Theo em, có nên thay thế cụm từ “ta với ta” thành “tôi với bạn” không? vì sao?

Tổng hợp danh sách các bài hay về chủ đề Đọc Hiểu Văn Bản Bạn Đến Chơi Nhà xem nhiều nhất, được cập nhật nội dung mới nhất vào ngày 03/06/2022 trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong các bài viết này sẽ đáp ứng được nhu cầu mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật lại nội dung Đọc Hiểu Văn Bản Bạn Đến Chơi Nhà nhằm giúp bạn nhận được thông tin mới nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến nay, chủ đề này đã thu hút được 7.920 lượt xem.

--- Bài mới hơn ---

  • Bài Thơ Bạn Đến Chơi Nhà
  • 4 Quy Định Mới Liên Quan Đến Mọi Cán Bộ, Công Chức Từ 1/7/2019
  • Văn Bản Mới Liên Quan Đến Cán Bộ, Công Chức Sẽ Được Áp Dụng Từ Ngày 1/7/2019
  • Nhiều Văn Bản Mới Liên Quan Đến Cán Bộ, Công Chức Sẽ Chính Thức Được Áp Dụng Từ Ngày 1/7/2019
  • Tx.thuận An: Quan Tâm Kiểm Tra Các Văn Bản Liên Quan Đến Cải Cách Hành Chính
  • Tiết 30: Đọc hiểu văn bản:

    BẠN ĐẾN NHÀ CHƠI

    I. Đọc chú

    thích

    1.Đọc:

    Gọi HS đọc 2. Chú thích:

    ? Nêu hiểu biết của em về

    tác giả Nguyễn Khuyến?

    – Bài thơ có lẽ được viết

    vào thời gian tác giả sống

    ở làng quê khi bạn đến

    thăm

    ? Bài thơ được làm theo

    thể thơ gì? Kết cấu?

    – Cuối Thế kỷ XIX – Đầu XX, học

    giỏi, đỗ đầu 3 kỳ thi – “Tam

    nguyên Yên Đổ”

    – Trừ 12 năm làm quan, còn lại

    sống thanh bạch ở làng quê.

    – Là nhà thơ nổi danh nhất với

    mảng đề tài nông thôn.

    *

    HS

    : – Đọc bài thơ…

    – Nước cả, khôn, rốn

    Tác giả

    ” Nhà thờ của

    lảng cảnh Việt

    Nam, nhà thơ

    của dân tình” Hoạt động 2 II. Đọc hiểu

    văn bản

    ? Cách mở đầu bài thơ của

    Nguyễn Khuyến có gì thú

    vị qua giọng điệu và nhịp

    thơ? Qua đó,em hiểu được

    điều gì về tâm trạng nhà

    *

    HS

    : Đọc 2 câu đề:

    – Nhịp 4/3 đ Lời chào giản dị chân

    tình, tiếng reo vui hồ hởi phấn

    chấn khi bạn tới thăm

    – Rất vui mừng, không lẽ nghi

    1 Câu đầu

    thơ. Khi có bạn tới thăm

    snhà?

    * Giảng: – Câu thơ mở đầu

    1 cách hết sức tự nhiên

    như 1 lời nói thường ngày.

    cách biệt.

    ? Câu thơ thứ 2 nhà thơ

    nêu lên vấn đề gì? nhằm

    mục đích gì?

    – Đùa vui bằng cách nêu lên 1 tình

    thế oái oăm, lời phân bua hữu tình

    khởi đầu cho nụ cười vui giữa đôi

    bạn tri kỷ.

    Hoạt động 3

    ? Vì sao nói đây là 1 trong

    những bài thơ hay nhất về

    tình bạn?

    – Ca ngợi tình bạn chân thành,

    mộc mạc, tràn ngập niềm vui dân

    dã.

    III. Luyện tập

    – Tạo tình huống bất ngờ, thú vị

    – Giọng thơ chất phác, hồn nhiên,

    ẩn sau câu chữ là ánh mắp lấp

    lánh nheo cười hồn hậu của nhà

    thơ.

    ? Ngôn ngữ bài thơ và

    đoạn sau phút chia ly có gì

    khác?

    – Ngôn ngữ đời thường

    – Ngôn ngữ bác học

    đ Đều đạt đến trình độ kết tinh

    hấp dẫn

    D* Về nhà:

    1. Có ý kiến cho rằng bài thơ không chỉ ca ngợi tình bạn mà còn

    gợi ra không khí làng quê, vườn xanh, cây trái làng quê Việt Nam thật tài tình.

    Cho biết ý kiến của em.

    2. Soạn bài : “

    Xa ngắm thác Núi Lư”

    --- Bài cũ hơn ---

  • Đọc Hiểu Văn Bản: Bạn Đến Chơi Nhà
  • Liên Quan Đến Bảo Hiểm Thất Nghiệp: Sẽ Hoàn Thiện Các Quy Định Pháp Lý
  • Các Vấn Đề Liên Quan Đến Bảo Hiểm Thất Nghiệp
  • Tổng Hợp Văn Bản Mới Liên Quan Đến Bảo Hiểm Xã Hội Tháng 11/2018
  • Thạnh Phú Triển Khai Các Văn Bản Liên Quan Đến Bảo Hiểm Xã Hội
  • --- Bài mới hơn ---

  • Đọc Hiểu Văn Bản: Bạn Đến Nhà Chơi
  • Bài Thơ Bạn Đến Chơi Nhà
  • 4 Quy Định Mới Liên Quan Đến Mọi Cán Bộ, Công Chức Từ 1/7/2019
  • Văn Bản Mới Liên Quan Đến Cán Bộ, Công Chức Sẽ Được Áp Dụng Từ Ngày 1/7/2019
  • Nhiều Văn Bản Mới Liên Quan Đến Cán Bộ, Công Chức Sẽ Chính Thức Được Áp Dụng Từ Ngày 1/7/2019
  • ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

    PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

    Xin chú ý đây là bạn đến chơi nhà chứ không phải khách. Khách thì thường phải khách khí đôi chút, không như bạn. Bạn là những người thích chơi với nhau, thông cảm nhau, giúp đỡ nhau, kính trọng nhau, nhưng cũng xuê xoa với nhau. Có thứ bạn ngày nào ta cũng gặp, lại có thứ bạn vì hoàn cảnh lâu lắm mới thấy đến nhà. Người bạn ở đây thuộc loại sau, đặc biệt đến chơi khi nhà thơ không còn làm quan nữa.

    Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

    Đã bấy lâu nay là một khoảng thời gian dài mà khi nói hẳn nhà thơ đã tính với lần đến trước. Bác là cách xưng hô vừa thân mật, vừa trân trọng [chẳng hạn : Bác già tôi cũng già rồi Biết thôi, thôi thế, thì thôi mới là, Muốn đi lại tuổi già thêm nhác, Trước ba năm gặp bác một lần – Khóc Dương Khuê]. Câu thơ ở đây nghe như một lời chào, một tiếng reo vui.

    Nhưng cái thời điểm bạn đến chơi lúc này mới oái oăm làm sao !

    Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

    Câu thơ báo hiệu một tình huống khó xử, nhưng cũng thể hiện tấm lòng đối với bạn : bạn lâu mới đến thăm thì việc đầu tiên là nghĩ đến chuyện thết bạn thật nhiều, thật ngon. Bốn câu thơ tiếp theo, câu nào cũng nghĩ đến các thứ có thể tiếp bạn mà không được, gần như một cuộc tổng duyệt các thứ sản vật có trong nhà :

    Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

    Cái thú của mấy câu này là tỏ cho thấy cái gì cũng có mà không có gì, không có gì mà vẫn có. Có gà, có cá, có cải, có cà, có bầu, có mướp, có ao, có vườn, cỏ thể nói là nhà cũng phong lưu, khá giả đấy chứ! Có người nhận xét các thứ có ấy gợi lên một không khí điền viên, quê kiểng rất thân thiết, đầm ấm. Nhưng có mà chẳng có gì, bởi vì không đúng lúc, đúng thời vụ. Đến cả miếng trầu là đầu câu chuyện nhà thơ cũng không có. Cái này thì tác giả lại thừa nhận là không có, kể cũng lạ :

    Đầu trò tiếp khách, trầu không có

    Cái sự không có của tác giả đến đây là cao trào, ở làng quê, cây cau, dây trầu, miếng vỏ lảm sao lại không có, huống nữa, lại là đối với một ông đi đâu giở những cối cùng chày như Nguyễn Khuyến, thì làm sao mà không có được ? Nhưng tất cả cái sự không có ấy được cường điệu lên tới cực đại để mà nói lên cái thứ luôn luôn sẵn có để dành cho bạn : ấy là tấm lòng.

    Bác đến chơi đây, ta với ta.

    Ta với ta hiểu nhau, ta với ta quý nhau, ta với ta là tất cả ! Phải chăng ở đây có sự tác động của nguyên tắc hữu vô tương tác : đẩy cái vô [không] cho đến tận cùng để cái hữu [có] hiện lên với tất cả sức nặng ? Phải nói rằng khi đấy cái vô lên tận cùng thì bài thơ đã ở vào cái thế chông chênh. Cái gì cũng không có thì lấy gì để tỏ tình bạn ? Câu kết bất ngờ đã cân lại tất cả, lập lại thế cân bằng. Câu kết vì vậy có một sức nặng tình cảm rất lớn. Bài thơ tự nhiên làm ta liên tưởng tới bài Ngắm trăng trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh sau này :

    Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

    Nhà thơ Hồ Chí Minh cũng gặp một cảnh tương tư : bạn trăng đã đến, nhưng trong tù không rượu cũng không hoa, biết làm sao đây? Giải pháp cuối cùng là tấm lòng đối với tấm lòng : người ngắm trăng, trăng ngắm người, vượt cao lên trên mọi thiêu thốn.

    Thế mới biết giải pháp của Nguyễn Khuyến cũng là giải pháp muôn thuở của con người. Ví dù mâm cơm thịt cá ê hề, mà tình cảm lanh nhạt, tiếp đón chiêu lệ, thì phỏng còn có thú vị gì ? Trong bài thơ nầy, nói là chẳng có gì, nhưng tấm lòng muốn đãi bạn tất cả đã hiện lên rất rõ.

    Nhưng đây là một bài thơ đùa vui. Người đọc chớ quá thật thà, nghĩ rằng nhà thơ để bạn ngồi nói chuyện suông rồi tiễn bạn ra về. Cũng đừng tưởng rằng nhà Nguyễn Khuyến rất giàu có. Rất có thể bài thơ là lời đùa vui, một chút cường điệu duyên dáng trước bữa cơm không được thinh soạn như ỷ, là lời tự khiêm để bộc bạch tấm lòng thành.

    Còn có một điều lạ nữa là trong các thứ được nghĩ đến để mời bạn ở đây lại không thấy có rượu, một thứ mà từ Đỗ Phủ đến Hồ Chí Minh, và cả Nguyễn Khuyến trong các trường hợp khác không thể không nhắc đến : Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mím ! [Khóc Dương Khuê], Rượu tiếng rằng hay… [Thu ẩm]. Nhưng ai cũng biết, một bài thơ tám câu không phải cái gì cũng nói hết được, và chúng ta, những người đọc, không phải cái gì cũng hiểu hết được. Biết đâu trong mâm, rượu đã sẵn rồi !

    Đặc sắc của bài thơ là lời thơ luật mà diễn đạt như lời nói thường, lời khẩu ngữ : Đã bấy lâu nay, bấc tới nhà, Trẻ thời đi vắng,-, chợ thời xa… cải chửa ra cây, cà mới nu, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa… Bác đến chơi đầy, ta với ta. Lời thơ tự nhiên như là xuất khẩu thành chương, tưởng như không có chút dụng công nào. Đặc sắc thứ hai là tạo một thế chênh vênh, sáu câu nói tới cái không có, để rồi dùng một câu kết bất ngờ cân bằng lại tất cả, biến những câu thơ về cái không có trở thành vô nghĩa, không quan trọng, và đề cao cái ta với ta ấm áp, thân tình.

    [Trần Đình sử, Đọc văn – học văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001]

    VĂN BẢN ĐỌC THÊM

    TỰ TRÀO

    Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng Cờ đương dở cuộc không còn nước Bạc chửa thâu canh đã chạy làng Mở miệng nói ra gàn bát sách Mềm môi chén mãi tít cung thang Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.

    [Nguyễn Khuyến]

    --- Bài cũ hơn ---

  • Liên Quan Đến Bảo Hiểm Thất Nghiệp: Sẽ Hoàn Thiện Các Quy Định Pháp Lý
  • Các Vấn Đề Liên Quan Đến Bảo Hiểm Thất Nghiệp
  • Tổng Hợp Văn Bản Mới Liên Quan Đến Bảo Hiểm Xã Hội Tháng 11/2018
  • Thạnh Phú Triển Khai Các Văn Bản Liên Quan Đến Bảo Hiểm Xã Hội
  • Các Văn Bản, Biểu Mẫu Liên Quan Đến Bảo Hiểm Xã Hội
  • --- Bài mới hơn ---

  • Luật Xây Dựng Và Văn Bản Hướng Dẫn Công Trình Xây Dựng
  • Bài Thơ: Bếp Lửa [Bằng Việt
  • Đọc Hiểu Văn Bản “bếp Lửa”
  • Bài Cảm Thụ Văn Bản Bếp Lửa Của Bằng Việt
  • Phân Tích Bài Thơ Bếp Lửa Của Bằng Việt, 6 Bài Văn Mẫu Hay, Mở Bài, T
  • Văn bản:

    BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

    Bạn đến chơi nhà là bài thơ trữ tình viết về tình bạn của Nguyễn Khuyến.

    Người đọc cảm nhận được nụ cười hóm hỉnh và tấm lòng đôn hậu của cụ Tam Nguyên gửi gắm từng chữ, từng lời trong bài thơ. Bài thơ đã sử dụng bút pháp trào lộng, nói quá lên để cười vui, nhưng ẩn sau đó là một tấm lòng chân thành, một quan niệm rất đẹp về tình bạn.

    Một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu tâm giao, chân tình, một tấm lòng hiền hậu, đẹp đẽ. Nhà thơ đã giấu một nụ cười hóm hỉnh, vui tươi, đằm thắm, chân tình… Bài thơ có một vẻ đẹp dung dị bởi những lời thơ thuần Việt mộc mạc, nhuần nhị, hồn nhiên.

    Nhà thơ đã sử dụng rất thành thạo các tính từ [sâu, cả, rộng, thưa], các trạng từ chỉ tình huống: [khôn, khó] và chỉ sự tiếp diễn hành động mới, vừa, đương] hô ứng, bổ trợ nhau tạo nên nụ cười hóm hỉnh, chứa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiết.

    Nguyễn Khuyến đã phá bỏ sự ràng buộc niêm luật của thơ Đường mà tạo nên một kết cấu riêng gồm ba phần [mở bài: giới thiệu tình huống, thân bài: trình bày hoàn cảnh, kết bài: khẳng định quan niệm về tình bạn], không theo bố cục: đề, thực, luận, kết.

    II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Bài Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao?

    * Bạn đến chơi nhà cũng là bài thơ Đường luật, 8 câu 7 chữ = 56 chữ.

    – Vần: âm a vần bằng được hiệp vần với tiếng cuối của các câu: 1 [nhà], 3 [cá], 4 [gà], 6 [hoa], 8 [ta].

    Athena4me.com – Đối: giữa các câu 3 – 4 và 5 – 6:

    + Đối ý: ý tưởng chào mời, tiếp khách và khả năng tiếp bạn.

    + Đối chữ: đối thanh, tiếng bằng đối với tiếng trắc và ngược lại. Từ ngữ cùng loại với nhau.

    Ao sâu – vườn rộng [cùng cụm danh từ] Chài cá – đuổi gà [trắc – bằng – cụm động từ] Cải – bầu [trắc – bằng – cùng danh từ]

    Nụ – hoa [trắc – bằng – cùng danh từ] 2. Phân tích các tình huống của bài thơ để trả lời các câu hỏi:

    a. Theo nội dung câu đầu, nhà thơ phải tiếp đãi bạn thế nào?

    Câu thơ nói về một cuộc đến chơi của người bạn. Nguyễn Khuyến không có đủ các thứ để tiếp bạn theo ý muốn. Đằng sau sự việc đơn giản đó là một tình cảm đẹp, một tấm lòng, một quan niệm về tình bạn. Câu thơ cho biết hai người ít gặp nhau [đã bấy lâu], Nguyễn Khuyến gọi bạn là bác [xưng hô có ý tôn xưng thân mật]. Bạn đến thăm Nguyễn Khuyến ở nhà chứ không phải là dinh quan. Phải quý nhau lắm mới đến tận nhà thăm hỏi nhau như vậy.

    b. Hoàn cảnh tác giả như thế nào? Từ câu hai đến câu bảy, cụ nói với bạn như giãi bày một nỗi băn khoăn, một thoáng ái ngại và bối rối của mình khi nhà có khách.

    “Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”. Cái nan giải đầu tiên là không có người giúp việc đi chợ mua sẵn thức ăn để làm cơm đãi khách.

    “Ao sâu nước cả khôn chài cá”,

    “Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà”. Nghĩ đến khả năng nhà có sẵn, nhưng làm sao mà thực hiện được?

    “Cải chửa ra cây, cà mới nụ”,

    “Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”. Lại nghĩ đến “cây nhà lá vườn” có khả năng hái lượm được chúng nhưng “cải chửa ra cây … mướp đương hoa”. Tình huống khó xử, bất lợi lại càng bất lợi và lúng túng .

    Đến đây thì mâm cơm đãi khách không còn khả năng thực hiện. c. Cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì?

    “Bác đến chơi đây ta với ta”. Như vậy là bạn tri âm, tri kỉ lâu ngày mới gặp nhau chỉ còn là sự đối diện “ta với ta”.

    Trong câu thơ này, “ta” là hai người, nhưng “ta” cũng là “một” thể thống nhất. Điều đó vừa nói được việc chơi “suông” không vật chất, vừa nói đến sự gần gũi gắn bó chan hoà của hai người bạn.

    Athena4me.com Tam Nguyên Yên Đổ đã vượt được “tình huống ” ngặt nghèo để tiếp bạn với tất cả tấm thịnh tình sẵn có. Tấm lòng, tình cảm của Nguyễn Khuyến và người bạn còn được hậu thế nhớ mãi và trân trọng. Tình bạn – điều cốt yếu nhất là tình cảm chân thành! III. LUYỆN TẬP

    a. So sánh ngôn ngữ thơ ở bài Bạn đến chơi nhà với ngôn ngữ thơ dịch Chinh phụ ngâm:

    Ta thấy có sự khác nhau giữa hai phong cách ngôn ngữ: – Chinh phụ ngâm là ngôn ngữ bác học.

    – Bạn đến chơi nhà là ngôn ngữ đời thường, nhưng cả hai bên đều đạt đến độ kết tinh, rất hay, rất hấp dẫn.

    6. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Đại từ “ta” trong tiếng Việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. Bà Huyện Thanh Quan viết “một mảnh tình riêng, ta với ta” – ta dùng với nghĩa số ít. Nguyễn Khuyến cũng dùng ta với nghĩa số ít và số nhiều.

    Riêng trong bài thơ này muốn hiểu ở nghĩa nào cũng được do tính chất “uyển chuyển” của từ “ta”.

    Bài thơ cứ như bóc dần đi những nghi thức xã giao, nghi lễ của xã hội để cuối cùng khi lớp vỏ hình thức không còn thì hiện lên một tình bạn cao quý, hết sức đẹp đẽ: “Bác đến chơi đây ta với ta”.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Bạn Đến Chơi Nhà Của Nguyễn Khuyến
  • Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Bạn Đến Chơi Nhà Lớp 7 Hay Nhất
  • Soạn Bài Bạn Đến Chơi Nhà [Chi Tiết]
  • Soạn Bài Bạn Đến Chơi Nhà
  • Phiếu Bài Tập Tự Luyện Bánh Chưng Bánh Giầy
  • --- Bài mới hơn ---

  • Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Bạn Đến Chơi Nhà Hay Nhất
  • Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Bạn Đến Chơi Nhà [Văn Lớp 7]
  • Soạn Bài Lớp 7: Các Yếu Tố Tự Sự, Miêu Tả Trong Văn Bản Biểu Cảm
  • Ôn Tập Phần Làm Văn 7, Về Văn Biểu Cảm 1. Hãy Ghi Lại Tên Các Bài Văn Biểu Cảm [Văn Xuôi] Đã Được Học Và Đọc Trong Văn 7, Tập 1.
  • Giải Câu Hỏi Luyện Tập
  • Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

    Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

    Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

    Ao sâu nước cả, khôn chài cá

    Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

    Cải chửa ra cây, cà mới nụ

    Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

    Đầu trò tiếp khách, trầu không có

    Bác đến chơi đày, ta với ta.

    Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

    Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

    Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ – lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

    Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

    Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

    Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

    Ao sâu nước cả, khôn chài cá

    Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

    Cải chửa ra cây, cà mới nụ

    Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

    Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình [hai người] và tình huống.

    Đầu trò tiếp khách, trầu không có

    Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp… những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý – tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

    Bác đến chơi đây, ta với ta

    Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

    Rượu ngon không có bạn hiền

    Không mua không phải không tiền không mua

    Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

    Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

    Giường kia, treo những hững hờ

    Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

    Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ… Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ Khóc Dương Khuê.

    Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

    Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

    Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

    [Gửi bác Châu Cầu]

    Đến thăm bác, bác đang đau ốm ,

    Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

    Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

    Giao du rồi biết sau này ra sao

    [Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương]

    Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử – Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cảm Nghĩ Về Tác Phẩm Bạn Đến Chơi Nhà
  • 3 Bài Văn Nêu Cảm Nhận Về Bài Bạn Đến Chơi Nhà Của Nguyễn Khuyến
  • Cảm Nhận Về Bài Thơ Bạn Đến Chơi Nhà Của Nguyễn Khuyến.
  • Soạn Bài Luyện Tập Cách Làm Văn Bản Biểu Cảm Sbt Ngữ Văn 7 Tập 1
  • Soạn Bài Lớp 7: Luyện Tập Cách Làm Văn Bản Biểu Cảm
  • --- Bài mới hơn ---

  • 4 Quy Định Mới Liên Quan Đến Mọi Cán Bộ, Công Chức Từ 1/7/2019
  • Văn Bản Mới Liên Quan Đến Cán Bộ, Công Chức Sẽ Được Áp Dụng Từ Ngày 1/7/2019
  • Nhiều Văn Bản Mới Liên Quan Đến Cán Bộ, Công Chức Sẽ Chính Thức Được Áp Dụng Từ Ngày 1/7/2019
  • Tx.thuận An: Quan Tâm Kiểm Tra Các Văn Bản Liên Quan Đến Cải Cách Hành Chính
  • Quy Định Mới Về Mức Chi Thực Hiện Công Tác Cải Cách Hành Chính Nhà Nước
  • Bài thơ: Bạn đến chơi nhà

    Bài giảng: Bạn đến chơi nhà – Cô Trương San [Giáo viên VietJack]

    Nội dung bài thơ: Bạn đến chơi nhà

    I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến

    – Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc nhỏ tên là Thắng

    – Quê quán: thôn Vị Hạ [làng Và], xã Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

    – Thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đó đi thi đỗ cả 3 kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ

    – Nguyễn Khuyễn làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp đánh chiếm xong Bắc Bộ, ông cáo quan về ở ẩn

    – Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ca của ông chủ yếu được sáng tác vào gia đoạn sau ngày cáo quan về ở ẩn ở Yên Đổ

    II. Đôi nét về tác phẩm Bạn đến chơi nhà

    1. Hoàn cảnh ra đời

    Bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn ở Yên Đổ

    2. Bố cục [3 phần]

    – Phần 1 [câu đầu]: Cảm xúc khi bạn tới chơi nhà

    – Phần 2 [6 câu thơ tiếp theo]: Hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi nhà

    – Phần 3 [câu cuối]: Tình cảm thắm thiết của tác giả với bạn

    3. Giá trị nội dung

    Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả

    4. Giá trị nghệ thuật

    – Tạo tình huống bất ngờ, thú vị

    – Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ

    – Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học

    III. Dàn ý phân tích tác phẩm Bạn đến chơi nhà

    I. Mở bài

    – Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyễn [những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác…]

    – Giới thiệu về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” [hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…]

    II. Thân bài

    1. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà

    – Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với đời sống:

    + Đã bấy lâu nay: chỉ thời gian đã lâu lắm rồi

    + Bác tới nhà: chỉ sự việc bạn đến thăm

    – Giọng điệu: vồn vã, chân thành, cởi mở

    – Cách xưng hô: bác – một danh từ chỉ người, được dùng như đại từ, qua đó thể hiện thái độ niềm nở, thân tình, quý trọng của tác giả đối với bạn

    – Hai vế câu sóng đôi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào. Qua đó, cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách

    ⇒ Câu nhập đề tự nhiên như một lời nói mộc mạc, như một tiếng reo vui, thể hiện sự chân tình, niềm xúc động của tác giả khi bạn đến chơi nhà

    2. Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà

    – Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh rất đặc biệt khi bạn đến chơi nhà:

    + Muốn ra chợ thì chợ xa

    + Muốn sai trẻ thì trẻ đi vắng

    + Muốn bắt cá thì ao sâu

    + Muốn đuổi gà thì vườn rộng, rào thưa

    + Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

    + Miếng trầu cũng không có

    ⇒ Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả

    – Nghệ thuật;

    + Nhịp thơ 3/4: tạo âm hưởng nhịp nhàng, chậm rãi, khoan thai

    + Phép đối chặt chẽ, lặp cấu trúc cụm từ, sử dụng tính từ, từ phủ định…

    ⇒ Tạo dựng một tình huống éo le đó là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của tác giả, qua đó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà nho thanh bạch.

    3. Tình bạn thắm thiết của tác giả

    – Sử dụng từ nhiều nghĩa “ta”:

    + Ta [1]: chủ nhà – nhà thơ

    + Ta [2]: khách – bạn

    – Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giưa chủ và khách dường như kjoong còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn

    ⇒ Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.

    III. Kết bài

    – Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

    + Nội dung: ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, mộc mạc của tác giả

    + Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú, giọng thơ chất phác, hồn nhiên, tạo tình huống thú vị, bất ngờ, sự kết hợp nhuần nhuyễn giwuax ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ đời thường…

    – Cảm nhận về bài thơ và liên hệ với tình bạn của bản thân

    Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

    Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

    Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

    Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

    tac-gia-tac-pham-lop-7.jsp

    --- Bài cũ hơn ---

  • Đọc Hiểu Văn Bản: Bạn Đến Nhà Chơi
  • Đọc Hiểu Văn Bản: Bạn Đến Chơi Nhà
  • Liên Quan Đến Bảo Hiểm Thất Nghiệp: Sẽ Hoàn Thiện Các Quy Định Pháp Lý
  • Các Vấn Đề Liên Quan Đến Bảo Hiểm Thất Nghiệp
  • Tổng Hợp Văn Bản Mới Liên Quan Đến Bảo Hiểm Xã Hội Tháng 11/2018
  • --- Bài mới hơn ---

  • Soạn Bài Bạn Đến Chơi Nhà [Chi Tiết]
  • Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Bạn Đến Chơi Nhà Lớp 7 Hay Nhất
  • Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Bạn Đến Chơi Nhà Của Nguyễn Khuyến
  • Bài 8: Văn Bản: Bạn Đến Chơi Nhà
  • Luật Xây Dựng Và Văn Bản Hướng Dẫn Công Trình Xây Dựng
  • Soạn bài Bạn đến chơi nhà

    Bố cục: 3 phần

    – Câu đầu : cảm xúc khi bạn đến

    – 6 câu tiếp : hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi

    – Câu cuối : tình cảm thắm thiết với bạn

    Câu 1 [trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1]

    Bạn đến chơi nhà thuộc thể Đường luật thất ngôn bát cú:

    + 8 câu, mỗi câu 7 tiếng

    + Gieo vần: gieo vần chân 1, 2, 4, 6, 8

    + Nhịp điệu: hài hòa,

    Câu 2 [trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1]

    Bài thơ xây dựng tình huống không có gì để tiếp bạn vẫn làm nổi bật được tình bạn thắm thiết, sâu đậm

    – Theo nội dung của câu thứ nhất, rất lâu rồi bạn mới đến chơi. Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn thật chu đáo, tử tế

    – Nhưng sáu câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh đặc biệt

    + Muốn ra chợ thì chợ xa

    + Muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại vắng nhà

    + Muốn bắt cá thì ao sâu

    + Muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa

    + Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

    + Miếng trầu cũng không có

    → Tạo ra tình huống có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó làm nổi bật tình cảm mang ra tiếp bạn.

    – Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất

    c, Câu thơ thứ 8 với cụm từ ta với ta ý nghĩa: không cần vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình đủ làm cho tình bạn thắm thiết.

    + Thương quý nhau ở cái tình, ăn ở đối xử với nhau.

    → Chỉ những người bạn thương quý nhau, cảm thông cho nhau thì gặp nhau cũng đã vui rồi

    d, Bạn đến chơi nhà, sau câu chào hỏi, tác giả đã nghĩ ngay tới việc lo vật chất để tiếp bạn cho xứng với tình cảm của hai người:

    + Nhà thơ rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn chu đáo nhất

    + Sự coi trọng, quý mến bạn của nhà thơ

    Luyện tập

    Bài 1 [trang 106 sgk ngữ văn 7 tập 1]

    Ngôn ngữ trong bài bạn đến chơi nhà là ngôn ngữ mộc mạc đời thường

    – Ngôn ngữ trong bài Sau phút chia ly là ngôn ngữ Hán mang hơi hướng văn cổ, trang trọng

    – Cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến chỉ nhà thơ và bạn mình. Còn cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang chỉ một mình bà với tình riêng của bà

    Bài giảng: Bạn đến chơi nhà – Cô Trương San [Giáo viên VietJack]

    Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

    Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

    Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

    --- Bài cũ hơn ---

  • Phiếu Bài Tập Tự Luyện Bánh Chưng Bánh Giầy
  • Soạn Bài Bánh Chưng Bánh Giầy
  • Soạn Bài Bánh Chưng, Bánh Giầy [Chi Tiết]
  • Soạn Bài Bánh Chưng, Bánh Giầy
  • Download Mẫu Văn Bản Báo Cáo Công Việc Hàng Tháng, Tuần, Ngày
  • --- Bài mới hơn ---

  • Văn Bản 957 Của Bộ Xây Dựng
  • Nghị Định Quản Lý Chi Phí Đầu Tư Xây Dựng Và Các Văn Bản Hướng Dẫn [Nghị Định 68, Nghị Quyết 108/nq
  • Văn Bản Hợp Nhất Số 08/vbhn
  • Vụ Xin Chào: Phải Hủy Bỏ Quyết Định Trái Luật Của Ubnd Thị Trấn Tân Túc
  • Vụ Xin Chào: Phải Hủy Bỏ Quyết Định Trái Luật!
  • Soạn bài Bạn Đến Chơi Nhà Ngữ văn 7

    Bài làm

    Câu 1 [Sách giáo khoa trang 105 ngữ văn 7 tập 1]Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?

    Bạn đến chơi nhà là một bài thơ độc đáo thuộc thể Đường luật thất ngôn bát cú:

    + 8 câu, mỗi câu 7 tiếng

    + Cách gieo vần: Cách gieo vần chân 1, 2, 4, 6, 8

    + Nhịp điệu của bài thơ luôn hài hòa,

    Câu 2 [Sách giáo khoa trang 105 ngữ văn 7 tập 1]Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn đế rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đầy, ta với ta!” nhưng thề hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết. Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi

    Chúng ta có thể nhận thấy được chính bài thơ xây dựng tình huống không có gì để tiếp bạn nhưng vẫn cứ làm nổi bật được tình bạn thắm thiết, sâu đậm

    – Thông qua nội dung của câu thứ nhất, cũng đã rất lâu rồi bạn mới đến chơi. Tác giả Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn thật chu đáo, tử tế nhất.

    – Người đọc nhận thấy ở sáu câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh đặc biệt

    + Khi muốn ra chợ thì chợ xa

    + Khi muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại không có ở nhà

    + Và nếu như muốn bắt cá thì ao sâu

    + Tác giả muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa

    + Tất cả những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lúc này cũng lại chưa ăn được

    + Ngay cả đến miếng trầu cũng không có

    – Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất

    c, Có thể nhận ran gay được đối với câu thơ thứ 8 với cụm từ ta với ta ý nghĩa: đó chính là không cần vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình đủ làm cho tình bạn thắm thiết và vô cùng gắn bó rồi.

    + Con người ta luôn luôn thương quý nhau ở cái tình, ăn ở đối xử với nhau.

    d, Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” có thể cảm nhận được sau câu chào hỏi, tác giả cũng đã nghĩ ngay tới việc lo vật chất để có thể tiếp bạn cho xứng với tình cảm của hai người:

    + Nhà thơ Nguyễn Khuyến như cũng rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn chu đáo nhất

    + Có thể nhận thấy được chính sự coi trọng, quý mến bạn của nhà thơ

    Bài 1 [Sách giáo khoa trang 106 ngữ văn 7 tập 1]

    a- Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ Sau phút chia li đã học?

    b- So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

    Cách sử dụng ngôn ngữ trong bài bạn đến chơi nhà là ngôn ngữ mộc mạc, giản dị đã vậy lại còn rất đời thường nữa.

    – Cách sử dụng ngôn ngữ trong bài “Sau phút chia ly” được đánh giá chính là một thứ ngôn ngữ Hán mang hơi hướng văn cổ, trang trọng nhất.

    – Có thể nhận thấy được cũng chính cụm từ “ta với ta” có trong bài Bạn đến chơi nhà của tác giả Nguyễn Khuyến chỉ nhà thơ và bạn mình. Còn đối với cụm từ “ta với ta” ở trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan cũng chỉ một mình bà với tình riêng của bà mà thôi.

    Giải Văn đã cung cấp cho các em những kiến thức trọng tâm cần nắm vững khi học bài “Bạn đến chơi nhà”. Hi vọng đây cũng sẽ là một bài soạn ý nghĩa để giúp cho các em học tốt hơn.

    Minh Nguyệt

    Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội

    Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

    Soạn bài Những câu hát than thân

    Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người

    Topics #Bạn đến chơi nhà #Soạn bài Bạn Đến Chơi Nhà #Soạn bài Bạn Đến Chơi Nhà Ngữ văn 7 #Soạn văn

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bài Soạn Lớp 7: Bạn Đến Chơi Nhà
  • Soạn Bài Bạn Đến Chơi Nhà Của Nguyễn Khuyến
  • Soạn Bài Bạn Đến Chơi Nhà [Ngắn Gọn]
  • Soạn Bài Bạn Đến Chơi Nhà [Siêu Ngắn]
  • Bài Soạn Lớp 6: Bánh Chưng Bánh Giầy
  • --- Bài mới hơn ---

  • Hướng Dẫn Lập Sơ Đồ Quy Trình Quản Lý Công Văn Đến Trên Excel
  • Tổng Hợp Văn Bản Liên Quan Đến Lĩnh Vực Thủy Sản
  • Tuyên Truyền Các Văn Bản Liên Quan Đến Hoạt Động Khai Thác Thủy Sản Bị Cấm:tuyên Truyền Các Văn Bản Liên Quan Đến Hoạt Động Khai Thác Thủy Sản Bị Cấm
  • Tiếp Nhận Công Bố Hợp Quy Đối Với Sản Phẩm Hàng Hóa Có Liên Quan Đến Nuôi Trồng Thủy Sản
  • Văn Bản Ca Huế Trên Sông Hương Muốn Đề Cập Đến Vấn Đề Gì
  • [Nguyễn Khuyến ]

    A. Mục tiêu yêu cầu :

    Sau khi học xong bài này gv cần làm cho hs đạt được :

    – Hiểu được tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã.Vượt lên hoàn cảnh sống eo hẹp . Đó là nét đẹp trong nhân cách nhà thơ Nguyễn Khuyến .

    – Thể thơ thất ngôn bát cú được việt hoá bằng lời thơ thuần việt trong sáng , bình dị .

    – Tính biểu cảm của văn bản thơ có thể được bộc lộ bằng các yếu tố tự sự sinh hoạt hằng ngày .

    – Giáo dục tình bạn trong sáng , giản dị ở hs .

    – Làm cho hs yêu thích bộ môn .

    Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết : 30 Văn bản : BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ [Nguyễn Khuyến ] A. Mục tiêu yêu cầu : Sau khi học xong bài này gv cần làm cho hs đạt được : - Hiểu được tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã.Vượt lên hoàn cảnh sống eo hẹp . Đó là nét đẹp trong nhân cách nhà thơ Nguyễn Khuyến . - Thể thơ thất ngôn bát cú được việt hoá bằng lời thơ thuần việt trong sáng , bình dị . - Tính biểu cảm của văn bản thơ có thể được bộc lộ bằng các yếu tố tự sự sinh hoạt hằng ngày . - Giáo dục tình bạn trong sáng , giản dị ở hs . - Làm cho hs yêu thích bộ môn . B. Đồ dùng dạy học : - Gv : Giáo án , sgk - Hs : Bài cũ + bài mới . C. Phương pháp dạy - học : - Vấn đáp - Giảng giải . D. Tiến trình lên lớp : I. Ổn định tổ chức : [1'] II. Kiểm tra bài cũ : [5'] F Em hãy đọc thuộc bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan ? F Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi ngang qua Đèo Ngang thể hiện ntn? III. Bài mới : 1. Giới thiệu bài mới : [1'] Tình bạn là một trong số những đề tài truyền thống lâu đời của lịch sử văn học VN. Bạn đến chơi nhà là một bài thơ của Nguyễn Khuyến thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng là thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng , thơ Nôm Đường Luật nói chung . 2. Phát triển bài : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 5' Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs đọc văn bản - Chú thích : - Gọi 1 hs đọc văn bản - Gọi 1 hs đọc chú thích F Bài thơ Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì ? Vì sao em xác định được như vậy ? - Hs đọc - Thất ngôn bát cú . - Có 8 câu , mỗi câu có 7 chữ , các câu 1,2,4,6,8 hiệp vần a , các cặp 3-4 và 5-6 đối nhau . I. Đọc - ghi chú : [sgk tr 104- 105] 1. Đọc 2. Ghi chú : - Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú 10' 7' 7' Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung văn bản : - Bạn đến chơi nhà là một văn bản biểu cảm diễn tả cảm xúc của tác giả khi có bạn đến thăm . Có thể hình dung diễn biến cảm xúc đó như sau : + Mở đầu là cảm xúc khi bạn đến chơi nhà . + Tiếp đó là cảm xúc về gia cảnh . + Cuối cùng là cảm xúc về tình bạn . F Tương ứng với những nội dung đó là câu nào ? - Gọi hs đọc câu 1 . Gv : Em hãy chú ý đến cụm từ "đã bấy lâu nay" và bác . F Chi tiết đã bấy lâu nay chỉ về cái gì ? F Nó mang ý nghĩa thời gian hay bày tỏ niềm chơ mong bạn đến chơi đã lâu? F Gọi bạn là bác ,cách xưng hô này có ý nghĩa gì? F Những biểu hiện đó cho thấy quan hệ tình cảm bạn bè ở đây như thế nào ? F Từ đó em hãy hình dung tâm trạng của chủ nhà khi có khách đến chơi ? Gv: Lẽ thường , khi bạn đến chơi , chủ nhà nghĩ đến việc thiết đãu bạn bè để bày tỏ tính thân thiện . F Nhưng bài thơ này hoàn cảnh chủ nhân có gì khác nên ông không thể tiếp bạn bè theo lẽ thường ? F Hãy giải thích tính chất "có đấy mà lại như không" của các sản vật được kể và tả được tả trong bài thơ này ? F Cách nói lấp lững này tạo ra cho chúng ta cách hiểu như thế nào ? F Qua cách hiểu như vậy em có thể cho biết về gia cảnh cũng như vị chủ nhà này như thế nào ? Gv: Trong bài thơ có nhiều câu , mỗi câu là 1 ý , nhưng không phải ý câu nào cũng có vai trò như nhau . Có câu đóng vai trò quyết định trong giá trị của bài thơ . Câu cuối trong bài thơ Bạn đến chơi nhà là như thế . Nó là câu thơ có vai trò quyết định trong việc bộc lộ tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn mình . F Trong câu này , chi tiết ngôn ngữ nào đáng chú ý ? F Quan hệ từ với liên kết hai thành phần ta . Đó là những cái ta nào ? F "Ta với ta" chỉ quan hệ gì ? F Qua đây ta hiểu thêm về vị chủ nhà này như thế nào ? F Bài thơ biểu cảm nội dung gì ? - Gọi hs đọc phần ghi nhớ - Câu 1 . - Câu 2,3,4,5,6,7 - Câu 8 . - Đọc - Thời gian - Tỏ niềm chợ đợi bạn đến chơi nhà đã lâu . - Thân tình, gần gũi, tôn trọng tình cảm bạn bè . - Bền chặt, thân thiết, thuỷ chung . - Hồ hởi, vui vẻ, thoả lòng. - Chợ thì xa . - Mọi thứ sản vật của gia đình có đấy mà lại như không . - Có cá, gà, có thực phẩm nhưng không bằng ao sâu nước cả , vườn rộng rào thưa . - Có cả cà, bầu, mướp .. . nhưng bằng không chửa ra cây - Đó là sự thật của hoàn cảnh . - Là cách nói vui về cái sự không có gì . - Hoàn cảnh : nghèo khó - Tính cánh: hóm hỉnh yêu đời . - là người thật thà , chất phát , yêu mến bạn bằng tình cảm chân thật , dân dã - Ta với ta . - ta là chủ nhân [tác giả] - Ta là khách[bạo] - Không còn là quan hệ tách rời . - Quan hệ gắn bó hoà hợp . - Trọng tình nghĩa hơn vật chất . - Hs bộc lộ . - Đọc II. Tìm hiểu nội dung văn bản : 1. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà : "Đã bấy lâu nay , bác tới nhà" -"Đã bấy lâu nay" [tác giả ] - Từ xưng hô "bác" thân tình gần gũi. 2. Cảm xúc về gia cảnh: [các câu 2,3,4,5,6,7] - Chợ thì xa . - Mọi thứ sản vật của gia đình có đấy mà lại như không . + Có cá, gà[thực phẩm] nhưng ao sâu vườn rộng . + Có cải, bầu, mướp, bầu, cà [có rau quả] nhưng cải chưa ra, cà mới nụ, + Không có trầu . - Hoàn cảnh : Nghèo khó . - Tính cánh : Hóm hỉnh, yêu đời . 3. Cảm nghĩ về tình bạn : "Bác đến chơi nhà, "Ta với ta" . - Ta với ta . + Ta là chủ nhà đồng âm với ta là khách à Chủ nhà là người trọng tình nghĩa hơn vật chất, là người tin ở sự cao cả của tình bạn . - Bài thơ bộc lộ một tình bạn đậm đà, thắm thiết, sâu sắc và trong sáng bất chấp mọi điều kiện . * Ghi nhớ : sgk tr 105 6' Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs luyện tập : Bài tập 1 : Gv hướng dẫn , yêu cầu hs về nhà làm Bài tập 2 : gv yêu cầu hs về nhà học lòng thuộc bài thơ . - Hs lắng nghe gv hướng dẫn về nhà làm bài tập vào vở . III. Luyện tập : Bài tập 1 : a] Ngôn ngữ bài thơ Bạn Đến Chơi Nhà gắn với cuộc sống thôn quê , mang tính chất thuần việt , đạt tới trình độ trong sáng , giản dị, nhuần nhuyễn .Ở đoạn trích "Chinh Phụ Ngâm" chúng ta cần phải đọc cả chú thích mới hiểu rõ hơn . Đây là thứ ngôn ngữ bác học . b] "Ta với ta" trong bài qua đèo ngang : thì 2 từ ta chẳng qua là 1 - là nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan bị tách ra làm hai . - Ta với ta trong bài Bạn Đến Chơi Nhà là "tôi" với "bạn" [chủ - khách] nhưng lại nhập lại thành "ta" để chỉ sự tri âm, tri kỉ trong tình bạn . 3. Củng cố : [2'] - Bài thơ Bạn đến chơi nhà được lặp ý bằng cách cố tình dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi , để hạ một câu kết "Bác đến chơi nhà . ta với ta", nhưng trong đó là một giọng thơ hóm hỉnh , chứa đựng tình bạn đậm đà , thắm thiết . 4. Đánh giá tiết học : [1'] 5. Dặn dò : [1'] - Học thuộc bài cũ . - Học thuộc lòng bài thơ . - Làm bài tập vào vở bài tập . - Chuẩn bị cho tiết học sau : Kiểm tra 1 tiêt TLV . IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung : Tuần 9 : Bài 9 : Tiết 33 : Chữa lỗi về quan hệ từ Tiết 34 : Xa ngắm thác núi lư . Tiết 35 : Từ đồng nghĩa . Tiết 36 : Cách lập ý của bài văn biểu cảm . Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết : 33 Bài dạy : CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ A. Mục tiêu yêu cầu : Gv cần giúp hs đạt được : - Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ . - Nâng cao kỹ năng sử dụng quan hệ từ . - Vận dụng vào thực tế khi giao tiếp cũng như khi viết văn . - Giáo dục ý thức học tập cho hs sinh . B. Đồ dùng dạy học : - Gv : Giáo án , sgk , stk - Hs : Bài cũ , bài mới C. Phương pháp dạy - học : - Vấn đáp - Giảng giải . D. Tiến trình lên lớp : I. Ổn định tổ chức : [1'] Kiểm tra sĩ số của lớp . II. Kiểm tra bài cũ : [5'] F Quan hệ từ là gì ? Sử dụng quan hệ từ như thế nào ? - Quan hệ từ là những từ được dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ sở hữu, so sánh, nhân quả giữa các bộ phận của câu hoặc giữa các câu trong đoạn văn . - Khi nói hoặc viết có trường hợp phải sử dụng quan hệ từ thì câu văn mói rõ nghĩa , có trường hợp không bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ .] III. Bài mới : 1. Giới thiệu bài mới : [1'] 2. Phát triển bài : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 19' Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs chữa các lỗi thường gặp về quan hệ từ : F Hai câu sau thiếu quan hwj từ ở chỗ nào ? Hãy chữa lại cho đúng ? F Các quan hệ từ và, để trong 2 văn bản sau có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không ? Vì sao ? [ở trường hợp a] F Em phải sửa lại như thế nào cho đúng ? F Ở trường hợp [b] , vì sao sử dụng quan hệ từ "để" là không hợp lí ? F Vậy, để diễn đạt lý do [] ta nên sử dụng quan hệ tà nào cho thích hợp ? - Gv gọi hs đọc lại các câu đã sửa đổi . F Em hãy phân tích chủ ngữ , vị ngữ các câu sau ? F Vì sao các câu trên lại thiếu chủ ngữ ? F Ta phải chữa lại như thế nào ? F Lúc đó chủ ngữ là đâu , vị ngữ là đâu ? - Gv cho hs xem các vídụ trong sgk tr107 . F Em hãy chữa lại các câu cho đúng ? - Gọi hs đọc phần ghi nhớ . - Hs phát hiện và chữa lỗi . - Không - Ở vd a hai bộ phận diễn đạt hai sự việc có hàm ý tương phản : Nhà xa trường thương đến trường muộn trái lại bao giờ cũng đến trường đúng giờ . - Và à nhưng - Ở vế sau người viết muốn giải thích lí do tại sao lại nói chim sâu có ích cho nông dân . - Để à vì . - Đọc - Các câu 3a, 3b điều th ... Bài tập1 : Thêm quan hệ từ [hoặc bớt] để hoàn chỉnh các câu . + 1a] Thiếu quan hệ từ "từ" à Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối . + 1b] Thiếu quan hệ từ "để" [cho] à Con xin báo một tin vui để [hoặc cho] cha mẹ mừng . Bài tập 2 : Thay quan hệ từ dùng sai bằng quan hệ từ thích hợp . 2a] Với à như 2b] Tuy à nếu 2c] Bằng à về Bài tập 3 : Sửa lại các câu văn : 3a] Bỏ quan hệ từ đối với 3b] Bỏ quan hệ từ với 3c] Bỏ quan hệ từ qua Bài tập 4 : Đúng Sai [a] [b] [d] [h] [c] [e] [g] [i] 3. Củng cố : [2'] - Trong việc sử dung quan hệ từ , cần tránh các lỗi sau : + Thiếu quan hệ từ . + Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa . + Thừa quan hệ từ . + Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết . 4. Đánh giá tiết học : [1'] 5. Dặn dò : [1'] - Xem lại lý thuyết bài quan hệ từ . - Xem kỹ các lỗi mắc phải khi sử dụng quan hệ từ . - làm bài tập vào vở . - Soạn bài "Xa ngắm thác núi Lư" IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung : Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 34: Bài dạy : Văn bản : XA NGẮM THÁC NÚI LƯ [Vọng Lư Sơn bộc bố - Lí Bạch ] A. Mục tiêu yêu cầu : Gv cần giúp hs đạt được : - Vận dụng kiến thức đã học về văn miêu tả và văn biểu cảm để phân tích được vẻ đẹp của thác Núi Lư và qua đĩ thấy được một số nét trong tâm hồn và tính cách của nhà thơ Lí Bạch . - Bước đầu cĩ ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa [Kể cả phần dịch nghĩa từng chữ] trong viêch phân tích tác phẩm và gĩp phần vào việc tích luỹ kiến thức về vốn từ Hán Việt . B. Đồ dùng dạy học : - Gv : Giáo án , Sgk - Hs : Bài cũ + Bài mới C. Phương pháp dạy học : - Vấn đáp - Giảng giải . D. Tiến trình lên lớp : I. Ổn định tổ chức : [1'] II. Kiểm tra bài cũ : [4'] F Đọc thuộc bài thơ "Bạn đến chơi nhà" F Bài thơ bạn đến chơi nhà cĩ những nội dung gì ? + Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà + Cảm xúc về gia cảnh + Cảm xúc về tình bạn III. Bài mới : 1] Giới thiệu bài : [1'] 2] Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 5' Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs đọc văn bản và chú thích: - Gọi hs đọc phần phiên âm - Gọi hs đọc phần dịch nghĩa . - Gọi hs đọc phần dịch nghĩa từ yếu tố Hán Việt . - Gọi hs đọc phần dịch thơ . - Gọi hs đọc phần chú thích - Đọc I. Đọc - Chú thích : [Sgk tr 109 -111] 1] Đọc văn bản : 2] Chú thích : 5' Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs tìm hiểu cấu trúc văn bản : F Từ các dấu hiệu về số câu , số chữ, cách hiệp vần , hãy cho biết thể thơ của bài "Xa ngắm thác núi Lư"? F Thể thơ này ta đã học qua bài nào ? F Em hãy đối chiếu giữa phần dịch thơ và phiên âm của 2 văn bản ? Gv : Lưu ý hs: Câu thứ nhất cĩ thể khơng gieo vần , nếu là thơ viết theo luật Đường thì chỉ gieo vần băng khi đọc , ngắt giọng ở chữ thứ tư ở mỗi câu . F Văn bản này được tạo bằng phương thức miêu tả hay biểu cảm ? F Miêu tả như thế nào ? Biểu cảm điều gì ? F Như vậy cĩ mấy nội dung được phản ánh trong văn bản này ? F Nội dung nào cĩ thể vẽ tranh được, nội dung nào chỉ cảm nhận bằng tâm hồn? - 4 câu, mỗi câu 7 chữ . - Các chữ cuối các câu 1,2,4 hiệp vần nhau . à Thể thơ thất ngơn tứ tuyệt . - Sơng núi nước Nam . - Giống nhau về số âm, số chữ, hiệp vần ở các câu 1,2,4 . - Nghe - Cả 2 : Kết hợp phương thức miêu tả với biểu cảm - Miêu tả thác núi Lư . - Biểu cảm : Cảm xúc của tác giả về thác này . - 2 nội dung . - Thác núi Lư cĩ thể vẽ tranh được . - Nội dung thứ 2 chỉ cảm thấy trong tâm hồn . II. Tìm hiểu cấu trúc văn bản : - Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngơn tứ tuyệt . - Phương thức biểu đạt : Kết hợp miêu tả với biểu cảm . + Miêu tả : Thác núi Lư . + Biểu cảm : Cảm xúc của tác giả về thác này . 17' 5' Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung văn bản : F Căn cứ vào câu đầu đề bài thơ và câu thứ 2 [những từ "vọng" và "dao" ], hãy xác định vị trí đứng ngắm thác núi Lư của tác giả ? F Vị trí đĩ cĩ lợi như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước ? F Khung cảnh làm nền cho sự xuất hiện của thác núi Lư trong miêu tả trong lời thơ nào ? [Ở các bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ] F Vì sao dân gian gọi ngọn núi cao của dãy Lư Sơn là Hương lơ ? Gv : Ngọn núi Hương Lơ với đặc điểm nổi bậc nhất, đặc điểm phải gợi cho người đời phải đặt tên cho nĩ là Lơ Hương . Khơng phải Lí Bạch là người đầu tiên phát hiện và tái hiện đặc trưng đĩ . Trước Lí Bạch trên ba trăm năm, trong Lư Sơn ký [Ghi chép về Lư Sơn] , Nhà sư Tuệ Viễn [334 - 417] đã từng tã "Khí bao trùm trên đỉnh Hương Lơ mịt mù như hương khĩi" Trong thơ Lí Bạch Hương Lơ được khám phá ở sự tác động qua lại của các hiện tượng vũ trụ. Điều đĩ được thực hiện bằng các chi tiết miêu tả hành động tương tác của mặt trời và núi . F Đĩ là chi tiết ngơn ngữ nào ? F Các chi tiết đĩ gợi tả một cảnh tượng như thế nào ? F Em cĩ nhận xét gì về phiên âm và bản dịch ở câu thứ nhất ? F Mối quan hệ giữa câu 1 và 3 câu sau như thế nào ? F Em hãy nêu lên những vẻ đẹp khác nhau của thác đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong 3 câu tiếp theo ? F Em hãy phân tích sự thành cơng của tác giả trong việc dùng từ quải [câu thứ 2 ] ? F Em hãy so sánh câu 2 ở phần phiên âm và dịch nghĩa ? F Trong các bản của bài thơ lời nào diễn tả sức mãnh liệt của thác núi Lư ? F Chữ nào trong lời thơ này được viết với sự táo bạo của trí tưởng tưởng ? F Tác dụng của chi tiết ngơn từ là gì ? "Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước" là một cảnh tượng như thế nào ? F Cảnh tượng mãnh liệt và kì ảo kích thích trí tưởng tượng của nhà thơ, để ơng viết tiếp lời thơ hết sức ấn tượng . Đĩ là lời thơ nào ? F Lời thơ này gợi tiếp một cảnh tượng như thế nào ? F Em hãy nhận xét xem ở câu thơ này tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? F Giải thích vì sao lối nĩi phĩng đại ở câu thứ tư vẫn tạo nên một hình ảnh chân thực ? Gv: Câu cuối cùng này, xưa nay vẫn được coi là danh ái [câu thơ, câu văn hay nổi tiếng] chính vì đã kết hợp được một cách tài tình cái ảo và cái chân, cái hình và cái thần, đã tả được cảm giác kì diệu do hình ảnh thác nước nước gợi lên trong khảm nhà thơ và để lại dư vị đậm đà trong lịng bạn đọc bao thế hệ . F Để tả được cảnh trí thiên nhiên sinh động như thế , tác giả cần cĩ năng lực miêu tả như thế nào ? F Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả ta cĩ thấy được những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ ? - Cảnh vật được ngắm tà xa [vọng, trơng từ xa, dao : xa] à Nhà thơ đứng ở xa để ngắm thác . - Địa điểm nhìn này khơng cho phép khắc hoạ tỉ mỉ, chi tiết nhưng dễ phát hiện nét đẹp tồn cảnh , nêu được sắc thái hùnh vĩ của thác nước . - Nhật Chiếu Hương Lơ sinh tử yên . - Mặt trời chiếu núi Hương Lơ, sinh làn thác tía . - Nắng rọi Hương Lơ khĩi tía bay . - Núi cao cĩ mây mù che phủ, trơng xa như chiếc lị hồng nên gọi là Hương Lơ . - Nghe - Đtừ chiếu [chiếu sáng, soi sáng] đtừ sinh [nảy sinh, sinh ra] . - Núi Hương Lơ được mặt trời chiếu sáng làm nảy sinh màu khĩi đỏ tía . Làn hơi nước dưới sự phản quang của ánh sáng mặt trời đã chuyển thành một màu tím vừa rực rỡ, vừa kì ảo . - Bản dịch chưa thật xác với phần phiên âm . - Quan hệ 1-3 : Câu thứ nhất tạo phơng nền làm cho từng vẻ đẹp của thác nước được miêu tả trong 3 câu sau vừa như cĩ cơ sở hợp lí, vừa thêm lung linh huyền ảo . - Đứng ở xa nhìn dáng thác như treo ở phía trước sơng , nước chảy từ trên xuống ví như dải Ngân Hà. - Quải [treo] vì xa ngắm nên dưới mắt nhà thơ , thác nước vốn tuơn trào đỗ ầm xuống núi đã biến thành một dải lụa trắng rủ xuống yên ắng và bất động đựơc treo lên giữa vách núi và dịng sơng . Vì cĩ từ "quải" [treo] nên đã biến cái động thành cái tĩnh . Đỉnh núi khĩi tía mịt mù , chân núi dịng sơng tuơn chảy , giữa là thác nước treo cao như dải lụa . Quả là một bức tranh tráng lệ . - Ở bản dịch thơ đã lượt bớt chữ treo nên ấn tượng về hình dáng thác gợi ra trở nên mờ nhạt vào ảo giác về dải Ngân Hà ở cuối câu trở nên thiếu cơ sở . - Phi lưu trực há tam thiên ích . - Thác chảy như bay đỗ xuống 3 nghìn thước . - Nước bay thẳng xuống 3 nghìn thước . - Phi nghĩa là bay . - Gợi tả sức sống mãnh liệt của thác nước . - Cảnh tượng mãnh liệt của kì ảo thiên nhiên . - Nghị thi Ngân Hà cửu thiên . - Ngỡ là sơng rơi tự chín tầng mây . - Tưởng dải Ngân hà trợt khĩi mây . - Con thác treo đứng trước mặt khác nào như con sơng Ngân Hà từ trên trời rơi xuống . Đây cũng là một cảnh tượng mãnh liệt, kì vĩ của thiên nhiên . - So sánh, phĩng đại . - Sự xuất hiện của hình ảnh Ngân Hà ở cuối bài thơ đã được chuẩn bị ở 2 câu đầu , vì . - Nghe - Tài quan sát - Trí tưởng tượng mãnh liệt . - Hs bộc lộ . III. Tìm hiểu nội dung văn bản : 1] Cảnh thác núi Lư : - Điểm nhìn [Ngắm thác] của tác giả ở từ xa [vọng, dao] à Dễ phát hiện vẻ đẹp tồn cảnh và nêu bật được sắc thái hùng vĩ của thác nước . - Câu 1: "Nhật chiếu " + Đtừ chiếu [chiếu sáng, soi sáng] + Đtừ sinh [nảy sinh, sinh ra] à Làn hơi nước dưới sự phản quang của ánh sáng mặt trời đã chuyển thành [nảy sinh] một màu khĩi đỏ tía vừa rực rỡ, vừa kì ảo . - Câu 2 : "Dao khan" + Quải [treo] à Đứng xa trơng một thác giống như một dịng sơng treo trước mặt . - Câu 3 : "Phi lưu " + Phi [bay] à Gợi tả sức chảy mãnh liệt của thác nước . Câu 4 : "Nghi thi " à Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh [phĩng đại] đã kết hợp được giữa cái thực và ảo , cái hình và cái thần . à Tạo cảm giác kì diệu cho hình ảnh thác nước . à Thể hiện tài quan sát , trí tưởng tượng mãnh liệt của tác giả . 2. Tình cảm của nhà thơ trước thác núi Lư : - Tâm hồn nhạy cảm, thiết tha trước vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, phi thường cuả thiên nhiên . - Thể hiện tính cánh mạnh mẽ , hào phĩng của tác giả . 2' Hoạt động 4 : Tổng kết . - Cho hs đọc ghi nhớ . - Gv nhấn mạnh lại nội dung . - Đọc - Ghi nhớ kiến thức III. Tổng kết : * Ghi nhớ sgk tr112 . 2' Hoạt động 5 : Hướng dẫn hs luyện tập : Gv hướng dẫn cho hs về nhà làm các bài tập . - Hs lắng ghe gv hướng dẫn . IV. Luyện tập : Cĩ 3 cách trả lời : + Thích cách hiểu ở bản dịch nghĩa . + Thích cách hiểu trong chú thích . + Phối hợp cả 2 cách . 3] Củng cố: [1'] - Gv nhấn mạnh lại các kiến thức trong phần ghi nhớ . 4] Đánh giá tiết học : [1'] 5] Dặn dị : [1'] - Học thuộc bài thơ . - Học thuộc nội dung bài học . - Làm các bài tập vào vở bài tập . - Soạn bài "Từ đồng nghĩa" IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

    --- Bài cũ hơn ---

  • Rà Soát 207 Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Liên Quan Tôn Giáo
  • Các Khoản Thu Nhập Không Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân 2022
  • Những Điều Cần Biết Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân, Xác Định Tính Thuế Tncn
  • Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân: 8 Nội Dung Cần Biết
  • Thủ Tục Cấp Văn Bản Nghiệm Thu Pccc
  • --- Bài mới hơn ---

  • Soạn Bài Bạn Đến Chơi Nhà Của Nguyễn Khuyến
  • Bài Soạn Lớp 7: Bạn Đến Chơi Nhà
  • Soạn Bài Bạn Đến Chơi Nhà Ngữ Văn 7
  • Văn Bản 957 Của Bộ Xây Dựng
  • Nghị Định Quản Lý Chi Phí Đầu Tư Xây Dựng Và Các Văn Bản Hướng Dẫn [Nghị Định 68, Nghị Quyết 108/nq
  • Câu 1: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

    Vì cả bài thơ có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ . Có gieo vần ở các câu cuối 1,2,4,6,8 : nhà – xa – gà – hoa – ta. Có các phép đối ở câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6.

    Câu 2:

    a. Theo nội dung câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế vì bạn bè đã lâu lắm không gặp “Đã bấy lâu nay, Bác tới nhà”.

    b. Tuy nhiên ở 6 câu thơ tiếp thì tác giả lại kể về hoàn cảnh đặc biệt để tạo ra sự đùa vui: Tác giả cho thấy là có sẵn tất cả mọi thứ nhưng hóa ra lại không có thứ gì.

    Tác giả khi tạo ra tình huống như vậy là có dụng ý: tác giả nói lên sự mong ước muốn tiếp đãi bạn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng giờ đây vật chất thì không có nên sự chân tình có thể bù đắp những thiếu hụt về vật chất.

    c. Câu thơ thứ 8 và cụm từ “ta với ta” nói lên tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà cái quan trọng là tình cảm chân thực giữa bạn bè với nhau. Những người tri âm, tri kỉ chỉ cần gặp nhau là thấy vui sướng lắm rồi, không nhất thiết là cứ phải vật chất, mâm cao cỗ đầy thì mới có tình cảm.

    d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”:

    Qua cách ứng xử của Nguyễn Khuyến đối với bạn, cho thấy Nguyễn Khuyến rất đối tốt với bạn và muốn tiếp đãi bạn một cách chu đáo. Ngoài ra, ta cũng thấy được tình bạn tốt đẹp, trong sáng của của những người bạn thân với nhau. Tác giả tiếp bạn bằng những gì chân tình, sâu sắc và tôn trọng nhất.

    II. LUYỆN TẬP: Câu 1:

    a. Ngôn ngữ trong bài “Bạn đến chơi nhà” mang tính chất dân dã, đời thường, gần gũi với mọi người. Còn ngôn ngữ trong bài “Sau phút chia li” là bài được dịch ra từ chữ Hán nên mang tính trang trọng và mẫu mực.

    b. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” với “Qua Đèo Ngang”:

    *Giống nhau: đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình.

    *Khác nhau:

    – Trong bài “Qua Đèo Ngang”: Hai từ ta nhưng chỉ một người , một tâm trạng. Đó là bà Huyện Thanh Quan với cái bóng của bà, với nỗi cô đơn thăm thẳm không biết chia sẻ cùng ai.

    *Trong bài “Bạn đến chơi nhà”: hai từ ta chỉ hai người [Nguyễn Khuyến và ông bạn già Dương Khuê] chung một tâm trạng mừng vui vì lâu rồi mới gặp lại nhau, vì cả hai vẫn còn khỏe, còn nhớ đến nhau, chung niềm tâm sự của những nhà Nho về ở ẩn trước cảnh đất nước sắp mất về tay người khác nhưng không làm gì được. Cho nên vui đấy mà vẫn buồn, vẫn cô đơn.

    Câu 2: Học thuộc lòng bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.

    chúng tôi

    --- Bài cũ hơn ---

  • Soạn Bài Bạn Đến Chơi Nhà [Siêu Ngắn]
  • Bài Soạn Lớp 6: Bánh Chưng Bánh Giầy
  • Giáo Án Ngữ Văn 6 Tiết 2: Văn Bản: Bánh Chưng Bánh Giầy [Hướng Dẫn Đọc Thêm ]
  • Kể Tóm Tắt Truyện Bánh Chưng, Bánh Giầy
  • Bài 1. Bánh Chưng, Bánh Giầy Tiet 1 Banh Chung Banh Giay Doc
  • --- Bài mới hơn ---

  • Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Bạn Đến Chơi Nhà Lớp 7 Hay Nhất
  • Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Bạn Đến Chơi Nhà Của Nguyễn Khuyến
  • Bài 8: Văn Bản: Bạn Đến Chơi Nhà
  • Luật Xây Dựng Và Văn Bản Hướng Dẫn Công Trình Xây Dựng
  • Bài Thơ: Bếp Lửa [Bằng Việt
  • Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

    Câu 1 Trả lời câu 1 [trang 105 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]: Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy? Lời giải chi tiết:

    – Bạn đến chơi nhà cũng là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

    – Bài thơ này có 8 câu mỗi câu bảy chữ, hợp vần ở chữ cuối câu một và chữ cuối các câu chần [1, 2, 4, 6 và 8].

    – Trong bài còn có phép đối ở bốn câu giữa: câu 3 đốì với câu 4, câu 5 đốì với câu 6.

    Câu 2 Trả lời câu 2 [trang 105 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]: Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết. a. Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến nhà. b. Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại như thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi tạo tình huống đặc biệt như vậy? c. Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ. d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ. Lời giải chi tiết:

    a. Theo nội dung câu thứ nhất [Đã bấy lâu nay, bác tới nhà], thì đáng ra, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế.

    b. Nhưng sáu câu kế tiếp, nhà thơ lại vẽ ra một hoàn cảnh rất đặc biệt để tạo ra sự đùa vui: Có sẵn mọi thứ nhưng hoá ra lại không có thứ gì. Vật chất muốn đầy đủ nhất nhưng lại cứ giảm đi, đến chỗ không còn một chút gì hết. Vì vậy tiếp bạn chỉ còn có mỗi cái tình. Tạo ra tình huống như vậy, vừa đùa vui, vừa nói lên sự mong ước tiếp đãi chu đáo cả vật chất lẫn tinh thần, lại vừa nhấn mạnh được cái tình. Chỉ một sự chân tình có thể đủ bù đắp những thiếu hụt vật chất.

    c. Câu thứ 8 và cụm từ ta với ta nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là như vậy.

    d. Qua cách ứng xử của nhà thơ, có thể nhận thấy, với bạn, Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu đáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy, trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.

    Luyện tập Trả lời câu 1 [trang 106 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]: a. Ngôn ngữ bài Bạn đến chơi nhà có gì khác ngôn ngữ đoạn Sau phút chia li đã học? b. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà với Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Lời giải chi tiết:

    a.

    *Khác nhau:

    – Sau phút chia li:

    + Ngôn ngữ điêu luyện, bóng bẩy, tinh tế.

    + Các địa danh được dùng theo bút pháp ước lệ tượng trưng của thơ văn trung đại, ở trong chốn xa lạ chứ không phải ở Việt Nam.

    – Bạn đến chơi nhà:

    + Ngôn ngữ giản dị, thuần Việt.

    + Mang đậm đời sống thân quê, lời thơ Đường luật mà như lời nói thường.

    + Sự vật đưa vào thơ gần gũi, quen thuộc.

    *Giống nhau: Cả hai đều ngắn gọn hàm súc, có giá trị nghệ thuật cao.

    b. Cụm từ ta với ta trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng, trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình.

    Tác giả VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Tác giả

    Nguyễn Khuyến [1835 – 1909], người thôn Vị Hạ [làng Và], xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Vì thi đã đầu cả ba kì thi Hương, thi Hội, thi Đình nên có tên gọi Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến làm quan chừng 10 năm, rồi cáo quan về ở ẩn.Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ của ông gồm cả chữ Nôm và chữ Hán, hầu hết được sáng tác vào giai đoạn khi ông đã từ bỏ chốn quan trường.

    2. Tác phẩm

    Bạn đến chơi nhà là một bài thơ trữ tình đặc sắc được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Với bài thơ này, tác giả đã cho ta thấy một trong những tình cảm quý giá nhất của con người ấy là tình bạn.

    Bố cục Bố cục: 3 đoạn

    – Đoạn 1 [Câu đầu]: Giới thiệu sự việc.

    – Đoạn 2 [6 câu tiếp]: Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi.

    – Đoạn 3 [Câu cuối]: Tình cảm thắm thiết của nhà thơ đối với bạn.

    ND chính

    Bài thơ thể hiện cảm xúc chân thành, tự nhiên của Nguyễn Khuyến về tình bạn gắn bó, thủy chung, thắm thiết.

    chúng tôi

    --- Bài cũ hơn ---

  • Soạn Bài Bạn Đến Chơi Nhà
  • Phiếu Bài Tập Tự Luyện Bánh Chưng Bánh Giầy
  • Soạn Bài Bánh Chưng Bánh Giầy
  • Soạn Bài Bánh Chưng, Bánh Giầy [Chi Tiết]
  • Soạn Bài Bánh Chưng, Bánh Giầy
  • Bạn đang đọc các thông tin trong chủ đề Đọc Hiểu Văn Bản Bạn Đến Chơi Nhà trên website Athena4me.com. Hy vọng những nội dung mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích đối với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

    Quảng Cáo

    Chủ đề xem nhiều

    Bài viết xem nhiều

    Đề Xuất

    Một Số Thuật Ngữ Pháp Lý [Anh Khảo sát thủy lực – Hydraulic investigation Khảo sát thủy văn – Hydrologic investigation Khẩu độ thoát nước – Waterway opening Khe biến dạng cho cầu – Expansion joint for bridge, Road joint Khe co dãn, khe biến dạng – Expansion joint Khe nối – Joint Khe nối thi công, vết nối thi công – Erection jiont … Khoan – Tosbou Khoảng cách – Spacing, distance Khoảng cách giữa các bánh xe – Wheel spacing Khoảng cách giữa các cốt đai trong sườn dầm – Longitudinal spacing of the web reinforcement Khoảng cách giữa các cốt thép dự ứng lực...

    Xác Định Quốc Tịch Pháp Nhân Như Thế Nào Là Đúng? Nhóm: Registered Gia nhập: 14-03-2018[UTC]Bài viết: 542Đến từ: TP.HCM Thanks: 160 timesĐược cảm ơn: 115 lần trong 97 bài viết Quốc tịch pháp nhân vô cùng quan trọng. Chúng ta biết rằng khi xác định được quốc tịch của pháp nhân sẽ có thể phân biệt được pháp nhân trong nước hoặc pháp nhân nước ngoài mà có cơ chế áp dụng pháp luật phù hợp. Song, vấn đề xác định quốc tịch pháp nhân như thế nào là hợp lý? Tầm quan trọng của nó được thể hiện như thế nào? Theo xu hướng của các quốc gia Châu Âu lục...

    Luật Phòng, Chống Tác Hại Rượu, Bia Liên Quan Gì Tới Thờ Cúng Tổ Tiên ? ‘Cúng cụ gia đình nào cũng có rượu, lẽ nào đưa tác hại lên bàn thờ?’ Tỏ ra sốt ruột trước việc xử lý sai phạm tại bán đảo Sơn Trà, cử tri Đà Nẵng đề nghị đẩy nhanh tiến độ và phải xử lý nghiêm. Phóng viên Báo Thanh Niên có nhiều đêm theo chân ‘cú đấm thép’ 363 Công an Q.3 [TP.HCM] tuần tra, kiểm soát trên địa bàn quận, nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn chúng tôi những ngày cuối năm 2022. Phó trưởng phòng tại Cơ sở cai nghiện Bình Triệu bị đánh...

    Những Vấn Đề Về Pháp Nhân Thương Mại Trong Luật Hình Sự Trước tiên, cần hiểu rằng, pháp nhân thương mại cũng là một pháp nhân nói chung. Theo đó, pháp nhân là một tổ chức khi thỏa mãn đầy đủ 4 điều kiện: Một là, tổ chức đó phải được thành lập theo luật định; Hai là tổ chức đó có cơ cấu tổ chức chặt chẽ [cụ thể theo Điều 83 Bộ luật dân sự 2022]; Ba là, tổ chức đó phải có tài sản độc lập với các cá nhân hoặc các pháp nhân khác và tổ chức đó phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;...

    Hội Nghị Học Tập, Quán Triệt Nghị Quyết Hội Nghị Lần Thứ 6 Ban Chấp Hành Tw Đảng Khóa Xii. Thực hiện Kế hoạch số 89-KH/Th.U ngày 01/12/2017, của Thành ủy Vinh về việc tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng khóa XII;Kế hoạch số 95-KH/Th.U ngày 17/01/2018, của Thành ủy Vinh về việc thực hiện Nghị quyết số 18, Nghị quyết số 19 Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng khóa XII. Chiều ngày 04/02/2018 Tại Hội trường Công ty, Đảng bộ Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Nghệ an...

    Vcci Cam Kết Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Tỉnh Quảng Ninh [DĐDN] – Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI đã truyền đạt, triển khai các nội dung của Nghị quyết 35 của Chính phủ để doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà đầu tư trên địa bàn Quảng Ninh tiếp cận và nhận thức rõ chủ trương của Chính phủ trong việc quyết liệt đổi mới môi trường kinh doanh. Tiến sĩ Vũ tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phổ biến nội dung Nghị quyết 35 của Chính phủ Sáng 7/6, UBND tỉnh Quảng Ninh, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt nam...

    Ý Nghĩa, Tác Dụng Của Luật An Ninh Mạng Luật An ninh mạng được thông qua có ý nghĩa, tác dụng sau đây: Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được giao cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, trực tiếp là lực lượng An ninh mạng thuộc Bộ Công an, lực lượng Tác chiến Không gian mạng thuộc Bộ Quốc phòng. Để bảo đảm phù hợp với hệ thống pháp luật trong nước, Luật An ninh mạng cũng giao Chính phủ quy định cụ thể việc phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,...

    Văn Bản Hợp Nhất Nghị Định 08/2015 Và Nghị Định 59/2018 Published on Nguồn: Ông Vũ Quý Hưng – Chi cục hải quan Cái Lân. www.goldtrans.com.vn – Dịch vụ khai thuê hải quan – Xin giấy phép XNK và chuyên ngành – Kiểm tra chất lượng – Dán nhãn năng lượng – Ủy thác xuất nhập khẩu...

    Xác Nhận Hoàn Thành Nghĩa Vụ Nộp Thuế Xuất Nhập Khẩu Thủ tục xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế xuất nhập khẩu được quy định tại Khoản 71 Điều 1 Nghị định 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. a] Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế; b] Xác nhận chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế nêu rõ tờ khai chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế; c] Hoàn thiện bổ sung hồ sơ để cơ quan hải...

    Quy Định Pháp Luật Về Kinh Doanh Dịch Vụ Karaoke Theo quy định của pháp luật hiện hành, để kinh doanh dịch vụ karaoke, các cơ sở phải lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu, đáp ứng các điều kiện kinh doanh để làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke; sau đó xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự trước khi đi vào hoạt động. 1. Về điều kiện kinh doanh Karaoke Theo quy định mới nhất về điều kiện cơ sở vật chất: Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên,...

    Video liên quan

    Chủ Đề