Thép đã tôi thế đấy nghĩa là gì

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu các đại biểu tham dự hội nghị - những cán bộ nòng cốt, hạt nhân của Đảng, vốn quý của cách mạng, những người con ưu tú của nhân dân phải làm sao giữ cho được, làm cho đúng theo tư cách, đạo đức, danh dự của người đảng viên, người cán bộ cách mạng, đặc biệt là những người lãnh đạo.

Thép đã tôi thế đấy nghĩa là gì

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trích dẫn câu nổi tiếng rất xúc động, sâu sắc của nhân vật Pavel Korchagin trong truyện "Thép đã tôi thế đấy" - một tác phẩm nổi tiếng, một cuốn sách "gối đầu giường" của thanh niên, thiếu niên hồi những năm 60 - 70 của nhà văn Liên Xô (cũ) Nikolai A.Ostrovsky: "Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh, lúc đó thép trở nên không hề biết sợ".

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh với các đại biểu tham dự Hội nghị: "Tôi được biết, các đồng chí ngồi đây hầu hết đều đã ít nhiều được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn và được học hành khá cơ bản. Tôi tin rằng các đồng chí có đủ trình độ, bản lĩnh, dũng khí để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nói như Pavel: "không hề biết sợ".

Thép đã tôi thế đấy nghĩa là gì

Tác phẩm "Thép đã tôi thế đấy" (Ảnh: NXB Văn học)

"Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, bởi vì, đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí; để khỏi phải hổ thẹn vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, mang tai, mang tiếng, mọi người khinh bỉ; để trước khi nhắm mắt xuôi tay, có thể tự hào rằng: Ta đã sống có ích, đã mang tất cả đời ta, tất cả sức ta hiến dâng cho sự nghiệp cao quý nhất trên đời: Vì vinh quang của Tổ quốc, của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, của con người; để con cháu chúng ta mai sau mãi mãi biết ơn, kính trọng, học tập và noi theo".

Kiên quyết đấu tranh quét sạch chủ nghĩa cá nhân

Trong bài phát biểu tại Hội nghị cán bộ toàn quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng nhắc lại câu nói của Bác Hồ về tư cách của người cách mạng: "Trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết, Bác nhắc nhở phải luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, coi chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù hung ác, là thứ giặc nội xâm dù nó không mang gươm, mang súng. Sinh thời, Người đã viết một tác phẩm bất hủ, đó là bài "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân".

Bác nhấn mạnh: Chủ nghĩa cá nhân là một thứ gian giảo, xảo quyệt; nó kéo người ta xuống dốc không phanh, làm hư hỏng con người, băng hoại đạo đức; phải kiên quyết đấu tranh quét sạch nó đi; và bản thân Bác, chính Bác đã thực hiện, đã nêu gương, làm cho Bác trở thành một bậc vĩ nhân, lãnh tụ vĩ đại được toàn Đảng, toàn dân, bạn bè quốc tế kính phục, yêu quý.

"Tôi nhớ sau khi Bác mất, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã viết rất sâu sắc lời bình trong bộ phim "Hồ Chí Minh - chân dung một con người" (nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Bác): "Trên ngực áo này không một tấm huân chương; dưới làn áo mỏng này có một trái tim!". Còn nhà thơ Tố Hữu thì ca ngợi: "Mong manh áo vải hồn muôn trượng. Hơn tượng đồng phơi những lối mòn!" - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ.

Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất. Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân. Tất cả vì sự nghiệp chung. Đấy mới là người cộng sản chân chính.

là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học Nga Xô Viết. Suốt hơn tám mươi năm kể từ lần xuất bản đầu tiên (1932) đến nay, dù trải qua nhiều biến cố, nhưng cuốn tiểu thuyết về người thanh niên Pavel Korsaghin với lí tưởng cao đẹp và ước mơ hiến dâng tuổi thanh xuân cho quê hương, đất nước vẫn được bạn đọc mến mộ và trân quý.

Thép đã tôi thế đấy nghĩa là gì

Cuốn tiểu thuyết đặc biệt được viết bởi một con người đặc biệt, trong một hoàn cảnh đặc biệt. Tác giả Nikolai Ostrovsky là thương binh, bệnh binh nặng, bị hỏng mắt và nằm liệt giường. Không chịu khuất phục số phận, ông đã miệt mài viết những dòng nhiệt huyết của trái tim tuổi trẻ cho đến tận hơi thở cuối cùng. Hẳn là tác giả phải có một sức mạnh tinh thần rất to lớn, đó là sức mạnh của người chiến sĩ cách mạng không chịu khuất phục trước khó khăn thử thách của cuộc đời. Cho dù bị tàn phế, đau đớn thân thể đến cùng cực, ông vẫn vươn lên phấn đấu để viết nên cuốn tiểu thuyết này. Ông đúng là một con người, một chiến sĩ vĩ đại.

"Thép đã tôi thế đấy" đã một thời được coi là cuốn sách gối đầu giường của bao thế hệ thanh niên Việt Nam. Nhân vật Paven là một hình ảnh điển hình sâu sắc và là sự thể hiện trong sáng bằng nghệ thuật lịch sử của người thanh niên Xô Viết, sự thể hiện những phẩm chất chính trị, tinh thần cao quý, lòng trung thành sâu sắc của người thanh niên Xô Viết đối với Đảng, Tổ quốc, nhân dân. Sức mạnh và tính hấp dẫn của hình ảnh Paven chính là ở chỗ trong con người Paven đã tổng hợp được những phẩm chất tốt đẹp nhất và điển hình nhất của thanh niên Xô Viết thời ấy. Pavel là một thanh niên, được tôi luyện, được nung rèn trong lò lửa của cách mạng và đã vượt qua được nhiều khó khăn, cực khổ. Tác phẩm lột tả được niềm tự hào đã vượt qua những thử thách cam go, sức mạnh của niềm tin và khát khao được sống, được cống hiến, được bùng cháy trọn vẹn ngọn lửa đời mình cho tổ quốc, cho cách mạng. Tác phẩm đã truyền lại được cho những độc giả là thanh niên ngọn lửa và chất thép hào hùng, một thứ rất cần thiết trong hành trang vào đời các bạn trẻ để họ có thể sống một cuộc sống có ý nghĩa. Đây là tác phẩm được coi là đặt nền móng cho văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.

“Thép đã tôi thế đấy” là cuốn tiểu thuyết viết trong thời kỳ Stalin. Pavel Korchagin là nhân vật chính của tác phẩm. Ostrovsky đã xây dựng thành công nhân vật này (chính là hóa thân của tác giả), khiến cho độc giả nhiều nơi trên thế giới yêu quí nhân vật Pavel và phương châm sống của Pavel cũng đã trở thành phương châm sống của nhiều thanh niên thế hệ Pavel: "Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người...".

Ngày nay, khi đọc tác phẩm theo quan điểm mới, rộng rãi hơn, nhiều người cho rằng, cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại chính là cuộc đấu tranh với đói nghèo và bệnh tật, với dốt nát và vô chính phủ, với chuyên quyền và độc tài... Cuốn tiểu thuyết đã được dịch ra hơn 70 thứ tiếng và in ra ở hơn 80 nước, trong đó có Việt Nam.

Năm 1954, lần đầu tiên ở Việt Nam, tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Xô Viết Nicôlai Ôxtrovxki “Thép đã tôi thế đấy” được dịch sang tiếng Việt. Thời gian ấy, trong các chiến hào Điện Biên Phủ mù mịt đạn bom, khói lửa, các chiến sĩ của chúng ta đã chuyền tay nhau bản dịch tóm lược tác phẩm này với cái tên “Luyện thành gang thép”. Và trong suốt 60 năm qua, tác phẩm này đã trở thành cuốn sách gối đầu của nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam...

Giá trị lớn nhất về tư tưởng của tác phẩm là ở chỗ thông qua hàng loạt điển hình sinh động về người cộng sản và qua các biến cố lịch sử to lớn tác giả đã đặt ra và giải quyết hàng loạt vấn đề quan trọng làm xúc động lòng người. Đó là vấn đề MỤC ĐÍCH và Ý NGHĨA CUỘC SỐNG (Tồn tại hay không tồn tại?), vấn đề rèn luyện ý thức và lý tưởng cộng sản, vấn đề của lao động sáng tạo trong thời đại mới, vấn đề quan hệ giữa tình yêu và lý tưởng cách mạng, vấn đề vượt qua và chiến thắng những bất công trong cuộc sống… vì vậy tiểu thuyết có một hệ thống chủ đề phong phú. Nhân vật trung tâm Pavel Corsaghin với những niềm vui và cả bất hạnh, những tình cảm cao đẹp, những chiến công tuyệt vời… đã chứng mình hùng hồn cho chân lý "Mục đích cao đẹp nhất trên đời là góp phần vào cuộc đấu tranh cải tạo thế giới tốt đẹp hơn”. Và đó cũng là hạnh phúc lớn lao nhất của con người trong thời đại mới. Pavel và các bạn của anh đã vừa chiến đấu vừa hiến dâng nhiệt tình vừa sống cho sự nghiệp cách mạng, vừa đấu tranh để đạt tới tình yêu chân chính và hạnh phúc gia đình…

Qua việc miêu tả cuộc đời Pavel, tác phẩm thể hiện sự hòa hợp giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân và xã hội. Bên cạnh hình tượng Pavel, nhà văn đã sáng tạo ra hàng loạt hình tượng về hai thế hệ những chiến sĩ cách mạng. Thuộc thế hệ những người Bônsêvich lão thành nổi bật hơn cả là những hình tượng: Giukhơsai, Đôlennhic, Tôcarếp, chính ủy Klimme, Akim… Trong thế hệ những người trẻ có: Anh em Xécgây và Valia, Giácki, Kita, Pancratốp… Ta thấy không chỉ có Pavel mới là thép mà cả những con người mang tầm vóc thời đại kia cũng là thép. Người thợ rèn thép ấy chính là Đảng Bônsêvich, là những cuộc chiến cam go ở tiền tuyến và cả hậu phương. Trong chiến tranh cũng như công tác xây dựng Đảng đã tập dần cho họ thói quen biết chiến thắng và cả chiến bại bằng chính sức mạnh của đôi chân và của cả tập thể.

“Thép đã tôi thế đấy” được sáng tác trong thời kì của những cuộc đấu tranh giai cấp đang diễn ra hết sức dữ dội trên thế giới, thời kì mà lý tưởng là nguồn sống, là sức mạnh đối với rất nhiều thanh niên trẻ trong xã hội. Cuốn sách cực kì xuất sắc trong việc giáo dục tư tưởng đấu tranh gian khổ và những hy sinh cao cả thời kì chiến tranh của thế kỉ trước. Nhưng nay, xã hội của hòa bình, bác ái giá trị tư tưởng ấy vẫn còn vẹn nguyên. “Thép đã tôi thế đấy” giải quyết cho chúng ta vấn đề nhân sinh quan mới, dạy chúng ta biết yêu, biết ghét một cách chính xác và sâu mạnh, khơi lên ở chúng ta những tình cảm lớn, xây dựng cho chúng ta một tình yêu trong sáng. “Thép đã tôi thế đấy” còn là một kho báu kinh nghiệm cách mạng rất thực tế để nhìn cho sáng hơn vấn đề mới mà cuộc sống đề ra cho một tập thể và mỗi con người, để thực hiện: “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy” hiện đang được phục vụ tại Thư viện tỉnh Yên Bái:

  1. Phòng phục vụ Thiếu nhi: Cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy” của tác giả Nikolaia.Ostrovsky, dịch giả: Thép Mới và Huy Vân, được Nxb Kim Đồng ấn hành năm 2016, 422 trang/tập (2 tập), khổ 18.5x12.5 cm.
  1. Phòng Đọc, Phòng Mượn người lớn:

- Cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy” (tái bản lần 2) của tác giả Nikolaia.Ostrovsky, dịch giả: Thép Mới và Huy Vân, được Nxb. Trẻ ấn hành năm 1999 (Q.1: 370 trang; Q.2: 395 trang), khổ 19 cm.

- Cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy” (tái bản) của tác giả Nikolaia.Ostrovsky, dịch giả: Thép Mới và Huy Vân, được Nxb Văn học ấn hành năm 2009, 475 trang, khổ 21cm.