Thuốc vào cơ thể bao lâu thì ngấm

Người ta thường hay nói ốm đau, bệnh tật là bệnh của trời. Và muốn hết bệnh thì chúng ta đều phải uống thuốc, và đầu tiên sẽ là thuốc kháng sinh. Nhưng trong tất cả các loại thuốc kháng sinh thì có rất nhiều loại và cách uống khác nhau. Chính vì thế, sẽ có rất nhiều người đang băn khoăn và thắc mắc uống kháng sinh bao lâu thì ngấm và khỏi bệnh? Bài viết này sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn thông qua nội dung dưới đây.

Thuốc vào cơ thể bao lâu thì ngấm

Người ta thường hay nói ốm đau, bệnh tật là bệnh của trời. Và muốn hết bệnh thì chúng ta đều phải uống thuốc, và đầu tiên sẽ là thuốc kháng sinh. Nhưng trong tất cả các loại thuốc kháng sinh thì có rất nhiều loại và cách uống khác nhau. Chính vì thế, sẽ có rất nhiều người đang băn khoăn và thắc mắc uống kháng sinhbao lâu thì ngấm và khỏi bệnh? Bài viết này sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn thông qua nội dung dưới đây.

Thuốc vào cơ thể bao lâu thì ngấm

Vậy thuốc kháng sinh là gì mà chúng ta phải uống?

Như các bạn cũng biết, có bệnh thì phải chữa bệnh, và muốn hết bệnh thì các bạn phải uống thuốc. Và thuốc đầu tiên các bạn sẽ uống sẽ là thuốc kháng sinh. Vậythuốc kháng sinhlà một trong những hợp chất hóa học tổng hợp đa dạng về nguồn gốc và nó có tác dụng ngăn chặn, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể của con người.

Thuốc vào cơ thể bao lâu thì ngấm

Thuốc kháng sinh uống khi nào là hợp lý nhất

Thuốc khác sinh uống lúc nào là hợp lý nhất thì nó sẽ phụ thuộc vào từng loại thuốc và từng loại bệnh. Vậy để cho các bạn hiểu biết hơn về các loại thuốc cho từng căn bệnh thì sau đây sẽ là mốc thời gian danh cho các bạn sử dụng thuốc kháng sinh như sau:

Uống thuốc lúc bụng no

Đồ ăn và thức uống cũng sẽ có tác dụng với thuốc, do đó các loạithuốc kháng sinhsẽ có loại thuốc ăn no mới được uống. Nhưng thời gian uống thuốc sau khi ăn no là khoảng 1 đến 2 giờ và tốt nhất thì các bạn nên hỏi và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi vì, nếu bạn uống thuốc trong thời gian này thì đây là thuốc kháng sinh có tính chất kém bền với môi trường acid như ampicillin, erythromycin, lincomycin... nên uống vào lúc bụng no thì thuốc mới có tác dụng.

Thuốc kháng sinh dành cho bụng đói mới uống

Có những trường hợp các bạn sẽ uốngthuốc kháng sinhvào lúc bụng đói. Bởi vì lúc này bao tử và thành ruột của bạn chưa có các chất gì, cho nên khi các bạn uống thuốc vào thì nó sẽ hấp thụ nhanh hơn và có tác tác dụng điều trị của thuốc có hiểu quả hơn. Nhưng tốt nhất bạn nên uống thuốc kháng sinh trước khi ăn khoảng 1 giờ.

Có thể bạn dùng thuốc kháng sinh cùng với các loại đồ ăn

Tùy thuộc vào các lứa tuổi và các thành phần của thuốc, do đóthuốc kháng sinh sẽ có loại thuốc dùng cùng với các bữa ăn hay cùng với các đồ ăn khác, đặc biệt là các loại thuốc dành cho trẻ. Bởi vì, đa số các loại thuốc nó thường hay rất đắng và khó uống nên các loại thuốc uống cùng với các đồ ăn sẽ dễ uống và cũng sẽ rất hiểu quả.

Thuốc vào cơ thể bao lâu thì ngấm

Vậy để bảo đảm và an toàn cho bạn khi dùng thuốc kháng sinh có hiểu quả thì các bạn cần phải biết những lưu ý sau đây.

  • Bạn nên tham khảo và hỏi ý kiến của bác sĩ, hay dược sĩ nơi bán thuốc để sử dụng thuốc một cách hợp lý và an toàn.
  • Bạn nên đọc kỹ các tờ hướng dẫn sử thuốc trước khi sử dụng.
  • Sử dụng thuốc phải đúng liều và đúng thời gian quy định của bác sĩ.
  • Chọn thuốc phải đúng bệnh và phù hợp với từng lứa tuổi.
  • Bạn nên sử dụng thuốc kháng sinh khi có vi khuẩn.
  • Một nguyên tắc quan trọng khi sử dụng kháng sinh là phải đúng liều, đúng phác đồ. Có loại chỉ dùng một liều duy nhất, 5 đến 7 ngày, còn như phác đồ điều trị lao thì phải kéo dài 6 tháng. Vì thế cần phải uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Tóm lại, thuốc kháng sinh khi có tác dụng ngâm vào cơ thể và có tác dụng chữa bệnh, thì bạn nên dùng thuốc đúng theo quy định của bác sĩ và dùng đúng liều thuốc theo đơn. Nhưng thuốc sẽ có tác dụng ít nhất là khoảng 1 giờ đồng hồ.

Chúc các bạn sẽ có những thông tin thật hữu ích khi dùngthuốc kháng sinh nhé!

Xem thêm:

  • Một số kháng sinh làm tăng nguy cơ sảy thai
  • Sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng cho trẻ?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!

Thức ăn cần được acid dạ dày phân hủy lớp màng bao quanh, tạo điều kiện để các men tiêu hóa trong dạ dày, ruột, tụy ngấm vào và tiêu hóa thức ăn. Nếu không có acid thì lớp màng khó bị tiêu hủy và các men này khó lách được vào. Trong khi có bệnh và uống thuốc, chúng ta vẫn cần phải ăn, vậy chúng có ảnh hưởng tới nhau như thế nào?

Nồng độ trong máu của một loại thuốc uống phụ thuộc vào mức hấp thu của nó qua đường tiêu hóa. Một số yếu tố của dạ dày như pH dịch vị, dạ dày rỗng hoặc đầy thức ăn... có ảnh hưởng tới quá trình hấp thu thuốc làm tăng hoặc giảm hiệu suất điều trị. Dạ dày rỗng, hay khi chứa nhiều thức ăn có độ pH khác nhau: khi no pH tăng đến 3 hoặc hơn nữa tùy thuộc chế độ ăn, nhưng khi đói dịch dạ dày sẽ tăng tính acid độ pH chỉ còn khoảng 1,7-1,8, thuốc sẽ thay đổi hấp thu tùy theo pH.

Mặt khác, dạ dày khi no hay đói cũng có ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển của thuốc. Uống thuốc vào lúc đói chỉ cần 10 - 30 phút là thuốc từ dạ dày xuống ruột, nhưng nếu uống vào lúc no tốc độ di chuyển thuốc sẽ chậm, phải mất 1-4 giờ mới qua khỏi dạ dày. Vậy, nếu uống thuốc khi ăn no thuốc sẽ tồn lâu ở dạ dày, hậu quả tốt hay xấu còn tùy theo từng loại thuốc điều trị.

Thuốc vào cơ thể bao lâu thì ngấm

Uống thuốc đúng lúc để đạt hiệu quả chữa bệnh.

Đó là các loại thuốc mà kích thước hạt chịu ảnh hưởng cùng với độ hấp thu như nitrofurantoin (điều trị nhiễm khuẩn cấp hoặc mạn tính ở niệu đạo), griseofulvin (thuốc kháng sinh điều trị các loại nấm ngoài da), spironolacton (điều trị xơ gan cổ trướng, phù nề)... nên uống trong bữa ăn thì dịch dạ dày và thức ăn sẽ nhào nặn giúp các hạt thuốc trộn đều làm tăng độ ẩm và dễ hấp thu.

Với các thuốc tan mạnh trong dầu mỡ như sulfamid, griseofulvin, phenytoin (trị động kinh và các cơn tâm thần vận động)... thì nên uống trong bữa ăn giàu chất béo. Phần lớn các thuốc kháng nấm ketoconazol nên uống trong bữa ăn để giảm bớt các hiện tượng không dung nạp đường tiêu hóa và cải thiện sự hấp thu, nhưng cần tránh uống rượu.

Các vitamin nhất là nhóm hòa tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K thì nên uống trong bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn để dầu mỡ có trong thức ăn giúp vitamin dễ hòa tan, cơ thể hấp thu tốt.

Các thuốc chống viêm hạ nhiệt giảm đau không steroid: aspirin, ibuprofen, ketoprofen, diclofenac, kèm với nguy cơ loét dạ dày, cần uống thuốc vào bữa ăn và không được uống rượu.

Các thuốc chống sốt rét như chloroquin (niraquin), proguanil (paludein), mefloquin (lariam): uống vào cuối bữa ăn để cải thiện sự dung nạp đường tiêu hóa.

Những thuốc cần uống xa bữa ăn

Thuốc kháng sinh tetracyclin dễ tạo phức với ion canxi hóa trị 2 (Ca 2+ trong thức ăn nhất là sữa), hay các cation kim loại khác có trong thức ăn làm biến đổi tính chất của thuốc mất tác dụng kháng sinh. Bởi vậy, cần uống tetracyclin và các biệt dược của nó cách xa bữa ăn (trước hoặc sau bữa ăn ít nhất 1,5 - 2 giờ).

Với thuốc kháng sinh ampicilin cũng dễ bị ức chế bởi thức ăn, không nên uống ngay sau bữa ăn; tuy nhiên, amoxycilin (chỉ định như ampicilin) thì không bị ức chế bởi thức ăn. Với đa số các kháng sinh nhóm macrolid (erythromycin, spiramycin, josamycin…) sự hấp thu sẽ tốt hơn nếu dùng xa bữa ăn và nên uống vào lúc đói; đối với erythromycin nên uống ngay trước bữa ăn. Cefalexin (ceporexin, reforal), oxacilin phải uống xa bữa ăn để hấp thu tốt hơn.

Những thuốc có tác dụng phụ gây nôn do cơ chế trung ương như opiat, thuốc chống ung thư... thì cần phải uống xa bữa ăn.

Thuốc nhuận tràng làm trơn (dầu paraffin) nên uống một lần vào buổi sáng, xa các bữa ăn để tránh cản trở hấp thu các vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K).

Những thuốc không liên quan với bữa ăn

Đó là những thuốc không bị thức ăn làm ảnh hưởng đến hấp thu hoặc phá hỏng, có thể uống vào lúc nào cũng được. Thí dụ, với các kháng sinh nhóm quinolon (norfloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin…) có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn, sự hấp thu không bị ảnh hưởng.

Amoxycilin (clamoxil) cũng vậy, có thể uống trong khi ăn hoặc ngoài bữa ăn. Thuốc tadalafil (chữa rối loạn cương dương) sự hấp thu thuốc không liên quan tới bữa ăn và thời điểm dùng thuốc, có thể uống tùy ý. Các thuốc tránh thai dạng uống có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn cũng được, nhưng cần phải uống vào giờ cố định sáng hoặc tối.

Để được hấp thu, một loại thuốc được dùng qua đường uống phải còn tồn tại qua các môi trường có pH thấp và các dịch bài tiết ở đường tiêu hóa bao gồm cả các enzym có khả năng phân huỷ. Các thuốc có bản chất peptid (ví dụ insulin) đặc biệt dễ bị phân hủy và không dùng được qua đường uống. Hấp thu các thuốc dùng qua đường uống thông qua quá vận chuyển qua màng tế bào biểu mô trong đường tiêu hóa. Sự hấp thụ bị ảnh hưởng bởi

  • Sự khác biệt về pH trong lòng ống dọc theo đường tiêu hóa

  • Diện tích bề mặt trên một thể tích lòng ống

  • Sự có mặt của mật và chất nhầy

  • Bản chất của màng biểu mô

Niêm mạc miệng có lớp biểu mô mỏng và hệ tuần hoàn phong phú, có lợi cho sự hấp thu; tuy nhiên, thời gian tiếp xúc với thuốc thường quá ngắn nên chỉ hấp thu được lượng thuốc nhỏ. Một loại thuốc đặt giữa nướu răng và má (dưới má) hoặc dưới lưỡi (đặt dưới lưỡi) được giữ lại lâu hơn nên sự hấp thu thuốc được tăng cường.

Dạ dày có bề mặt biểu mô tương đối lớn, nhưng lớp niêm mạc dày và thời gian vận chuyển qua dạ dày ngắn nên sự hấp thu bị hạn chế. Vì hầu hết sự hấp thu xảy ra ở ruột non nên làm rỗng dạ dày thường là bước để hạn chế tốc độ hấp thu. Thức ăn, đặc biệt là thức ăn giàu chất béo, làm chậm sự rỗng của dạ dày (và tốc độ hấp thu thuốc), điều này giải thích tại sao uống một số thuốc khi dạ dày rỗng có thể tăng tốc độ hấp thụ. Các thuốc ảnh hưởng đến việc làm rỗng dạ dày (ví dụ thuốc chống ký sinh trùng) ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu của các thuốc khác. Thức ăn có thể làm tăng sự hấp thu các thuốc hòa tan kém (ví dụ: griseofulvin), giảm hấp thu thuốc bị giáng hóa tại dạ dày (ví dụ penicillin G), hoặc có ít hoặc không có tác dụng.

Ruột non có diện tích bề mặt lớn nhất để hấp thu thuốc trong đường tiêu hoá, và màng của nó có khả năng thẩm thấu hơn màng dạ dày. Vì những lý do này, hầu hết các loại thuốc được hấp thu chủ yếu ở ruột non, và ngay cả các thuốc có bản chất axit cần tồn tại dưới dạng không ion hoá để đi qua các màng, được hấp thu nhanh hơn trong ruột so với trong dạ dày. Độ pH trong lòng ống ở tá tràng là 4 đến 5 nhưng dần dần trở nên kiềm hơn, tiến gần đến 8 ở hồi tràng. Hệ vi khuẩn ở đường tiêu hóa có thể làm giảm hấp thu. Giảm lưu lượng máu (ví dụ như sốc) có thể làm giảm gradient nồng độ qua niêm mạc ruột và giảm sự hấp thụ từ quá trình khuếch tán thụ động.

Thời gian vận chuyển thuốc qua đường ruột có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc, đặc biệt đối với các thuốc được hấp thu bằng vận chuyển tích cực (ví dụ vitamin B), hòa tan chậm (ví dụ như griseofulvin) hoặc phân cực (nghĩa là có độ hòa tan trong lipid thấp, ví dụ như một số thuốc kháng sinh).

Để tối đa hóa sự tuân thủ điều trị, bác sỹ lâm sàng nên kê đơn hỗn dịch uống và thuốc viên nhai cho trẻ <8>