Thoái hóa hắc võng mạc là gì

Võng mạc là một lớp màng thần kinh rất mỏng nằm ở đáy mắt có vai trò cảm nhận ánh sáng của mắt sau đó chuyển thành tín hiệu thần kinh lên não để phân tích thành hình ảnh thấy được.

Cận thị nặng khiến trục nhãn cầu bị kéo dài ra hơn bình thường làm cho võng mạc bị kéo căng theo, lâu dần võng mạc mỏng đi và bị thoái hóa. Người bị cận thị từ -6 đi-ốp trở lên có nguy cơ cao bị thoái hóa võng mạc.

Quá trình này thường diễn ra trong âm thầm và ít có dấu hiệu rõ ràng để nhận biết bệnh sớm. Do đó khi cận nặng bạn nên đến bệnh viện 3 đến 6 tháng /lần để khám và kiểm tra soi đáy mắt giúp phát hiện bệnh kịp thời.

Võng mạc của người bị thoái hóa.

1.1 Triệu chứng của bệnh

Thoái hóa võng mạc cận thị không gây ra cảm giác đau đớn và thường khó nhận biết. Người bệnh sẽ gặp những triệu chứng như sau:

  • Mắt đột ngột xuất hiện hiện tượng ruồi bay.
  • Nhìn mờ ở một góc hoặc mờ hoàn toàn, thấy có quầng đen lan dần từ góc về trung tâm tầm nhìn.
  • Mắt bị giảm thị lực đột ngột, nhìn mờ dù không tăng độ cận.
  • Nhìn thấy điểm đen trước mắt.
  • Khó phân biệt màu sắc.
  • Bị hiện tượng song thị, nhìn một vật ra hai.
  • Hình ảnh bị biến dạng, méo mó, đường thẳng nhìn thành đường cong, uốn lượn.
    Hình ảnh mà người bị hiện tượng ruồi bay thấy.

Cách nhận biết trong những sinh hoạt thường ngày:

  • Cần nhiều ánh sáng hơn để đọc sách, báo và trong sinh hoạt thường ngày để nhìn rõ được sự tương phản của sự vật.
  • Mắt bị suy giảm thị lực, có tình trạng mờ, nhòe đi khi nhìn vào một vật hay người khác.
  • Đang đọc sách đột nhiên không nhìn thấy được chữ.
  • Không phân biệt màu sắc chính xác giữa 2 màu có 1 màu nhạt hơn.
  • Mắt khi nhìn vào những đường caro thấy đường thẳng thành đường cong, uốn vòng và mờ đi.
    Thị lực người bình thường [bên trái] và người bị thoái hóa võng mạc [bên phải].

1.2 Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Cận thị nặng là nguyên nhân chính gây ra bệnh thoái hóa võng mạc cận thị, ngoài ra một số yếu tố khác ở người cận làm tăng nguy cơ mắc bệnh này, cụ thể:

  • Người lớn tuổi: Nguy cơ cao ở người trên 50 tuổi.
  • Người có bệnh lý mãn tính: Đái tháo đường, tăng huyết áp.
  • Lối sống không lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, hút thuốc lá thường xuyên.
  • Môi trường làm việc: Người dành nhiều giờ làm việc, tiếp xúc với ánh sáng xanh của màn hình điện tử.
  • Di truyền: Gia đình có người từng mắc bệnh.
  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.

2. Hậu quả của thoái hóa võng mạc cận thị

Thoái hóa võng mạc khiến võng mạc mỏng, yếu đi, lâu dần có thể gây ra biến chứng như bong rách võng mạc. Biến chứng nguy hiểm này có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

Trục nhãn cầu dài khiến võng mạc bị kéo giãn dần dần mất kết dính và bong ra, thậm chí gây rách võng mạc làm kèm theo xuất huyết nội nhãn. Bong rách võng mạc có thể có một số triệu chứng đi kèm như đột ngột thấy hiện tượng ruồi bay, suy giảm thị lực đột ngột, thấy những chấm đen nhỏ như mưa bồ hóng,... nhưng cách tốt nhất vẫn là khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

Bong, rách võng mạc, xuất huyết nội nhãn do thoái hóa võng mạc cận thị.

3. Cách điều trị thoái hóa võng mạc do cận thị

Điều trị thoái hóa võng mạc do cận thị hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do không có bất kỳ loại thuốc nhỏ, thuốc uống hay phương pháp phẫu thuật nào có thể làm ngăn chặn hoặc thay đổi sự dài ra của trục nhãn cầu, sự mỏng dần đi của võng mạc do cận thị nặng.

Để ngăn ngừa thoái hóa võng mạc cận thị phát triển gây bong rách võng mạc người bệnh sẽ được điều trị phòng ngừa bằng laser quang đông đáy mắt. Tác dụng của phương pháp này là làm tăng sự kết dính của vùng võng mạc với hắc mạc để ngăn ngừa nguy cơ mất thị lực do bong võng mạc.

Võng mạc được điều trị bằng phương pháp laser quang đông.

4. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Điều trị thoái hóa võng mạc tốn nhiều thời gian, tiền bạc mà thị lực có thể không được hồi phục tốt nhất nếu để bệnh diễn biến quá nặng. Do đó bạn cần phòng tránh bệnh thoái hóa võng mạc ở người cận thị ngay từ bây giờ:

  • Ngăn ngừa cận thị tiến triển: Chăm sóc mắt, không để mắt bị làm việc quá tải, đeo kính đúng độ, thời gian đeo kính thích hợp với mắt.
  • Chế độ sinh hoạt khoa học: Cần duy trì thói quen học tập, làm việc khoa học, dùng kính chống ánh sáng xanh để bảo vệ mắt, hạn chế thời gian tiếp xúc với màn hình điện tử.
  • Bảo vệ mắt trước môi trường: Mắt cận cần dùng thêm thuốc nhỏ phù hợp, bảo vệ mắt khi ra ngoài, khi làm việc ở nơi nhiều khói bụi không tốt cho mắt.
  • Vệ sinh mắt đúng cách: Không dùng tay để dụi mắt, không dùng nước bẩn để rửa mắt, dùng nước và khăn lau sạch để vệ sinh vùng mắt.
  • Khám mắt định kỳ: Khám mắt mỗi 3 - 6 tháng /lần sẽ giúp phát hiện bệnh kịp thời, theo dõi và kiểm soát sự phát triển của cận thị để có hướng điều trị thích hợp.
  • Kiểm soát bệnh mãn tính: Người có các bệnh tiểu đường và huyết áp cao cần kiểm soát tốt để bệnh không diễn biến xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
    Khám tổng quát, soi đáy mắt định kỳ 6 tháng /lần.

Trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về thoái hóa võng mạc cận thị. Cận thị nặng biến chứng nhiều bệnh lý nguy hiểm cho mắt do đó cần kiểm soát và chăm sóc tốt ngay từ khi độ cận thấp. Nếu bạn yêu thích và thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ đến với mọi người nhé!

Thế nào là thoái hóa võng mạc?

Thoái hóa võng mạc là thuật ngữ nhằm ám chỉ các tổn thương của lớp tế bào võng mạc trong mắt, trong đó thoái hóa điểm vàng là thể bệnh nguy hiểm nhất của thoái hóa võng mạc. Nguyên nhân thoái hóa võng mạc thường gặp là các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường hoặc tăng huyết áp.

Tại sao bị thoái hóa võng mạc?

Nguyên nhân gây thoái hóa võng mạc là do mắc một số bệnh lý như: Đái tháo đường và tăng huyết áp làm hạn chế máu lưu thông vào võng mạc và gây thiếu máu võng mạc. Các rối loạn mạch máu ở võng mạc: tắc động mạch trung tâm võng mạc, tắc tĩnh mạch võng mạc, thiếu máu, viêm mạch, dị dạng mạch máu…

Thoái hóa võng mạc nên ăn gì?

– Người mắc thoái hóa võng mạc cần bổ sung các chất đạm từ hạt ngũ cốc, thịt động vật, vitamin A, vitamin C, vitamin E, Lutein, Zeaxanthin… – Hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn để tránh hấp thu nhiều dầu mỡ, cholesterol khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Thoái hóa võng mạc chủ biên là gì?

Thoái hóa võng mạc chu biên là một bệnh lý về mắt, xảy ra chủ yếu ở người trưởng thành do sự thoái hóa của mô võng mạc hoặc sự lắng đọng của một chất bất thường trong võng mạc khiến mắt bị giảm thị lực trầm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Chủ Đề