Ti-tốp là ai

Bình chọn cho Vịnh Hạ Long là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới có sự tham gia hưởng ứng của nhiều du khách Nga. Ngoài cảnh đẹp của thiên nhiên, phải chăng còn một lý do nữa khiến du khách Nga bình chọn cho Vịnh Hạ Long. Đó là xuất phát từ tình hữu nghị Việt – Nga sâu sắc và lâu bền, khởi điểm từ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thế kỷ 19, nhiều ngư dân Vịnh Hạ Long gọi đảo Ti Tốp là đảo Hồng Thập Tự. Trong bản đồ của Pháp vẽ về Hạ Long cuối thế kỷ 19, đảo Ti Tốp có tên là hòn Cát Nàng, hòn đảo nhỏ xinh đẹp ấy tựa lưng vào vịnh Cửa Lục phía trước là vụng Sửng Sốt có đảo Bồ Hòn, bên phải là hòn Dầm Nam. Hòn Ti Tốp nằm cách hang Bồ Nâu chừng 1km về phía Bắc, là hòn núi có bờ dốc đứng, một bờ nghiêng với một bãi cát trắng, phẳng ngay dưới chân. Bãi tắm Ti Tốp có hình vầng trăng khuyết ôm trọn lấy chân đảo, bãi cát tuy nhỏ nhưng rất thoáng đãng và yên tĩnh, bốn mùa nước sạch và trong xanh, đặc biệt phong cảnh trời mây, non nước ở đây tuyệt đẹp. Hiện tại, bãi tắm ở đảo Ti Tốp thu hút rất nhiều du khách...

Sẽ chẳng có cảnh thăm quan tấp nập tại Ti Tốp nếu như không có tình hữu nghị Việt – Nga. Ti Tốp cũng như trăm ngàn hòn đảo đẹp khác của Vịnh Hạ Long nếu không có một sự kiện gắn vào. Năm 1962, nhận lời mời của Trung ương Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và của Bác Hồ, Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô [cũ], chính phủ Liên Xô [cũ] nhận lời để đồng chí Ti Tốp - Anh hùng du hành vũ trụ Liên Xô, sang thăm Việt Nam. Khi ấy, Ti Tốp đang là Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Xô, được Nhà nước ta tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam.

Ngày 21-1-1962, Anh hùng Ti Tốp cùng đông đảo công nhân, cán bộ, bộ đội Hồng Quảng nghe Bác nói chuyện. Ngày 22-1-1962, Bác Hồ và Ti Tốp đi thăm Vịnh Hạ Long trên chiếc tàu Hải quân, qua các hòn đảo, hang động của Vịnh.

Tàu đến trước dãy đảo đá, nhìn hòn đảo như một cánh cung, dưới chân núi đá lại có một bãi cát trắng, Bác khen "Vịnh Hạ Long đẹp quá”. Rồi Bác quay sang nói với thuyền trưởng tàu Hải quân cho tàu dừng lại để ghé thăm đảo.

Trưa ấy, Bác Hồ, Anh hùng Ti Tốp và những cán bộ chiến sĩ đi cùng ăn trưa trên một tảng đá trên đảo. Chợt Bác quay sang hỏi đồng chí Nguyễn Ngọc Đàm [là Chủ tịch Uỷ ban hành chính khu Hồng Quảng]: "Hòn đảo này có tên gọi gì chưa?”. Đồng chí Nguyễn Ngọc Đàm chưa kịp trả lời thì Bác nói: "Hôm nay Bác cháu ta và Anh hùng Liên xô Ti Tốp cùng ăn cơm trưa dưới chân hòn núi đá này, để nhớ lâu, Bác cháu ta cùng đặt tên cho hòn đảo này là Đảo Ti Tốp, các chú có đồng ý không?”. Tất cả đều cười vui nhất trí...

Sau sự kiện này, cuốn Báo ảnh Quân đội [phụ trương của Báo Quân đội nhân dân gộp các số 1, 2, 3, ra tháng 3-1962] đã dành hẳn 1 trang để đăng những bức ảnh về chuyến thăm của Bác và Ti Tốp đến Vịnh Hạ Long. Bên dưới bức ảnh Ti Tốp tươi cười cầm bó hoa do nhân dân Vùng mỏ tặng mình, ông đã ghi những dòng cảm tưởng đầy xúc động: "Xin chúc nhân dân lao động Việt Nam thu được nhiều thành tích to lớn trong công cuộc lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam và trong công cuộc đấu tranh hoà bình thống nhất Tổ quốc”.

Ngày 27-6-1997, Anh hùng Giéc Man Ti Tốp có dịp trở lại hòn đảo Ti Tốp. Ông đã xúc động ghi vào sổ lưu niệm của Ban Quản lý vịnh Hạ Long: "Cảm ơn số phận đã cho tôi có dịp trở lại hòn đảo nhỏ này”. Năm 2001, khi được tin Ti Tốp qua đời, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã tổ chức lễ truy điệu long trọng người phi công vũ trụ Liên Xô trên đảo Ti Tốp, cho tàu chạy vòng quanh đảo và thả những vòng hoa viếng xuống Vịnh.

Một ngày hè năm 2006, phu nhân của Ti Tốp đã thực hiện lời hứa của chồng, từ nước Nga sang thăm Việt Nam. Bà đã đến Vịnh Hạ Long, một mình tha thẩn trên bãi cát vàng của hòn đảo mang tên người chồng yêu quý, bà đã khóc và thốt lên: "Các bạn là những người thân của gia đình Ti Tốp, Hạ Long thật tuyệt vời và chứa chan tình người”.

Với lượng du khách bình quân mỗi tháng vài ngàn người, vào mùa hè, ngày cao điểm có tới vài trăm lượt khách ghé thăm, tắm biển. Để tăng cường cho việc bầu chọn Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới mới, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã cho lắp đặt mạng Internet không dây trên đảo Ti Tốp để du khách tham quan có thể dễ dàng vào laptop tham gia bình chọn./.

Nằm ở khu vực trung tâm di sản, kỳ quan thiên thế giới Vịnh Hạ Long, cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 7-8km về phía Đông Nam, đảo Ti Tốp được coi là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất được khá nhiều du khách lựa chọn trong hành trình tham quan Vịnh của mình.

Đảo Ti Tốp - Ảnh: Sưu tầm 

Trước đây, theo cách gọi dân gian, đảo Ti-tốp có tên là đảo Hồng Thập Tự hay đảo Nghĩa Địa. Sở dĩ có tên gọi này là do năm 1905, một tàu chở hàng của Pháp khi vào vịnh Hạ Long do không có hoa tiêu thông thạo luồng lạch đã đâm vào đá ngầm, bị đắm ở vũng Con Cóc, các thủy thủ đoàn thiệt mạng được đưa về chôn ở đảo này. Từ đó, dân chài ít dám đến khu đảo này khai thác hải sản, đảo trở nên hoang sơ. Đến năm 1962 nhận lời mời của Trung ương Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và của Bác Hồ, Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Chính phủ Liên Xô nhận lời để đồng chí Ti-tốp, anh hùng du hành vũ trụ Liên Xô, sang thăm Việt Nam.

 

Khung cảnh nhìn từ đảo Ti Tốp - Ảnh: Sưu tầm

Ngày 22/11/1962 là một ngày thật đáng nhớ đối với vịnh Hạ Long khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng đồng chí Ti-tốp đáp máy bay từ Hà Nội đi Hồng Quảng [nay là tỉnh Quảng Ninh]. Người muốn trực tiếp giới thiệu và cùng dạo chơi với người anh hùng phi công vũ trụ, cùng chiêm ngưỡng cảnh đẹp huyền thoại của vịnh Hạ Long. Đoàn nghỉ dừng chân ăn trưa trên một hòn đảo nhỏ với hình dáng như bệ phóng tên lửa. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh và anh hùng vũ trụ Ti Tốp trong chuyến tham quan Vịnh Hạ Long năm 1962 - Ảnh: tư liệu

Màu xanh của cây cỏ phủ trên núi đá càng làm đẹp thêm bãi cát vàng trên mặt nước trong veo nhìn thấy tận đáy. Chợt Bác quay sang hỏi đồng chí Nguyễn Ngọc Đàm [là Chủ tịch ủy ban hành chính khu Hồng Quảng]: “Hòn đảo này có tên gọi gì chưa? “. Đồng chí Nguyễn Ngọc Đàm chưa kịp trả lời thì Bác nói: “Hôm nay Bác cháu ta và Anh hùng Liên Xô Ti-tốp cùng ăn cơm trưa dưới chân hòn núi đá này. Để nhớ lâu, Bác cháu ta cùng đặt tên cho hòn đảo này là đảo Ti-tốp. Các chú có đồng ý không? “. Tất cả đều cười vui nhất trí.

 

Hòn đảo nhỏ Ti Tốp được Bác Hồ đặt theo tên của vị Anh hùng Liên Xô Ti-tốp - Ảnh: Sưu tầm

Khác với nhiều điểm du lịch khác trên Vịnh Hạ Long, ngoài phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, sơn thuỷ hữu tình, đảo Ti Tốp còn sở hữu một bãi tắm tuyệt đẹp, gọi là bãi tắm Ti Tốp. Đến đây, du khách có thể leo lên đỉnh núi để ngắm toàn cảnh hòn đảo xinh đẹp này. Từ trên cao nhìn xuống, bãi tắm Ti Tốp có hình dáng như một vầng trăng ôm trọn lấy chân đảo. Bãi tắm tuy diện tích không lớn nhưng yên tĩnh, thoáng đãng và rất sạch, cát ở bãi tắm liên tục được nước thuỷ triều lên xuống rửa sạch, trắng tinh, nước biển trong xanh bốn mùa. Có lẽ nhờ những ưu thế nổi bật đó, Ti Tốp luôn thu hút đông khách du lịch đến tham quan, đặc biệt là khách du lịch quốc tế rất thích đến bãi biển này. Vào mùa hè, mỗi ngày có hàng chục chuyến tàu du lịch đưa khách đến đảo tham quan, tắm biển. 

Trong bản đồ của Pháp vẽ về Hạ Long cuối thế kỷ 19, đảo Ti Tốp có tên là hòn Cát Nàng - Ảnh: Sưu tầm

Ngày 27/6/1997 Giéc Man Ti Tốp có dịp trở lại hòn đảo xưa mang tên mình. Ông đã xúc động ghi vào sổ lưu niệm của Ban Quản lý vịnh Hạ Long: “Cảm ơn số phận đã cho tôi có dịp trở lại hòn đảo nhỏ này”. Năm 2001, khi được tin Ti Tốp qua đời, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã tổ chức lễ truy điệu long trọng người phi công vũ trụ Liên Xô trên đảo Ti Tốp, cho tàu chạy vòng quanh đảo và thả những vòng hoa viếng xuống Vịnh. 

Bãi tắm Ti tốp có hình vầng trăng ôm trọn lấy chân đảo, bãi cát tuy nhỏ nhưng rất thoáng đãng và yên tĩnh, bốn mùa nước sạch và trong xanh. Hiện nay tại bãi tắm này đã có một quầy bar, có dịch vụ cho thuê áo tắm, phao bơi, tắm nước ngọt. Có dịch vụ cho thuê mô tô nước, dù bay. Nước ngọt được Ban Quản lý Vịnh cho vận chuyển từ đất liền ra. Bãi tắm này hiện đang thu hút rất nhiều khách ra tắm biển và thăm đảo. 

Bãi tắm Ti tốp - Ảnh: Sưu tầm

Trong các tuyến tham quan Vịnh Hạ Long, Ti Tốp đã và đang là một điểm đến không thể thiếu trong hành trình khám phá của mỗi du khách. Nếu chưa đến Ti Tốp, bạn hãy thử một lần đến đây để cảm nhận những gì thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho hòn đảo xinh đẹp này...

Các đại biểu dự Lễ cắt băng khánh thành tượng đài Anh hùng vũ trụ Ghéc-man Ti-Tốp.

Công trình xây dựng tượng đài Anh hùng Ghec-manTi Tốp trên Vịnh Hạ Long là công trình mang ý nghĩa lớn, đồng thời là ý tưởng, nguyện vọng của hàng vạn hội viên Hội Hữu nghị Việt-Nga, nhằm tri ân Ghéc-man Ti-Tốp, Anh hùng phi công vũ trụ Liên Xô, Chủ tịch Hội hữu nghị Xô-Việt từ năm 1966 đến 1991, Chủ tịch Hội hữu nghị Nga-Việt từ năm 1992 đến năm 2000.

Anh hùng Ghéc-man Ti Tốp người có cống hiến to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam; là người bạn lớn, thân thiết của nhân dân Việt Nam, đã được Đảng, Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động.

Phát biểu tại Lễ khánh thành, ông Đào Trọng Thi, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị Việt – Nga ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, sáng tạo của Hội hữu nghị Việt – Nga và tỉnh Quảng Ninh trong việc triển khai, xây dựng tượng đài Anh hùng vũ trụ Ghéc-man Ti-Tốp.

Ngài Vnukov Konxtatin, Đại sức Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam phát biểu tại lễ khánh thành.

Ông Đào Trọng Thi khẳng định, đây là công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng, là biểu tượng của tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước và tình cảm sâu sắc giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Anh hùng vũ trụ Ghéc-man Ti-Tốp…

Tại buổi lễ khánh thành, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Đức Long, đã ôn lại lịch sử đồng thời ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp to lớn của Anh hùng phi công vũ trụ Liên Xô Ghéc-man Ti Tốp, Hội hữu nghị Việt – Nga trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Ông Nguyễn Đức Long nhấn mạnh: Anh hùng vũ trụ Liên Xô Ghéc-man Ti-Tốp được thế giới biết đến là người điều khiển tàu vũ trụ Phương Đông II do Liên Xô phóng thành công vào vũ trụ sau 4 tháng tiếp theo chuyến bay thế kỷ của nhà du hành vũ trụ Liên Xô Gagarin - người đầu tiên của thế giới bay vào vũ trụ trên con tàu Phương Đông I [ngày 12-4-1961]. Chuyến bay thành công vào vũ trụ của ông là thành quả vĩ đại của Liên Xô trong nghiên cứu, chinh phục vũ trụ lúc bấy giờ. Ông là người đầu tiên trên thế giới chụp ảnh bề mặt trái đất, bầu trời, mặt trăng và tiến hành những thí nghiệm y sinh quan trọng từ vũ trụ, liên lạc bằng radio...

Nhận lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 1/1962, ông đã sang thăm Việt Nam. Trong chuyến thăm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã dành cho ông sự đón tiếp đặc biệt. Người đã trao tặng Huân chương Anh hùng Lao động Việt Nam cho ông và đã cùng ông đi thăm nhiều nơi, dành cho ông những lời chúc tốt đẹp và tình cảm chân thành nhất, trong đó có chuyến đi thăm Vịnh Hạ Long, đến hòn đảo xinh đẹp này và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt tên cho đảo là Ti Tốp.

Kể từ đó đến nay, hòn đảo xinh đẹp này đã mang đậm dấu ấn của tình hữu nghị giữa Việt Nam với Liên Xô trước đây cũng như Liên bang Nga ngày nay và đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong lòng Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Anh hùng vũ trụ Ghéc-man Ti-Tốp - nguyên Chủ tịch Hội hữu nghị Xô Việt, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Nga Việt là người bạn lớn của nhân dân Việt Nam. Ông đã có những đóng góp quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam và vun đắp cho tình hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam với Liên Xô trước đây cũng như Liên bang Nga ngày nay.

Với mong muốn góp phần tiếp tục phát triển tình hữu nghị quý báu truyền thống giữa Việt Nam với Liên bang Nga, tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp và hỗ trợ Trung ương Hội hữu nghị Việt - Nga về mọi mặt trong quá trình thực hiện Dự án xây dựng tượng đài anh hùng vũ trụ Ghéc-man Ti-Tốp trên Vịnh Hạ Long.

Đây là công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng, là biểu tượng của tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước và tình cảm sâu sắc giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Anh hùng vũ trụ Ghéc-man Ti-Tốp. Tượng đài sẽ trở thành một công trình văn hóa, nghệ thuật và sản phẩm du lịch trên Vịnh Hạ Long, góp phần quảng bá giá trị của Di sản – Kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.

Ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại buổi lễ.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Đức Long khẳng định, công trình còn là tình cảm mà nhân dân Việt Nam nói chung, nhân dân Quảng Ninh nói riêng muốn gửi tới nhân dân Nga nhân dịp kỷ niệm 65 năm thành lập Hội hữu nghị Việt – Xô và Ngày truyền thống Hội Hữu nghị Việt - Nga [1950 - 2015]; kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Anh hùng vũ trụ  Ghéc-man Ti-Tốp [1935 - 2015].

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh trân trọng ghi nhận và cảm ơn sự quan tâm đặc biệt của Trung ương Hội Hữu nghị Việt - Nga trong việc đề xuất và phối hợp chặt chẽ với Quảng Ninh triển khai đầu tư xây dựng thành công công trình này.

Tại buổi lễ, ngài Konstantin Vasilievich Vnukov, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam; ngài Buianov Vladimir Petrovich, Chủ tịch Hội hữu nghị Nga – Việt và thân nhân của Anh hùng vũ trụ Ghéc-man Ti-Tốp đã phát biểu bày tỏ cảm ơn tình cảm của cán bộ, nhân dân các dân tộc Quảng Ninh quan tâm dành cho Hội hữu nghị Việt-Nga đồng thời nhấn mạnh: Sự kiện khánh thành tượng đài Ghec-man Ti-Tốp sẽ càng thắt chặt thêm mối quan hệ truyền thống, hữu nghị, lâu đời giữa 2 nước; thắt chặt thêm mối quan hệ quan hệ hợp tác đầu tư giữa các địa phương Liên bang Nga với tỉnh Quảng Ninh.

Tuấn Hợp

Video liên quan

Chủ Đề