Tiêm vacxin bao lâu thì test được

Test Covid nhanh bao lâu có kết quả là câu hỏi được đặt ra khá nhiều hiện nay. Nhất là khi các ca nhiễm Covid-19 ngày càng gia tăng thì test nhanh là phương pháp đơn giản nhất để phát hiện sự hiện diện của virus trong cơ thể. Vậy tiến hành test nhanh đúng quy trình như thế nào và khi test nhanh cần lưu ý những vấn đề gì? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời cho những vấn đề trên.

1. Test Covid nhanh bao lâu có kết quả

Test nhanh Covid ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi vừa tiết kiệm thời gian, chi phí đồng thời kết quả có độ chính xác khá cao. Tuy nhiên, bộ test nhanh phải được Bộ Y tế cấp phép, được thực hiện bởi nhân viên y tế hoặc người nghi nhiễm nhưng phải được nhân viên y tế giám sát.

Test nhanh Covid gồm những loại nào?

Test nhanh Covid được chia làm hai loại tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

  • Test nhanh kháng nguyên: Đây là phương pháp test nhằm tìm kiếm sự tồn tại của các protein trên bề mặt virus. Hiện nay, đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhằm phát hiện các ca nhiễm trong cộng đồng.

  • Test nhanh kháng thể: Đây là phương pháp test nhanh nhằm phát hiện những kháng thể sản sinh ra sau khi bị lây nhiễm SARS-CoV-2. Vì vậy, phương pháp này được dùng cho những bệnh nhân đang điều trị Covid. Trường hợp cơ thể đã có kháng thể trung hòa đặc hiệu tức đã đạt được độ miễn dịch tốt như được tiêm vắc xin.

Test nhanh Covid ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi độ thuận tiện của nó

Test Covid nhanh bao lâu có kết quả?

Mỗi phương pháp test nhanh sẽ có một thời gian trả kết quả khác nhau. Thời gian trả kết quả của phương pháp test nhanh cũng khác với thời gian của phương pháp xét nghiệm PCR.

Test nhanh kháng nguyên

Phương pháp test nhanh kháng nguyên chỉ mất khoảng 15 - 30 phút là có kết quả. Thực tế đây cũng là phương pháp chẩn đoán, sàng lọc Covid dễ dàng, đơn giản nhưng độ chính xác chỉ đạt khoảng 70%.

Test nhanh kháng nguyên thường được dùng với những đối tượng như:

  • Người tiếp xúc với người bệnh.

  • Người ở trong vùng dịch hoặc trong vùng vừa phát hiện ca nhiễm mới.

  • Người di chuyển liên tỉnh.

Test nhanh kháng thể

Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu đầu ngón tay, dùng cho những người đang điều trị Covid hoặc những người đã được tiêm vắc xin. Test Covid nhanh bao lâu có kết quả nếu dùng phương pháp test nhanh kháng thể? Khi test nhanh kháng thể, thời gian trả kết quả khoảng 20 - 60 phút. Cần lưu ý rằng, test nhanh kháng thể này không thể dùng để chẩn đoán sớm nhiễm SARS-CoV-2 được, khi hệ miễn dịch cơ thể chưa sản sinh kháng thể.

Test nhanh kháng thể được dùng cho những người đang điều trị Covid hoặc đã được tiêm vắc xin

Xét nghiệm PCR

Ngoài test nhanh Covid, xét nghiệm PCR là một xét nghiệm được đánh giá là mang lại độ chính xác cao. Xét nghiệm PCR thường được dùng cho những đối tượng sau:

  • Người có dấu hiệu nhiễm virus như ho, sốt, đau họng, dần mất vị giác, khứu giác.

  • Người đã tiếp xúc trực tiếp với F0.

  • Người đang làm việc trong môi trường có khả năng lây nhiễm cao như tình nguyện viên, y bác sĩ, nhân viên y tế,…

Xét nghiệm PCR được xem như là tiêu chuẩn đánh giá nhiễm virus nên quá trình xét nghiệm nghiêm ngặt hơn, chi phí cao, quy trình phức tạp hơn. Vì vậy, thời gian trả kết quả lâu hơn các phương pháp test nhanh. Thông thường sẽ mất khoảng 4 - 6 giờ đồng hồ để nhận kết quả.

Xét nghiệm PCR được xem như là tiêu chuẩn đánh giá nhiễm virus nên quy trình nghiêm ngặt hơn

2. Quy trình thực hiện test nhanh Covid

Bên cạnh vấn đề test Covid nhanh bao lâu có kết quả, nếu bạn chủ động thực hiện tại nhà, hãy tìm hiểu về quy trình thực hiện, nếu thực hiện sai có thể dẫn đến kết quả sai. Quy trình thực hiện test nhanh Covid như sau.

Lấy mẫu dịch

Các bộ kit test nhanh hiện nay có hai loại lấy mẫu dịch chính là mẫu dịch tỵ hầu và mẫu dịch mũi. Mỗi loại sẽ có cách lấy như sau.

Lấy mẫu dịch tỵ hầu

  • Trước khi lấy mẫu nên xì nhẹ dịch mũi. Ngồi yên và ngả đầu ra sau một góc khoảng 70 độ. Đối với trẻ nhỏ, nên cho trẻ ngồi lên đùi người lớn và giữ chặt cơ thể trẻ, cho trẻ ngả đầu ra phía sau.

  • Đưa nhẹ nhàng que lấy mẫu vào mũi, để dễ đưa vào bạn có thể vừa đưa vừa xoay.

  • Khi que vào được khoảng ½ độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía thì dừng lại, hoặc đến khấc đã có sẵn trên que lấy mẫu, giữ yên khoảng 5 giây để dịch thấm rồi từ từ xoay nhẹ để rút ra, cho vào ống chứa đệm chiết mẫu.

Lấy mẫu dịch mũi

  • Ngồi ở tư thế như lấy dịch tỵ hầu.

  • Đưa nhẹ nhàng que lấy dịch vào khoảng 2cm, xoay nhẹ rồi để yên khoảng 3 giây.

  • Dùng que này và thực hiện tương tự với mũi còn lại rồi cho vào ống chứa đệm chiết mẫu.

Tách chiết mẫu

  • Sau khi nhúng que lấy mẫu vào ống chiết, xoay nhẹ 7 - 10 lần vào thành ống và đáy ống.

  • Giữ nguyên que trong ống 1 phút rồi bóp hai thành ống vào đầu que, xoay que rồi rút ra và đậy ống bằng nắp nhỏ giọt.

  • Lắc mạnh ống để trộn đều mẫu nhưng tránh để mẫu chạm tới đầu lọc.

  • Nhỏ 3 giọt mẫu vào ô nhận mẫu của khai thử và đợi để đọc kết quả.

Đọc kết quả

Thời gian đọc kết quả trung bình là 15 - 30 phút. Nếu đọc trước hoặc sau thời gian này, kết quả có thể không chính xác. Nếu chỉ xuất hiện vạch chứng C tức bạn có kết quả âm tính. Nếu xuất hiện cả vạch C và T thì bạn có kết quả dương tính.

Trường hợp cả hai vạch đều không xuất hiện hoặc chỉ xuất hiện vạch T thì kết quả không có giá trị. Vạch C không xuất hiện có thể do khay thử hỏng, hoặc có thể do thiếu mẫu. Khi đó, bạn nên test lại hoặc liên hệ với cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Test Covid nhanh bao lâu có kết quả và kết quả chính xác hay không tùy thuộc vào quy trình test cũng như cách lấy mẫu chính xác hay không. Vì vậy, trước khi test nên đọc kỹ hoặc nhờ sự tư vấn, hướng dẫn của những người có chuyên môn.

Kết quả test nhanh Covid chính xác hay không tùy thuộc vào cách lấy mẫu và quy trình test đúng hay không

Sau khi test xong, bạn cần thu gom những vật liệu test và bỏ đúng nơi quy định. Tất cả những vật liệu này đều được xem là chất thải lây nhiễm.

Vậy là bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi “Test Covid nhanh bao lâu có kết quả”. Có thể thấy, test nhanh Covid là phương pháp dễ thực hiện nhất để phát hiện mình có đang mắc Covid hay không. Tuy nhiên, để biết chính xác mình có đang bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không, bạn cần thực hiện xét nghiệm RT-PCR. Đối với loại xét nghiệm này, bạn có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà qua các kênh hỗ trợ sau:

  • Tổng đài: 1900 56 56 56

  • App: MedOn

  • Website: Medlatec.vn

Sau khi tiếp xúc với F0, chúng ta phải xét nghiệm Covid-19. Và thời điểm xét nghiệm để có kết quả chính xác tùy thuộc vào việc người đó đã tiêm vắc xin hay chưa.
Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên xét nghiệm Covid-19 bằng bộ test nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm PCR. Nguyên tắc chung là sử dụng phương pháp xét nghiệm nào thuận tiện và dễ tiếp cận nhất, theo Verywell Health.


Nếu tiếp xúc với F0, chúng ta phải xét nghiệm Covid-19

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ [CDC Mỹ] khuyến cáo mọi người hãy xét nghiêm khi biết hoặc nghi ngờ bản thân nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, thời điểm xét nghiệm để có kết quả chính xác tùy thuộc vào việc người đó đã tiêm vắc xin hay chưa.

Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, nếu chưa tiêm vắc xin thì thời gian sớm nhất có thể cho ra kết quả dương tính là từ 24 đến 48 giờ. Nếu đã tiêm vắc xin thì khoảng thời gian này là 5 đến 7 ngày sau khi tiếp xúc mầm bệnh, theo CDC Mỹ.
Sở dĩ cần khoảng thời gian này là vì virus SARS-CoV-2 khi xâm nhập vào cơ thể sẽ cần thời gian để sinh sôi và phát triển đến mức mà các xét nghiệm có thể phát hiện, các chuyên gia cho biết.Trong khoảng thời gian chờ xét nghiệm, mọi người dù đã tiêm vắc xin hay chưa thì vẫn cần tự cách ly, tránh tiếp xúc, thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang để không lây bệnh cho người khác.

Vắc xin hiện tại dù đạt hiệu quả cao nhưng không loại trừ 100% nguy cơ lây nhiễm. Một người nhiễm dù không triệu chứng nhưng vẫn có thể lây cho người khác. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 59% số người nhiễm bị lây từ F0 không triệu chứng, theo theo Verywell Health.

Với những người có triệu chứng, nếu xét nghiệm với bộ test nhanh kháng nguyên mà cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm lần 2 vào khoảng 24 đến 36 giờ sau đó. Nếu tiếp tục cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm PCR.

Khi Covid-19 vẫn còn là mối đe dọa thì tiêm vắc xin vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và người khác. Khi mọi người tụ tập với nhau trong không gian kín, để giảm nguy cơ lây nhiễm, các chuyên gia khuyến cáo những người có mặt cần phải đeo khẩu trang và mở cửa để không khí được thoáng mát.

Tác giả bài viết: Ngọc Quý

Nguồn tin: Báo Thanh niên

Trong thời gian gần đây, Bệnh viện nhận được một số câu hỏi liên quan đến vấn đề là tại sao sau khi tiêm vắc-xin về một vài ngày thì có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19, vậy tiêm vắc-xin liệu có làm xét nghiệm Covid-19 ra kết quả dương tính hay không?

Nay, bệnh viện trả lời thắc mắc và chia sẻ thông tin cùng quý khách hàng, người bệnh, người nhà người bệnh như sau:

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về việc sản xuất ra vắc-xin như thế nào?

Có một số cách để tạo ra vắc-xin. Một cách phổ biến là vô hiệu hóa vi-rút. Ví dụ như vắc-xin ngừa viêm não do bọ ve [Tick-borne encephalitis-TBE] và vi-rút viêm gan A [Hepatitis A Virus-HAV]. Vắc-xin cũng có thể được tạo ra từ các vi-rút rất yếu, ví dụ như vắc-xin phối hợp chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella [MPR] hoặc vắc-xin phòng bệnh sốt vàng da.

Hầu hết các vắc-xin vi-rút mới được sản xuất ngày nay chỉ chứa thành phần vi-rút mà chúng ta muốn kích thích phản ứng miễn dịch chống lại nó, thay vì sử dụng toàn bộ vi-rút. Chúng ta gọi đó là vắc-xin tiểu đơn vị. Các nhà sản xuất thường nhắm đến loại protein được tìm thấy trên bề mặt của vi-rút. Các vắc-xin tiểu đơn vị thường được sản xuất bằng kỹ thuật di truyền và bằng cách sản xuất protein trong nuôi cấy tế bào trong phòng thí nghiệm. Các loại vắc-xin tiểu đơn vị dựa trên protein đã có mặt trên thị trường từ lâu là vắc-xin vi-rút gây u nhú ở người [Human papillomavirus - HPV] có thể gây ung thư cổ tử cung và vi-rút viêm gan B [Hepatitis B Virus-HBV]. Cả hai loại vắc-xin này đều là những vắc-xin rất hiệu quả và thành công trong việc cứu sống con người. Một ví dụ khác về vắc-xin tiểu đơn vị là vắc-xin chống lại bệnh cúm mùa.

Đối với SARS-CoV-2, protein bề mặt chính được gọi là protein S và tất cả các vắc-xin Covid-19 hiện có đều nhằm mục đích kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại protein S này. Các protein bề mặt của vi-rút đặc biệt quan trọng vì nó là mục tiêu cho các kháng thể trung hòa giúp cho cơ thể tiêu diệt vi-rút và lành bệnh. Hiện chưa có vắc-xin tủy xương dựa trên protein được chấp thuận để chống lại Covid-19, nhưng chúng có thể sẽ sớm ra mắt. Kết quả từ các thử nghiệm lâm sàng của vắc-xin tủy xương dựa trên protein đã cho thấy hiệu quả bảo vệ rất cao.

Một cách mới hơn và nhanh hơn để sản xuất vắc-xin tiểu đơn vị là sản xuất ra RNA thông tin [mRNA]. RNA thông tin đóng vai trò như một khuôn mẫu hướng dẫn để cơ thể sản xuất một loại protein, ví dụ như protein S chống lại SARS-CoV-2. Ưu điểm chính của công nghệ mRNA là có thể sản xuất nhanh chóng số lượng lớn, cần thiết để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong đại dịch. Các sợi mRNA của vắc-xin được đóng gói bằng các hạt nano lipid, là lớp vỏ phân tử béo giúp vắc-xin trốn tránh hệ thống miễn dịch của cơ thể và đến được các tế bào mục tiêu mà không bị phân hủy.

Một cách khác được sử dụng để sản xuất vắc-xin Covid-19 nhanh chóng là loại dựa trên adenovirus. Adenovirus là nhóm vi-rút gây cảm cúm thường và DNA của Adenovirus đã được sửa chữa lại để không gây bệnh. Các nhà khoa học chèn một đoạn gen mã hóa protein S của vi-rút SARS-CoV-2, để protein S được cơ thể sản xuất khi được tiêm vắc-xin và kích hoạt đáp ứng miễn dịch.

Tóm lại, các loại vắc-xin Covid-19 hiện có thì có nhiều loại, nhưng có thể tạm chia làm 3 nhóm:

- Nhóm vắc-xin tiểu đơn vị, bất hoạt chứa protein S của vi-rút SARS-CoV-2 bao gồm Sinovac và Sinopharm của Trung Quốc.

- Nhóm vắc-xin DNA vector kích thích tế bào cơ thể tạo ra protein S bao gồm vắc-xin dựa trên adenovirus như AstraZeneca ChAdOx1 [Vương quốc Anh], Johnson & Johnson [Mỹ], Sputnik V [Nga], Cansino [Trung Quốc].

- Nhóm vắc-xin mRNA kích thích tế bào cơ thể tạo ra protein S bao gồm Pfizer-BioNTechs BNT162b2 [Mỹ] và Modernas mRNA-1273 [Mỹ].

Như vậy, các loại vắc-xin hiện có không phải là phần sống của vi-rút SARS-CoV-2. Các thành phần có trong vắc-xin có thể là một mảnh protein S hoặc là vector DNA của Adenovirus hoặc là mRNA và nó không thể tự tái tạo cũng như phân chia. Các thành phần có trong vắc-xin không thể khiến bạn bị nhiễm bệnh Covid-19.

Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu về các xét nhiệm dùng chẩn đoán nhiễm bệnh Covid-19 hiện nay như thế nào?

Xét nghiệm được sử dụng phổ biến và đáng tin cậy nhất để chẩn đoán Covid-19 là xét nghiệm RT-PCR và xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2. Mẫu bệnh phẩm được thực hiện bằng tăm bông ngoáy dịch ở tỵ hầu hoặc gần đây là dịch nước bọt. Các nhà sản xuất khác nhau sử dụng nhiều mục tiêu gen RNA của vi-rút SARS-CoV2 nhưng thường dùng một hay hai gen. Các gen bao gồm ORF1ab, RdRp, E, N và S là các mục tiêu được sử dụng thường xuyên nhất để phát hiện SARS-CoV-2.

Hình: Cách lấy mẫu bệnh phẩm các kỹ thuật phát hiện khác nhau giúp chẩn đoán SARS-CoV-2.

Như vậy, các loại vắc-xin hiện có không có chứa các đoạn gen mục tiêu của RT-PCR hoặc xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 nên sau khi bạn tiêm vắc-xin thì không thể khiến xét nghiệm của bạn có kết quả dương tính với Covid-19.

Vậy, sau khi tiêm vắc-xin về một vài ngày mà bạn có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 thì chỉ có thể giải thích như sau:

- Một là, bạn đã bị nhiễm Covid-19 trước khi tiêm vắc-xin và chưa có triệu chứng vì đang trong giai đoạn ủ bệnh.

- Hai là, bạn bị lây nhiễm trong quá trình đi tiêm chủng.

- Ba là, bạn bị nhiễm bệnh trong quá trình hoạt động, sinh hoạt sau khi tiêm chủng về.

Các bạn nên nhớ rằng người đã tiêm đủ hai mũi vắc-xin phòng Covid-19 vẫn có thể mắc bệnh và trở thành nguồn lây [//benhvienquan11.vn/tin-tuc-benh-vien/nguoi-tiem-du-hai-mui-vacxin-phong-covid19-van-co-the-mac-benh-va-tro-thanh-nguon-lay-n1878.html]. Chính vì thế, ngay cả khi chúng ta đã được tiêm phòng vắc-xin Covid-19 đủ, đặc biệt những người sống ở những nơi có khả năng lây nhiễm cao Covid-19 thì bản thân cần phải nâng cao cảnh giác. Khi ra khỏi nhà, tham gia lao động, tham gia các hoạt động xã hội hãy nhớ tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tuân thủ quy định 5K "Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế" theo hướng dẫn của Bộ Y tế để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Video liên quan

Chủ Đề