Ôn tập học kì 2 Tin 6 Kết nối tri thức

Đề cương ôn tập Tin học 6 học kì 2 trường THCS Mỹ Đình 2 năm 2021 - 2022 được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Đề cương gồm các câu hỏi trắc nghiệm để các em tham khảo kèm theo đáp án để các em so sánh đánh giá. Dưới đây là nội dung chi tiết các em cùng tham khảo nhé.

Câu 1. Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?

A. Cho bạn bè biết để nếu quên còn hỏi bạn

B. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ

C. Thay đổi mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết

A. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên

Câu 2. Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sự dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?

A. Cho mượn ngay và không cần điều kiện gì.

B. Cho mượn nhưng yêu cầu bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng.

C. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì

D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn.

Câu 3. Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?

A. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và trả lời tin nhắn ngay.

B. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn.

C. Vào trang của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thì kết bạn, không phải thì thôi.

D. Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn.

Câu 4. Em nên sử dụng Webcam khi nào?

A. Không bao giờ sử dụng webcam

B. Khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân,…

C. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng

D. Khi nói chuyện với bất kỳ ai

Câu 5. Lời khuyên nào sai khi em muốn bảo vệ máy tính và thông tin trong máy tính của mình?

A. Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đính kèm thư từ những người không quen biết.

B. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tính, thư điện tử.

C. Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất.

D. Nên cài phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ.

Câu 6. Em thường xuyên nhận được các tin nhắn trên mạng có nội dung như: “mày là một đứa ngu ngốc, béo ú”, “mày là một đứa xấu xa, không đáng làm bạn”,… từ một người lớn mà em quen. Em nên làm gì?

A. Bỏ qua, chắc họ chỉ trêu thôi.

B. Nhắn tin lại cho người đó các nội dung tương tự

C. Gặp thằng người đó hỏi tại sao lại làm thế và yêu cầu dừng ngay

D. Nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để xin ý kiến giải quyết.

Câu 7. Em truy cập mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bảo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?

A. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức như không có chuyện gì

B. Chia sẻ cho bạn bè để đe dọa các bạn

C. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô về điều đó.

D. Mở video đó và xem

Câu 8. Bạn của em nói cho em biết một số thông tin riêng tư không tốt về một bạn cùng lớp. Em nên làm gì?

A. Đăng thông tin đó lên mạng để mọi người đều đọc được.

B. Đăng thông tin đó lên mạng nhưng giới hạn chỉ để bạn bè đọc

C. Đi hỏi thêm thông tin, nếu đúng thì sẽ đăng lên mạng cho mọi người biết

D. Bỏ qua không để ý vì thông tin đó có thể không đúng, nếu đúng thì cũng không nên xâm phạm vào những thông tin riêng tư của bạn.

Câu 9. Trong một buổi họp mặt gia đình, một người chú là họ hàng của em đã quay một đoạn phim về em và nói rằng sẽ đưa lên mạng cho mọi người xem. Em không thích thì em có thể làm gì để ngăn cản việc đó?

A. Không làm được gì, đoạn phim ấy là của chú ấy quay và chú ấy có quyền sử dụng

B. Cứ để chú ấy đưa lên mạng, nếu có việc gì thì sẽ yêu cầu chú ấy xóa

C. Tức giận và to tiếng yêu cầu chú xóa ngay đoạn phim trong máy quay

D. Nói với bố mẹ về sự việc, nhờ bố mẹ nói lại với chú ấy không được đưa lên mạng mà chỉ để xem lại mỗi khi họp gia đình.

Câu 10. Sơ đồ tư duy là gì?

A. Là một sơ đồ trình bày thông tin trực quan bằng cách sử dụng từ ngắn gọn, hình ảnh, các đường nối để thể hiện các khái niệm và ý tưởng.

B. Văn bản của một vở kịch, bộ phim hoặc chương trình khi phát sóng

C. Bản vẽ kiến trúc của một ngôi nhà

D. Một sơ đồ hướng dẫn đường đi.

Câu 11. Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành:

A. Tiêu đề, đoạn văn

B. Chủ đề chính, chủ đề nhánh

C. Mở bài, thân bài, kết luận

D. Chương, bài, mục

Câu 12. Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:

A. Giấy, bút, mực

B. Phần mềm máy tính

C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,…

D. Con người, đồ vật, khung cảnh,…

Câu 13. Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì?

A. Khó sắp xếp, bố trí nội dung

B. Hạn chế khả năng sáng tạo

C. Không linh hoạt để có thể làm bất cứ đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm

D. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người.

Câu 14. Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính?

A. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian mở rộng, dễ dàng sửa chữa, thêm bớt nội dung

B. Có thể chia sẻ cho nhiều người

C. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ

D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tính khác.

Câu 15. Phát biểu nào sai về việc tạo được sơ đồ tư duy tốt?

A. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn

B. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng

C. Nên bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm

D. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào vấn đề chính.

Câu 16. Các phần văn bản được phân cách nhau bởi dấu ngắt đoạn được gọi là:

A. Dòng          B. Trang          C. Đoạn           D. Câu

Câu 17. Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản:

A. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng

B. Chọn chữ màu xanh

C. Căn giữa đoạn văn bản

D. Thêm hình ảnh vào văn bản

Câu 18. Việc phải làm đầu tiên khi muốn thiết lập định dạng cho một đoạn văn bản là:

A. Vào thẻ home, chọn nhóm lệnh Paragraph

B. Cần phải chọn toàn bộ đoạn văn bản

C. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí bất kì trong đoạn văn bản

D. Nhấn phím Enter

Câu 19. Để đặt hướng cho trang văn bản, trên thẻ Page Layout vào nhóm lệnh Page Setup sử dụng lệnh:

A. Orientation           B. Size             C. Margins             D. Columns

Câu 20. Trong phần mềm soạn thảo văn bản Word, lệnh Portrait được dùng để:

A. Chọn hướng trang đứng

B. Chọn hướng trang ngang

C. Chọn lề trang

D. Chọn lề đoạn văn bản

Câu 21. Thao tác nào sau đây không thực hiện được sau khi dùng lệnh File/Print để in văn bản:

A. Nhập số trang cần in

B. Chọn khổ giấy in

C. Thay đổi lề của đoạn văn bản

D. Chọn máy in để in nếu máy tính được cài đặt nhiều máy in

Câu 22. Một trang văn bản gồm có:

A. Lề trên, lề dưới

B. Lề dưới, lề trên, lề trái

C. Lề trái, lề phải

D. Lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải

Tài liệu còn nhiều, tải về để xem trọn vẹn nội dung.

Đề cương ôn tập Tin học 6 học kì 2 trường THCS Mỹ Đình 2 năm 2021 - 2022 được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi học kì 2 môn Tin lớp 6 sắp tới. Chúc các em ôn thi tốt.

Ngày soạn: ..../..../....

Ngày dạy: ..../..../.....

ÔN TẬP HỌC KÌ II [TIẾT 1] 

I. MỤC TIÊU

2. Kiến thức:

+ Hệ thống lại kiến thức về: khởi động soạn thảo văn bản, cửa sổ Word có những gì, quy ước gõ tiếng Việt.

+ HS ôn lại kiến thức về định dạng văn bản: màu chữ, font chữ, kiểu chữ, kiểu căn lề, vị trí của đoạn văn bản so với toàn trang văn bản, thao tác tìm kiếm, thay thế nhanh trong văn bản...

+ HS tổng hợp các kiến thức để chèn hình ảnh, tạo bảng vào trang văn bản..

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.

- Năng lực chuyên biệt: HS tái hiện lại kiến thức về tạo bảng, chèn hình ảnh, lưu bài vào trong máy vi tính.

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

+ GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính.

+ HS: Đồ dùng học tập, SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo động cơ để HS có nhu cầu ôn tập các kiến thức đã học

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS có nhu cầu ôn tập các kiến thức đã học.

d. Tổ chức thực hiện:

GV: Em đã học được những kiến thức nào về Word?

HS dựa vào hiểu biết của mình  để trả lời

Dẫn dắt HS vào bài học:

GV dựa vào phần trả lời bài của HS để dẫn dắt vào phần tiếp theo.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

* Hoạt động 1: Khởi động MS Word

a. Mục tiêu: HS thực hiện khởi động MS Word

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV nhắc lại cho HS một số khái niệm cơ bản về soạn thảo văn bản.

+ Màn hình Word bao gồm những gì?

+ Để có thể soạn thảo được văn bản cần phải lưu ý những gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS tiếp nhận, trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV gọi HS đánh giá, nhận xét

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

1. Khởi động MS Word

- Nháy đúp chuột vào biểu tượng

- Cửa sổ Word có: Các thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, thanh công cụ, thanh định dạng thường xuất hiện

- Con trỏ soạn thảo

- Qui tắc gừ chữ tiếng Việt kiểu Telex.

- Văn bản gồm: kớ tự, câu, dòng, đoạn, trang.

* Hoạt động 2: Chỉnh sửa văn bản và định dạng văn bản, đoạn văn bản

a. Mục tiêu: HS thực hiện chỉnh sửa văn bản và định dạng văn bản, đoạn văn bản.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV nhắc lại các thao tác về chỉnh sửa văn bản.

+ Nêu sự khác nhau giữa hai phím Delete và Backspace [xóa các ký tự]?

+  Nêu cách sao chép, di chuyển một đoạn VB?

+  Nêu cách căn lề cho một đoạn văn bản?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS tiếp nhận, trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV gọi HS đánh giá, nhận xét

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

2. Chỉnh sửa văn bản và định dạng văn bản, đoạn văn bản.

- Để xóa kí tự ta dùng phím Backspace hay Delete.

- Sao chộp một đoạn văn bản

- Di chuyển một đoạn văn bản

- Định dạng kí tự

- Định dạng đoạn văn bản

*Rút kinh nghiệm:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Video liên quan

Chủ Đề