 từ trình bày suy nhĩ về những hành động trên.

Các câu hỏi tương tự

Mấy ngày nay nhiều ý kiến tranh luận khi GS Trần Ngọc Thêm [Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn- ĐH Quốc gia TP.HCM] đề xuất giáo dục Việt Nam nên bỏ câu khẩu hiệu "tiên học lễ hậu học văn" . Tôi đọc tranh luận ngồi nghĩ đến mấy câu chuyện nhỏ được chứng kiến.

Biết chào người lớn răm rắp có phải là trẻ ngoan

Những năm đi học thời 8X chúng tôi đến lớp đều thấy câu "Tiên học lễ hậu học văn" to đùng được viết bằng sơn đỏ phía trên bảng đen. Hồi đó, có quy định mỗi khi giáo viên vào, cả lớp sẽ đứng lên hô theo lớp trưởng “cả lớp chào cô/thầy ạ”. Đầu năm học lớp 8, tiết học cô giáo dạy môn đạo đức hôm đó cả lớp hô rất rời rạc theo lớp trưởng. Cô ôm cái cặp đứng trên bục giảng đưa ánh mắt nghiêm khắc nhìn cả lớp rồi gằn giọng nói: “Chưa đều, hô lại cho tôi!”. Cả lớp tôi hô đi hô lại lời chào lần thứ 4 cô mới vừa ý cho ngồi xuống!

Năm học đó, giờ nào của cô lớp tôi cũng hô lời chào to và đều nhất nhưng trong lòng thì đứa nào cũng ngán cô. Ngoài giờ học chúng tôi chỉ mong không chạm mặt cô vì cứ hễ gặp cô là phải chào thật to.

Trẻ sẽ không học được gì nhiều qua những gì chúng ta bảo trẻ làm mà trẻ sẽ học chủ yếu thông qua việc nhìn thấy chúng ta làm

Tôi về quê nghe mẹ tôi kể “thằng bé B cháu bà N ngoan lắm, mẹ nó đi làm ăn xa gửi cho bà nuôi, bà rèn đến nơi đến chốn, gặp ai cũng khoanh tay chào, qua đây chơi cấm có ho he gì cả”. Tôi nghe mẹ kể nên tò mò qua nhà hàng xóm xem sao. Cậu bé 3 tuổi đang chơi một mình ở sân. Tôi cất tiếng chào “cô Nga chào em B nhé…”, cậu bé bất giác ngước lên nhìn tôi một cách lạ lẫm, không nói gì. Bà của cậu bé lúc đó từ nhà chạy ra giọng to tiếng: “B sao không chào cô? Bà đánh bây giờ. Chào cô đi!”. Cậu bé không đợi bà nói dứt câu khoanh tay nhanh nhẩu “ạ, ạ chào cô!” rồi tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt dò xét đúng kiểu dành cho người lạ.

Tôi trở về nhà, không có cảm nhận gì nhiều ngoài một nỗi thấy thương thằng bé lẫn ký ức học trò năm lớp 8 của mình.

Ở trường tôi, một ngôi trường mầm non bé tẹo, trong quy trình đón bé hàng ngày có bước đầu tiên: “Cô giáo chào phụ huynh 'cô chào ba/chào mẹ nhé' sau đó, ngồi xuống ngang tầm mắt của bé và chào bé 'cô chào con!' Sau đó hỏi bé con có muốn chào tạm biệt ba mẹ không?”.

Đầu năm, chúng tôi luôn nhận được câu chào lại của phụ huynh nhưng trẻ thì hên xui. Hôm nào vui thì quay lại chào ba mẹ, rồi chào cô. Hôm nào tâm trạng đang xám xịt thì òa khóc, hôm nào đang có việc gì cáu thì trả lời là “không”, hôm nào đang cao hứng thì chạy tọt ngay vào trường…Không sao cả, chúng tôi không dọa nạt, không trách móc trẻ vì sao không chào mà cứ kiên trì làm gương “lời chào đi trước” của mình.

Ở trường con trai tôi đang theo học, một ngôi trường tư thục cũng nho nhỏ, mới toanh, câu khẩu hiệu được viết ngay ở sảnh chính là : “Giáo dục không phải là đổ cho đầy mà khơi lên ngọn lửa…” và thật may mắn, dù đang phải học trực tuyến tôi vẫn cảm nhận được con tôi đang được học trong một môi trường mà thầy cô ở đây thực sự thấm nhuần câu khẩu hiệu đó. Ngoài những bài học thuộc phạm trù nhân cách, đạo đức, các thầy cô cũng có những hoạt động thực sự khơi gợi cho con chứ không đơn thuần là những bài giảng khô cứng trong sách. Con trai tôi thoải mái được bày tỏ ý kiến của mình, thẳng thắn nói với cô “hôm nay con thấy cô dạy chán chán ra sao ấy, cô cho con nghỉ một tiết nhé” mà không bị gán ghép 'hỗn hào' …Những nguyên tắc đã phổ biến của lớp học, tôn trọng bạn bè, tình cảm với thầy cô…tôi đều cảm nhận cháu đang được vun đắp hàng ngày.

Người lớn hãy cứ làm gương trước, trẻ ắt tự học theo, còn khẩu hiệu có hay không không quá quan trọng

Vì sao chúng ta hiếu thảo với bố mẹ, tôn trọng thầy cô, quan tâm đến người khác, chia sẻ với đồng bào... Có phải chúng ta được dạy từ sách vở và những bài học ở nhà trường hay không?

Tôi nghĩ nếu chỉ đến từ những bài học khô cứng, những quy định ép buộc thì chúng ta không thể nào có được những học sinh có lễ nghĩa thực sự. Học sinh sẽ như chúng tôi năm lớp 8 hô to chào cô vì quy định hay như cậu bé hàng xóm của tôi chào người lạ vì sự sợ sệt.

Chữ "lễ" ngày nay cũng cần được hiểu một cách linh hoạt phù hợp với lối sống mới. Những giá trị truyền thống nào cần được giữ, những giá trị hiện đại nào cần được bồi đắp, những giá trị nào lạc hậu không còn phù hợp đang cản trở sự phát triển tư duy của trẻ cần phải loại bỏ. Chúng ta cần xác định lại để đặt ra mục tiêu và phương thức bồi đắp phù hợp cho con em chúng ta.

Chữ "lễ" phải được vun trồng qua năm tháng chứ không phải ngày một ngày hai. Vì vậy, nguồn gốc sâu xa của chữ lễ phải đến từ những bồi đắp hoạt động giáo dục hàng ngày. Mà trong đó, hai chữ “làm gương” của thầy cô, bố mẹ là yếu tố quan trọng nhất để bồi đắp suối nguồn nhân cách thực sự cho con. Bởi vì, trẻ sẽ không học được gì nhiều qua những gì chúng ta bảo trẻ làm mà trẻ sẽ học chủ yếu thông qua việc nhìn thấy chúng ta làm gì.

Theo tôi, muốn trẻ chào hỏi, người lớn hãy chào trẻ khi gặp mặt. Muốn trẻ bao dung, người lớn hãy vị tha mỗi khi trẻ mắc sai lầm. Muốn trẻ hòa đồng, người lớn hãy mở lòng. Muốn trẻ bình tĩnh, người lớn hãy bình tâm ứng phó với sự cố. Muốn trẻ tôn trọng thầy cô, bạn bè, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, người lớn hãy gieo hạt mầm yêu thương những người đó trong trẻ. Muốn trẻ sáng tạo, người lớn hãy học cách khiêm nhường…

Gieo hạt mầm chữ “lễ” cho con trẻ là lối sống của chúng ta chứ không phải là việc hô câu khẩu hiệu nào.Vì vậy, “tiên học lễ, hậu học văn” dùng hay không dùng cũng không quá quan trọng bằng việc xác định được đâu là triết lý cốt lõi cho nền giáo dục của chúng ta trong thời đại mới.

Tin liên quan

Hướng dẫn

Em hãy phân tích câu tục ngữ sau: Tiên học lễ, hậu học văn

Từ xưa, ông cha ta nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người.”Tiên học lê, hậu học văn” là câu tục ngữ nêu cao tình thần đó.

Đây là câu tục ngữ bằng chữ Hán. Do Khổng Tử răn dạy.

“Lễ” ở đây được Nho giáo quy định bằng những lễ giáo, đạo lý phong kiến, đưa con người vào khuôn khổ phép tắt kỉ cương [trai thì tam cương ngũ thường, gái thì tam tòng tứ đức]. Muốn học văn thì phải biết lễ giáo. Học văn theo nghĩa xưa là học những điều được ghi trong sách thánh hiền. Khổng Tử khuyên răn con người trước hết phải học cho được cái cốt cách, cái đạo lý làm người, rồi sau đó hãy học đến những điều khác. Giờ đây câu tục ngữ ấy trở thành lời nhắc nhở của nhân dân ta: mọi người nên chú trọng quan tâm việc rèn luyện đạo đức, nhân cách làm người trước, rồi mới học đến văn hóa, chữ nghĩa.

Thật vậy, học lễ nghĩa đầu tiên là hết sức cần thiết. Ngay từ lúc con bé thơ, ta được biết đến lễ nghĩa qua lời ru của bà, của mẹ từ những câu ca dao, câu hát trong dân gian đã đúc kết bao truyền thống đạo đức tốt đẹp. Rồi lớn lên một chút, ta được cha mẹ hướng dẫn cách xử sự từ những điều đơn giản nhất như lời: “cảm ơn”, tiếng ‘xin lỗi”, “dạ thưa” với người lớn tuổi…hoặc đi phải thưa, về phải trình… Vậy, lễ nghĩa đạo lý ấy hầu như đã thấm nhuần trong nhận thức của mỗi chúng ta từ lúc chưa bước chân đến trường; nghĩa là ta đã được học lễ nghĩa trước từ trong gia đình. Đến khi đi học, song song với việc tiếp thu kiến thức, ta cũng vẩn được thầy cô giáo dục lễ nghĩa, đạo đức như biết kính yêu người thân, quý mến bạn bè và giúp đỡ mọi người xung quanh. Kết luận, ở môi trường nào, đạo lý cũng đóng vai trò chủ đạo và có mối quan hệ chặc chẽ với nhau.

Xem thêm:  Đề số 14: Em có suy nghĩ gì về vấn đề tự học – Văn mẫu lớp 7

Nếu như môt đứa con ở nhà không biết vâng lời cha mẹ, bất hiếu, ngỗ ngược thì vào trường không thể là một học sinh ngoan và chắc chắn sau này ra đời cũng không bao giờ là một công dân tốt được. Gia đình là một tế bào của xã hội, nếu gia đình không có kỷ cương, nề nếp thì sẽ dẫn đến xã hội bị rối loạn, không thể nào tiến bộ văn minh được. Bài học đạo lý làm người này không bao giờ cũ, vẩn có giá trị mãi mãi với thời gian. Bởi vậy học kiến thức văn hóa ta có thể học mười năm, còn học làm người ta phải học suốt đời. Vì vậy, câu tục ngữ là một lời răn dạy, đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh những ai xem nhẹ đạo đức và việc rèn luyện nhân cách làm người.

Như vậy, đạo đức là cái đáng quý nhất, đáng trân trọng vì nó thể hiện phẩm giá con người. Cho nên bài học làm người, bài học “lễ nghĩa” bao giờ cũng là bài học đầu tiên, là bài học mà ai cũng học suốt cả cuộc đời. Nếu phấn đấu trở thành người công dân tốt ta cần thấm nhuần câu Tiên học lễ, hậu học văn. Ngoài ra ta cũng nên ghi nhớ thêm lời dạy của Bác Hồ kính yêu: Có tài mà không có đức là người vô dụng, Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 7: Xa ngắm thác núi Lư

Theo Nguồn: Bailamvan.edu.vn

Video liên quan

Chủ Đề