Cách sử dụng phân vi sinh là gì

Phân vi sinh cung cấp thêm các chủng vi sinh vật có lợi cho đất và cây trồng. Hiểu được rõ đặc điểm của các nhóm vi sinh vật sẽ giúp bạn biết cách sử dụng phân vi sinh hiệu quả. Hãy cùng phanvisinh.vn tìm hiểu nhé!

Xem thêm:

Ưu và nhược điểm của phân hữu cơ mà bạn cần biết

Phân vi sinh là gì? Phân vi sinh có đặc điểm như thế nào?

Phân vi sinh là gì?

Phân vi sinh thuộc nhóm phân bón hữu cơ. Là sản phẩm phân bón chứa vi sinh vật hữu ích với mật số cao. Khi bón vào đất vi sinh vật sẽ phát triển và chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong đất theo chiều hướng có lợi cho cây trồng.

Đặc điểm và phân loại phân vi sinh

Phân vi sinh cố định đạm [Nitrogen Fixing microorganisms]

Loại phân này chứa những loài sinh vật có khả năng biến N2 khí quyển thành các hợp chất có nitơ. Nhờ nhóm vi sinh vật này mà N2 trong khí quyển được chuyển thành NH3 cung cấp cho cây, có ý nghĩa rất lơn trong nông nghiệp nhất là cải tạo đất và sử dụng phân bón.

Phân vi sinh hòa tan lân [Phosphate Solubilizing Microorganisms]

Lân là một trong những nguyên tố khoáng đa lượng cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, lân là một nguyên tố dễ bị cố định, thất thoát nhiều và khó được chuyển hóa thành dạng cây trồng hấp thu được. Phân vi sinh hòa tan lân sẽ làm tăng khả năng hiệu quả của phân lân.

Phân vi sinh phân giải Xenlulo [Cellulose Degrading Microorganisms]

Xác bã thực vật, các hợp chất hữu cơ là nguồn dinh dưỡng dự trữ trong đất. Tuy nhiên, cây trồng chỉ hấp thu được các chất dinh dưỡng ở dạng ion. Vì vậy, vi sinh vật phân giải xenlulo đóng vai trò quan trọng trong việc phân giải và chuyển hóa chất dinh dưỡng.

Phân vi sinh điều hòa sinh trưởng ở cây trồng

Phân này gồm nhiều loại vi sinh vật khác nhau như nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn. Phân vi sinh này có tác dụng:

  • Làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh
  • Tăng khả năng nảy mầm của hạt giống
  • Kích thích rễ phát triển nhanh
  • Tăng tổng hợp các chất sinh học, kích thích cây trồng tăng trưởng

Phân vi sinh phân giải silicat

Là loại phân chứa vi sinh vật tiết ra hợp chất giúp hòa tan các khoáng vật có chứa silicat trong đất, đá. Sau đó giải phóng ion K+, SiO32- cho cây trồng hấp thu.

Phân bón vi sinh phòng ngừa nấm bệnh

Đây là loại phân vi sinh có khả năng ngăn ngừa và tiêu diệt các mầm bệnh trong đất. Các loại vi sinh vật này tiết ra chất kháng sinh hoặc phức chất sirophore ức chế nhóm vi sinh vật gây hại cho cây trồng. Nổi bật trong nhóm này có các loại vi sinh vật như:

  • Nấm đối kháng Trichoderma: ngăn ngừa các bệnh về rễ ở cây trồng
  • Các loại nấm xanh, nấm tím, nấm trắng: kí sinh trên các loại sâu hại
  • Vi khuẩn Bt: ngăn ngừa sùng đất, sâu đục thân

Cách sử dụng phân vi sinh hiệu quả

Các chủng vi sinh vật có trong phân vi sinh đều ở dạng bào tử chưa được hoạt hóa. Các vi sinh vật này cần thời gian để phát triển và hoạt động. Chính vì vậy, các loại phân vi sinh đa số được sử dụng bón lót cho cây trồng, có thể bón kết hợp với phân hữu cơ.

Phân vi sinh phù hợp với nhiều loại cây như rau, cây lương thực, cây công nghiệp,…Cách sử dụng phân vi sinh như sau:

Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày

Bón phân theo hình chiếu tán cây. Tạo rãnh sâu 20 – 30 cm bón phân vi sinh xung quanh theo rãnh sau đó lấp đất lại. Liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì. Bạn lưu ý đến tuổi của cây. Giai đoạn kiến thiết cơ bản bón ít hơn giai đoạn kinh doanh. Thời gian bón tốt nhất vào đầu mùa mưa hoặc sau thu hoạch xong.

Lúa nước

Đối với lúa có thể trộn phân vi sinh cùng với giống sắp gieo theo liều lượng 2kg/sào. Đối với cây lớn có thể bón theo liều 10kg/sào.

Bắp, cây công nghiệp ngắn ngày [đậu nành, đậu phộng, mè …]

Đối với nhóm cây này thì bạn có thể bón lọt cùng với phân hữu cơ trước khi trồng. Hoặc bón theo hàng kết hợp vun xới gốc.

Rau, hoa kiểng trồng chậu

Các loại rau ăn lá bạn có thể trộn cùng với đất trồng, hoặc giá thể . Các loại hoa dài ngày có thể bón định kì theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì.

Những lưu ý khi sử dụng phân vi sinh

Hạn chế hoặc không bón phân vi sinh chung với phân hóa học. Không trộn phân vi sinh với tro bếp, vôi. Vôi có tính kháng khuẩn, độ kiềm cao sẽ làm chết vi sinh vật.

Chọn loại vi sinh vật thích hợp với từng loại đất và điều kiện môi trường. Đất chua bạn nên nâng pH đất lên trước khi bón phân vi sinh. Phân vi sinh cố định đạm có nhiều loại. Phân vi sinh chứa tảo lam thường được dùng cho cây trồng ở vùng đất thấp ẩm ướt. Trong khi đó phân vi sinh chứa vi khuẩn Rhizobium được khuyến cáo sử dụng cho cây trồng cạn, chân đất cao.

Khi sử dụng phân vi sinh bạn lưu ý đến thời hạn sử dụng. Thông thường các sản phẩm phân vi sinh có thời gian sử dụng khoảng 6 tháng.

Điều kiện bảo quản nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp. Nhiệt độ thích hợp không quá 30 độ C.

Trên đây là cách sử dụng phân vi sinh hiệu quả. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn nâng cao năng suất cây trồng và tiết kiệm được chi phí.

Nếu bạn có thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với Namix – nhà sản xuất đất trồng chất lượng cao uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam

Phân bón nói chung và phân vi sinh nói riêng, muốn phát huy tối đa hiệu quả thì cần chọn đúng loại và sử dụng đúng cách. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách chọn và sử dụng phân vi sinh phù hợp với từng loại cây trồng để cải thiện chất lượng và tăng năng suất mùa vụ.


1. Phân vi sinh là gì?


Phân vi sinh là chế phẩm chứa các chủng vi sinh vật có lợi cho đất trồng và cây trồng. Những chủng vi sinh vật này được tuyển chọn kỹ lưỡng và có hoạt lực cao để tạo ra chất dinh dưỡng cho đất và cây. Tùy thuộc vào chủng vi sinh vật mà phân vi sinh được chia thành các loại như phân vi sinh cố định đạm, phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh kích thích tăng trưởng,…


2. Tác dụng của phân vi sinh


Mỗi loại phân vi sinh mang lại những tác dụng khác nhau. Chẳng hạn, phân vi sinh cố định đạm bao gồm các vi sinh cố định ni-tơ, có tác dụng tổng hợp và chuyển hóa ni-tơ từ không khí thành các hợp chất ni-tơ để cây hấp thụ. Ngoài ra, có thể kết hợp phân vi sinh cố định đạm với các loại phân bón khác để cải tạo đất và cân bằng dinh dưỡng.


Phân vi sinh phân giải lân bao gồm các vi sinh phân giải phốt-pho, có tác dụng phân giải các hợp chất phốt-pho khó tan trong đất đỏ bazan, đất đen,… để chuyển thành phốt-pho dễ tan, giúp cây hấp thụ tốt hơn, không chỉ gia tăng năng suất mà còn giúp cây chống chọi với điều kiện thời tiết và sâu bệnh tốt hơn.


Còn phân vi sinh kích thích tăng trưởng bao gồm nhiều chủng vi sinh khác nhau như nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn,… thường được dùng để bón vào đất hoặc phun lên cây, kích thích quá trình trao đổi chất của cây để cây phát triển tốt hơn, hoặc gia tăng khả năng nảy mầm của hạt và tăng trọng lượng hạt.


Phân vi sinh có khả năng thay thế phân đạm hay phân lân hóa học từ 50 - 100%, lại có giá thành hợp lý nên là giải pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả. Bên cạnh đó, so với phân hóa học, phân vi sinh được đánh giá là không độc hại, thân thiện với môi trường và an toàn với con người. Đặc biệt, có thể sử dụng phân vi sinh để cải thiện độ màu mỡ, phì nhiêu của đất để gia tăng mùa vụ.


3. Hướng dẫn sử dụng phân vi sinh


Phân vi sinh thích hợp với những cây trồng ngắn ngày, từ cây ăn quả, lúa, ngô, chè đến rau xanh, cây cảnh,… Phân chủ yếu được sử dụng để bón lót hơn là bón thúc. Cách bón như sau:


- Đối với cây ăn quả, dùng cuốc xới nhẹ xung quanh gốc cây rồi bón theo hình thức chiếu tán. Rắc một lượng phân khoảng 1 - 2kg/gốc rồi lấp một lớp đất mỏng lên trên.


- Đối với cây lúa, bón phân theo liều lượng 10kg/sào. Nếu là mạ thì trộn phân đều với mầm mạ theo liều lượng 2kg/sào. Với cây ngô, bón phân urê và phân lân theo tỷ lệ 50:50, liều lượng 10kg/sào. Đến khi cây có từ 3 - 4 lá thì bón tiếp phân vi sinh theo liều lượng 10kg/sào và tiến hành vun gốc. Đối với cây chè, bón vào rãnh giữa 2 luống chè với liều lượng 0,2 - 0,3kg/gốc.


- Đối với rau, nếu là rau ăn lá thì phân vi sinh có thể thay thế 50% lượng phân urê và phân lân, nếu là rau ăn củ thì thay thế 70% lượng phân urê và phân lân, còn nếu là rau ăn quả thì thay thế 100% lượng phân urê và phân lân. Phân được dùng để bón lót với liều lượng 10 - 15kg/sào.


- Đối với cây cảnh trong chậu, con trộn 1kg phân vi sinh với 2 - 3kg đất bột và bón cho 10 chậu cây.


4. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng phân vi sinh


- Đã bón phân vi sinh thì hạn chế bón phân hóa học. Không trộn phân vi sinh với phân hoá học và tro bếp để tránh làm chết vi sinh vật.


- Phân vi sinh phát huy tốt trong điều kiện chân đất cao, đối với cây trồng cạn. Với đất chua, cần bón vôi bột trước 2 - 3 ngày rồi mới được bón phân vi sinh.


- Phân vi sinh có thời hạn sử dụng không lâu, từ 1 - 6 tháng kể từ ngày sản xuất. Sau thời gian này, các vi sinh vật trong phân sẽ bị thuyên giảm hoạt lực.


- Bảo quản phân vi sinh ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp và nhiệt độ không quá 30 độ C.


Hy vọng với tất cả chia sẻ trên đây, bạn sẽ có cách sử dụng phân vi sinh tiết kiệm và hiệu quả nhất.

Lê Trinh


Video liên quan

Chủ Đề