Thực trạng tư vấn học đường hiện nay

Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác tham vấn học đường ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Phúc Yên

04/04/2017

Tham vấn học đường là một chuyên ngành tâm lý ứng dụng nhằm thực hiện công tác phát hiện sớm, phòng ngừa và can thiệp cho trẻ em - thanh thiếu niên trong các lĩnh vực nhận thức, học tập, hành vi, cảm xúc, xã hội ở môi trường học đường, gia đình và cộng đồng; đồng thời tham gia nghiên cứu, xây dựng, phát triển và lượng giá các chương trình dịch vụ tham vấn tâm lý học đường.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, xã hội nói chung và đời sống của con người đang ngày càng thay đổi. Cùng với sự thay đổi theo hướng tích cực ngày càng văn minh hơn, hiện đại hơn, thì cũng xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống tinh thần của con người. Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh THCS, vừa phải đối mặt với sự thay đổi về tâm sinh lý, vừa phải đối mặt với sự căng thẳng trong học tập, quan hệ với bạn bè, thầy cô, định hướng nghề nghiệp tương lai Nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Thực trạng trên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động học tập và sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của các em. Vì thế, nhu cầu được trợ giúp tâm lý là nhu cầu cần thiết của học sinh nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng.

Xuất phát từ những lí do trên, năm 2016, .đã thực hiện đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác tham vấn học đường ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Phúc Yên.

Hiện nay trên địa bàn thị xã Phúc Yên có 11 trường THCS và 02 trường phối hợp quản lý. Để đánh giá được thực trạng tổ chức hoạt động tham vấn học đường, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ở 05 trường: THCS Tiền Châu, THCS Hùng Vương, THCS Ngọc Thanh, THCS Phúc Yên, THCS Lê Hồng Phong. Việc tổ chức hoạt động tham vấn học đường đã được tổ chức thực hiện và đem lại những hiệu quả nhất định cho các em học sinh. Lực lượng tổ chức trực tiếp những hoạt động tham vấn học đường ở các trường hiện nay là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và cán bộ đoàn. Cách thức được giáo viên lựa chọn sử dụng nhiều nhất là đưa ra lời khuyên, giải pháp cho các em [chiếm 85.3%] và có ý kiến đóng góp cho giải pháp của các em [chiếm 75.6%].

Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động này chưa được đồng bộ nhất quán do chưa có kế hoạch tổ chức hoạt động tham vấn chung cho toàn trường. Đặc biệt, nhà trường chưa phát huy được việc phối hợp với gia đình trong việc giáo dục con cái thông qua hoạt động tổ chức các buổi nói chuyện với phụ huynh về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, trao đổi những vấn đề về giao tiếp, giáo dục con em. Hiệu quả tổ chức các hoạt động tham vấn học đường chưa được giáo viên và học sinh đánh giá cao do hiện nay việc tổ chức hoạt động này vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, 100% các thầy cô lựa chọn là không có phòng tham vấn học đường và nhân viên chuyên trách; chưa có kế hoạch cụ thể cho hoạt động tham vấn học đường [chiếm 86.1%]; giáo viên thiếu kiến thức và kỹ năng tham vấn học đường [chiếm 84.1%]; 90% giáo viên cho rằng giáo viên và học sinh không có thời gian giành cho hoạt động tham vấn; chưa có sự phối hợp của các lực lượng giáo dục [chiếm 75.2%]; có 33.6% giáo viên cho rằng cán bộ quản lý thiếu quan tâm đến hoạt động tham vấn.

Để nâng cao công tác tham vấn học đường ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Phúc Yên trong thời gian tới cần: Nâng cao nhận thức về hoạt động tham vấn cho cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh và các lực lượng khác trong nhà trường về công tác tham vấn học đường. Xây dựng kế hoạch hoạt động tham vấn trong nhà trường cụ thể theo từng năm học. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tâm lý học đường chuyên nghiệp để tổ chức các hoạt động tham vấn học đường. Tổ chức đa dạng các hoạt động tham vấn học đường cho học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh. Tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, cơ chế chính sách để tổ chức các hình thức tham vấn học đường đa dạng.

Qua việc nghiên cứu đề tài này, nhóm nghiên cứu mong muốn các nhà quản lý sẽ có cái nhìn toàn cảnh thực trạng về việc tổ chức hoạt động tham vấn trong nhà trường, từ đó có những quyết sách phù hợp để nâng cao hiệu quả và nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.

BT. Nguyễn Văn Công

In bài viết
Gửi Email
Các tin khác
  • Ngành Giáo dục Lập Thạch: Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh [31/03/2017]
  • Trường THPT Nguyễn Thái Học: Đón Bằng công nhận đạt chuẩn Quốc gia [27/03/2017]
  • Tổng Giám đốc WIPO gặp gỡ sinh viên trường Đại học Ngoại thương [24/03/2017]
  • Học sinh trung học khu vực phía Nam thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật [14/03/2017]
  • Bỏ tổ hợp khối C, các trường đại học Công an xét tuyển như thế nào? [28/02/2017]
  • Xét Tuyển Đại học 2017: Lo vỡ trận vì thí sinh ảo [27/02/2017]
  • Ứng dụng mô hình STEM trong giáo dục phổ thông [24/02/2017]
  • Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2017 cần lưu ý gì? [20/02/2017]
  • Vĩnh Phúc có 77 học sinh đoạt giải kì thi học sinh giỏi quốc gia năm 2017 [16/02/2017]
  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói chuyện với sinh viên ĐH FPT [14/02/2017]
Các tin đã đưa ngày:

Video liên quan

Chủ Đề