Tiêm tiểu đường ở đâu

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TIÊM INSULIN

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TIÊM INSULIN

I. ĐẠI CƯƠNG
- Insulin là một hormon được tiết ra liên tục 24h bởi tế bào bêta tuyến tụy,
được tiết nhiều nhất vào sau bữa ăn.
- Insulin là một Protein nên bị phá hủy ở đường tiêu hóa, do vậy insulin
không được sử dụng bằng đường uống
- Tác dụng chính của Insulin là thúc đẩy sự vận chuyển Glucose qua màng
tế bào.
- Hiện nay trên thị trường có nhiều loại Insulin với thời gian tác dụng khác
nhau: Nhanh, thường, trung bình, kéo dài.
- Liều lượng và đường dùng do bác sỹ điều trị quyết định
II. CHỈ ĐỊNH
- Đái tháo đường typ 1, đái tháo đường thứ phát
- Đái tháo đường typ 2 khi:
+ ĐH lúc đói > 15 mmol hoặc có Ceton niệu [+], ceton máu tăng
+ Chấn thương, stress, nhiễm trùng, phẫu thuật, dùng corticoid
+ Suy gan, suy thận.
+ Dùng thuốc uống không kiểm soát được đường máu
- Đái tháo đường có thai không kiểm soát được bằng chế độ ăn.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Dị ứng, mẫn cảm với Insulin
IV. CHUẨN BỊ
1. Ngƣời thực hiện
01 nhân viên y tế hoặc bản thân người bệnh đã được hướng dẫn tiêm Insulin
2.Phƣơng tiện
+ Xylanh 1ml hoặc bút tiêm Insulin
+ Insulin
+ Bông cồn
3.Cách lấy Insulin
3.1. Cách lấy Insulin không trộn: [Gồm 10 bƣớc]
Bƣớc 1: Rửa tay bằng xà phòng
Bƣớc 2: Trộn đều Insulin bằng cách lăn tròn lọ thuốc trong lòng bàn tay
hoặc lắc nhẹ.
Bƣớc 3: Bật nắp nhựa bảo vệ phía trên nắp lọ bằng cao su
Bƣớc 4: Vệ sinh trên nút lọ [Phía phần nút cao su] bằng cồn
Bƣớc 5: Tháo bỏ nắp bảo vệ trên kim tiêm insulin; hút vào bơm tiêm một
lượng khí đúng bằng lượng Insulin cần lấy.
Bƣớc 6: Đâm kim qua nút cao su theo chiều thẳng đứng; đẩy lượng khí vào
lọ Insulin.
Bƣớc 7: Lộn ngược lọ thuốc; một tay giữ lọ Insulin; tay kia kéo nhẹ Piston.
Lúc này Insulin sẽ được kéo vào bơm tiêm; lấy đủ lượng insulin là X đơn vị. 218
Bƣớc 8: Kiểm tra insulin trong lọ xem có không khí không? Nếu có, nhẹ
nhàng đẩy piston đưa một phần insulin trở lại lọ; sau đó nhẹ nhàng kéo piston ra,
lượng Insulin lại được lấy bù vào đủ.
Bƣớc 9: Rút kim ra khỏi lọ; kiểm tra xem đã đủ liều insulin chưa?
Bƣớc 10: Đậy nắp kim, chuẩn bị tiêm.
3.2. Cách lấy Insulin có trộn
- Nguyên tắc trộn insulin:
Nguyên tắc 1: Hai loại Insulin phải do cùng một hãng sản xuất.
Nguyên tắc 2: Insulin nhanh lấy trước, bán chậm hoặc chậm lấy sau
Nguyên tắc 3: Không nên trộn Insulin người và động vật với nhau.
Nguyên tắc 4: Nồng độ của 2 loại insulin phải giống nhau
- Năm bước trộn insulin:
Bƣớc 1: Sát trùng cả hai lọ bằng cồn
Bƣớc 2: Chọc kim với Y đơn vị khí vào lọ insulin có tác dụng dài hơn;
bơm khí vào nhưng không lấy Insulin vào bơm tiêm; rút kim ra khỏi lọ.
Bƣớc 3: Chọc kim với X đơn vị khí vào lọ insulin có tác dụng nhanh; bơm
khí vào lọ; đảo ngược lọ và lấy đủ X đơn vị Insulin vào bơm tiêm; bảo đảm
không có không khí trong bơm tiêm.
Bƣớc 4: Trộn insulin nhẹ nhàng ở lọ có tác dụng bán chậm cho đến khi
chắc chắn insulin trong lọ đã được trộn đều.
Bƣớc 5: Đảo ngược lọ; nhẹ nhàng kéo piston và lấy đủ Y đơn vị insulin ở
lọ insulin có tác dụng bán chậm hoặc chậm; không để insulin tràn vào lọ; lượng
insulin lúc này là: T= X+Y
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
1.Tƣ thế ngƣời bệnh
Nằm hoặc ngồi
2. Kỹ thuật tiêm
2.1. Đƣờng vào
- Tiêm tĩnh mạch hoặc pha truyền tĩnh mạch:
Chỉ được sử dụng trong bệnh viện và được thực hiện bởi nhân viên y tế
Chỉ được dùng cho insulin regular
- Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da: Tiêm bắp giúp insulin được hấp thu và có tác
dụng nhanh hơn nhưng không phải là đường dùng phổ biến mà thường dùng
đường dưới da.
2.2. Chọn vị trí tiêm: Các vị trí khác nhau sẽ làm cho insulin vào máu với tốc
độ nhanh chậm khác nhau:
- Vùng bụng: Insulin vào máu nhanh nhất
- Vùng mặt ngoài cánh tay: Insulin vào máu chậm hơn so với vùng bụng
- Vùng mông và mặt ngoài đùi
2.3. Các nguyên tắc cần nhớ khi tiêm
Nguyên tắc 1: Ở mỗi vị trí tiêm, da phải được giữ sạch, cơ bắp và lớp mỡ
dưới da vùng này phải hoàn toàn bình thường. Đây là điều kiện để Insulin được
hấp thu tốt. 219
Nguyên tắc 2: Các vị trí đều phải được sử dụng luân chuyển.
Nguyên tắc 3: Nếu sử dụng từ 2 mũi tiêm trở lên trong một ngày, phải
tiêm vào các vị trí ở các vùng khác nhau. Khi tất cả các vị trí trong vùng đã sử
dụng hết mới chuyển sang vùng khác.
2.4. Các bƣớc tiến hành tiêm Insulin
Bƣớc 1: Chọn vị trí tiêm và sát trùng nơi tiêm bằng bông cồn 70o C.
Bƣớc 2: Làm căng bề mặt da vùng sát trùng; đâm nhanh kim thẳng đứng
vuông góc với mặt da [90o ].
Bƣớc 3: Đẩy piston để thuốc vào cơ thể
Bƣớc 4: Rút kim theo chiều thẳng đứng như khi đâm vào, không chà xát
lại nơi đã tiêm.
Người ta còn một cách tiêm khác, đó là phương pháp kéo da. Trong
phương pháp này, sau khi sát trùng, dùng một tay kéo nhẹ vùng da, nhanh chóng
đẩy kim tiêm một góc từ 45 o – 90 o so với mặt da.
VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Hạ đƣờng huyết: Tùy mức độ hạ đường huyết cho người bệnh ăn hoặc
uống một lượng khoảng 15 g carbonhydrat hoặc truyền glucose ưu trương tĩnh
mạch.
Nhiễm trùng nơi tiêm: Kháng sinh
Loạn dƣỡng mỡ dƣới da tại điểm tiêm: hoặc lớp mỡ dưới da bị teo lại
hoặc tại nơi tiêm tạo thành cục. Để phòng tránh cần phải tuân thủ chặt chẽ các
nguyên tắc cần nhớ khi tiêm insulin đã được nói ở trên.Lọ insulin đang dùng
không nên để trong tủ lạnh.

Một người không thể dùng insulin dưới dạng thuốc viên hoặc thuốc uống. Các enzym trong dạ dày sẽ phá vỡ insulin trước khi nó đến máu. Vì thế, chỉ có thể sử dụng insulin đường tiêm. Mọi người sử dụng tiêm insulin để điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường cùng với thay đổi lối sống như chế độ ăn uống, thể dục và thuốc. Đối với những người cần tiêm insulin, có nhiều loại insulin khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi giải thích về cách và vị trí tiêm insulin phù hợp nhất với người bệnh tiểu đường.

Một người cần tiêm insulin vào lớp mỡ trực tiếp dưới da, được gọi là mô dưới da, bằng một cây kim nhỏ hoặc một thiết bị trông giống như một cây bút. Các vị trí tiêm insulin thường gặp:

Bụng là vị trí tiêm insulin thường được nhiều người bệnh tiểu đường lựa chọn. Nó dễ dàng tiếp cận và thường ít đau hơn các vị trí khác do được bảo vệ bởi lớp mỡ, diện tích bề mặt lớn hơn và ít cơ hơn.

Để tiêm vào bụng, dùng ngón tay véo một phần mô mỡ ở bụng. Vị trí này nên nằm giữa thắt lưng và xương hông, cách rốn khoảng 5cm. Tránh tiêm gần bất kỳ mô sẹo nào trên bụng.

Cánh tay trên là một vị trí có thể tiêm insulin khác. Đặt kim vào vùng cơ tam đầu ở phía sau của cánh tay, khoảng giữa khuỷu tay và vai. Khó khăn trong việc tự tiêm chính là nhược điểm của vị trí này. Một người có thể cần được hỗ trợ để tiêm vào bắp tay. Họ cũng có thể cảm thấy thoải mái hơn khi tiêm vào cánh tay không thuận. Nên tiêm vào cánh tay trái của người thuận tay phải hoặc cánh tay phải của người thuận tay trái.

Đùi là khu vực đơn giản để tự tiêm. Khi chọn đùi làm vị trí tiêm, hãy đâm kim vào mặt trước của đùi, giữa đầu gối và hông. Nó phải hơi lệch tâm về phía bên ngoài của chân. Việc tiêm thuốc nên được thực hiện trong khoảng 10 cm, hoặc khoảng bằng chiều rộng của bàn tay, trên đầu. Tránh tiêm vào đùi trong do mạng lưới mạch máu ở khu vực đó dày đặc hơn. Mặc dù dễ dàng tiếp cận, việc tiêm thuốc thường xuyên vào đùi đôi khi có thể gây khó chịu khi đi bộ hoặc chạy sau đó.

Vị trí cuối cùng để thực hiện tiêm insulin là lưng dưới hoặc hông. Để thực hiện tiêm ở đây, hãy vẽ một đường tưởng tượng qua đỉnh của mông giữa hông. Vị trí này rất khó sử dụng để tự tiêm và có thể phải nhờ người khác tiêm hộ. Khi tiêm vào mông, tránh phần dưới.

  1. Tốc độ hấp thu insulin ở từng vị trí

Cơ thể hấp thụ insulin với tốc độ khác nhau từ mỗi vị trí. Thông tin này có thể hữu ích khi lập kế hoạch tiêm insulin:

  • Vùng bụng: Insulin đi vào máu nhanh nhất sau khi tiêm vào bụng.
  • Cánh tay trên: Cơ thể hấp thụ insulin với tốc độ vừa phải nhưng chậm hơn so với tiêm vào bụng.
  • Lưng và đùi dưới: Insulin đi vào máu chậm nhất từ ​​những vị trí này.

Tiêm insulin tác dụng nhanh vào bụng ngay sau bữa ăn để có kết quả nhanh nhất.

Tiêm insulin tác dụng kéo dài và tác dụng trung bình vào các vị trí khác, vì hấp thu nhanh sẽ làm giảm hiệu quả của các loại này. Insulin hoạt động hiệu quả hơn trong toàn bộ thời gian cần thiết vì tốc độ hấp thụ chậm hơn.

Tập thể dục có thể làm tăng tỷ lệ hấp thụ insulin. Nếu bạn tập luyện hoặc hoạt động thể chất, hãy tính đến những điều này khi lập kế hoạch tiêm. Ví dụ, một vận động viên ném bóng chày nên tránh tiêm thuốc vào cánh tay ném của họ. Các hoạt động thể chất có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ insulin vào cơ thể. Chờ ít nhất 45 phút sau khi tiêm để vận động một phần cơ thể gần chỗ tiêm.

Một người có thể thực hiện tiêm insulin vào bụng, cánh tay trên, đùi, lưng dưới, hông hoặc mông. Hãy lưu ý đến sự thoải mái và vận động sau đó, vì tiêm vào một số vị trí có thể gây đau. Mỗi vị trí cung cấp insulin đến máu với tốc độ khác nhau, vì vậy hãy cân nhắc những tốc độ này tùy thuộc vào thời gian trong ngày và tốc độ cơ thể cần insulin. Tránh tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí. Nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn về việc chuyển đổi vị trí và tự tiêm insulin tại nhà.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 sai lầm thường mắc phải khi tiêm insulin 

Video liên quan

Chủ Đề