Phụ cấp nghề giáo viên trung học chuyên nghiệp

Phụ cấp ưu đãi hay phụ cấp đứng lớp là một trong những chế độ cơ bản của giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập. Sau đây, Vanbanluat sẽ giải đáp một số thắc mắc của bạn đọc về phụ cấp đứng lớp của giáo viên theo quy định của pháp luật

  • Cách tính phụ cấp đứng lớp của giáo viên
  • Giáo viên hợp đồng có được phụ cấp đứng lớp không?
  • Đi công tác có được hưởng phụ cấp đứng lớp không?

Cách tính phụ cấp đứng lớp của giáo viên

Câu hỏi: Tôi biết là giáo viên được tính phụ cấp đứng lớp nhưng vẫn chưa rõ khoản phụ cấp này được tính như thế nào. Nhờ các anh chị hướng dẫn tôi cách tính phụ cấp đứng lớp theo luật - Trần Minh Thư [tranmi…@gmail.com].

Trả lời:

Chế độ phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập [hay còn gọi là phụ cấp đứng lớp] được quy định tại khoản 2 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC. Theo đó, phụ cấp đứng lớp được tính như sau:

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo [nếu có] + % [quy theo hệ số] phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]]  x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

Cụ thể, tỷ lệ phụ cấp ưu đãi được quy định:

- Mức 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị -  xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

[Trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh]

- Mức 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại:

+ Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã;

+ Trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Mức 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại:

+ Các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã;

+ Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

- Mức 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm [đại học, cao đẳng, trung học], trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề.

- Mức 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng.

- Mức 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Phụ cấp đứng lớp của giáo viên được tính như thế nào? [Ảnh minh họa]
 

Giáo viên hợp đồng có được phụ cấp đứng lớp không?

Câu hỏi: Tôi mới xin làm giáo viên hợp đồng của trường tiểu học ở xã. Tôi muốn hỏi, giáo viên hợp đồng có được hưởng phụ cấp đứng lớp không hay chỉ giáo viên trong biên chế mới được? - Lê Thị Mây [Thanh Hóa].

Trả lời:

Phụ cấp đứng lớp hay phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được quy định tại Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC.

Trong đó, phạm vi và đối tượng áp dụng Thông tư này được quy định tại điểm a khoản 1 mục I bao gồm:

a] Nhà giáo [kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng] thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội [sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập] được nhà nước cấp kinh phí hoạt động [bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật];

b] Nhà giáo [kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng] thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;

c] Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Như vậy, theo quy định trên, giáo viên hợp đồng cũng được hưởng phụ cấp đứng lớp.

Đi công tác có được hưởng phụ cấp đứng lớp không?

Câu hỏi: Em là giáo viên dạy văn kiêm tổng phụ trách. Tháng sau em được cử đi tập huấn gần 01 tháng và không trực tiếp dạy trên lớp được. Vậy em có còn được hưởng phụ cấp đứng lớp không? - Trần Việt Hòa [tranv…@gmail.com].

Trả lời:

Các trường hợp giáo viên không được tính hưởng phụ cấp đứng lớp gồm có:

- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;

- Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.

Theo quy định trên, chỉ khi đi công tác liên tục trên 03 tháng thì bạn mới không được tính phụ cấp đứng lớp. Vì vậy, trong thời gian đi tập huấn, bạn vẫn được hưởng phụ cấp đứng lớp.

Trên đây là lời giải đáp về các vấn đề liên quan đến phụ cấp đứng lớp của giáo viên. Nếu còn bất cứ thắc mắc liên quan nào, độc giả vui lòng đặt câu hỏi tại đây.

Xem thêm:

Giáo viên có được từ chối trực Tết không?

Mục lục bài viết

  • 1. Phụ cấp ưu đãi theo nghề là gì?
  • 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp ưu đã đối với nhà giáo
  • 2.1 Phạm vi áp dụng và đối tượng áp dụng
  • 2.2 Điều kiện áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi
  • 3. Mức phụ cấp và cách tính phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo
  • 3.1. Mức phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo
  • 3.2 Cách tính phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên
  • 4. Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên
  • 5. Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên có phải tính đóngbảo hiểm xã hội không?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Bộ phận tư vấn pháp lý - Công ty Luật Minh Khuê. Với câu hỏi của bạn thì Luật sư của chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật Viên chức năm 2010;

Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập;

Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 23/01/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

1. Phụ cấp ưu đãi theo nghề là gì?

Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương.

Phụ cấp gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có].

Phụ cấp lươnglà khoản tiền mà đơn vị sử dụng lao động hỗ trợ người lao động để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt… chưa được tính đến hay tính chưa đầy đủ trong mức lương.Đây là khoản hỗ trợ mà người lao động sẽ nhận được hàng tháng bên cạnh mức lương cơ bản. Việc người lao động sẽ nhận được những khoản phụ cấp lương nào, điều chỉnh như thế nào là do chính đơn vị sử dụng lao động quy định.

Phụ cấp ưu đãi nghề là loại phụ cấp dành cho công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, phải ưu tiên đặc biệt do pháp luật quy định, nhằm khuyến khích công chức, viên chức gắn bó lâu dài với nghề hơn.

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước


2. Phạm vi và đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp ưu đã đối với nhà giáo

2.1 Phạm vi áp dụng và đối tượng áp dụng

- Nhà giáo [kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng] thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội [sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập] được nhà nước cấp kinh phí hoạt động [bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật];

- Nhà giáo [kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng] thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;

- Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.

2.2 Điều kiện áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi

a] Đối tượng quy định "Nhà giáo [kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng] thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội [sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập] được nhà nước cấp kinh phí hoạt động [bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật];" đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo [các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15] hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo [các hạng có các kí tự đầu của mã số hạng là V.07] thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng 2 đối tượng:

- Nhà giáo [kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng] thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;

- Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.

không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo.

b] Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:

- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;

- Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.

3. Mức phụ cấp và cách tính phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo

3.1. Mức phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo

Mức phụ cấpđược quy định như sau:

- Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh];

- Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;

- Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;

- Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm [đại học, cao đẳng, trung học], trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;

- Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng;

- Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Việc xác định địa bàn miền núi thực hiện theo quy định của Uỷ ban Dân tộc; địa bàn hải đảo theo thực tế địa lý; địa bàn vùng sâu, vùng xa tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sau khi có ý kiến thống nhất của Liên Bộ.

3.2 Cách tính phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo [nếu có] + % [quy theo hệ số] phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

4. Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên

- Phương thức chi trả

Phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng [kể cả thời gian nghỉ hè] và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Nguồn chi trả

Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi được sử dụng từ nguồn thu sự nghiệp của cơ sở giáo dục theo quy định và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện cải cách tiền lương.

5. Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên có phải tính đóngbảo hiểm xã hội không?

Căn cứ tại Khoản 1 Mục IIIThông tư 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTCquy định như sau:

"Phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng [kể cả thời gian nghỉ hè] và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế."

Như vậy, đối với phụ cấp ưu đãi giáo viên thì không được tính vào tiền lương hàng tháng để đóng BHXH.

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.]

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số:1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề