Thẻ tín dụng nghĩa là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm về thẻ tín dụng.
  • 2. Lịch sử hình thành thẻ tín dụng
  • 2.1 Sự ra đời của thẻ tín dụng trên thế giới
  • 2.2 Sự ra đời của thẻ tín dụng tại Việt Nam
  • 3. Những đối tượng nào có thể làm thẻ tín dụng
  • 3.1 Điều kiện về mặt chủ thể
  • 3.2 Các điều kiện khác

1. Khái niệm về thẻ tín dụng.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN định nghĩa về thẻ tín dụng, cụ thể như sau:

"3. Thẻ tín dụng [credit card] là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ".

Hình thức cơ bản của thẻ tín dụng là thẻ sử dụng trong hệ thống mua bán chịu do Bighin [John Biggins] sáng lập năm 1946 [charg-it]. Người sở hữu thẻ sử dụng thẻ để thanh toán cho các khoản mua bán lẻ trong phạm vi lãnh thổ có hệ thống mua bán chịu phục vụ. Các cơ sở chấp nhận thẻ [người bán hàng] nộp biên lai bán hàng vào ngân hàng của.

Bighin, ngân hàng sẽ trả khoản tiền mua hàng và thu lại từ người sử dụng thẻ. Đến năm 1951, Ngân hàng Franklin [Franklin National Bank] ở Niu Yooc [Long Island, New York] phát hành loại thẻ tín dụng được sử dụng với phạm vi rộng hơn so với các thẻ sử dụng trong hệ thống mua bán chịu của Bighin.

Năm 1960, Ngân hàng châu Mĩ [Bank of America] phát hành thẻ Bank Americard được nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng chấp nhận với tư cách là thành viên tham gia thanh toán thẻ. Năm 1966, 14 ngân hàng hàng đầu của Hoa Kì đã thành lập hệ thống liên ngân hàng [Interbank] với chức năng là đầu mối trao đổi các thông tin về giao dịch thẻ. Năm 1967, bốn ngân hàng của Bang California đổi tên từ Califomia Bank Card Association thành Westem State Bank Card Association [WSBA] và liên kết với Interbank phát hành thẻ Master Charge.

Thẻ Bank Americard, thẻ Master Change được sử dụng trên phạm vi toàn cầu và hai tổ chức phát hành này đã xây dựng các quy tắc sử dụng thẻ trong thanh toán, đóng vai trò là người thúc đẩy việc sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch trên phạm vi toàn cầu. Cùng với quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, thẻ tín dụng ngày càng được sử dụng rộng rãi và do nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành.

Ở Việt Nam, năm 1990, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam bắt đầu làm đại lí thanh toán thẻ cho các ngân hàng, tổ chức tài chính ngoài nước. Nghị định số 91/CP ngày 25.11.1993 của Chính phủ về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt là văn bản pháp luật đầu tiên ở nước ta có các quy định về thẻ ngân hàng, trong đó có thẻ tín dụng. Năm 1993, Ngân hàng ngoại thương phát hành thẻ ngân hàng và đến năm 1995 phát hành loại thẻ ghi nợ đầu tiên.

Theo quy định tại Điều 2 Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19.10.1999 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, thẻ tín dụng là loại thẻ cho phép chủ thể thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, rút tiền mặt trong hạn mức tín dụng được ngân hàng phát hành thẻ chấp nhận theo hợp đồng. Chủ thể là cá nhân đủ điều kiện cho vay thanh toán. Căn cứ phạm vi lãnh thổ sử dụng, thẻ tín dụng được chia làm hai loại: thẻ nội địa và thẻ quốc tế.

2. Lịch sử hình thành thẻ tín dụng

>> Xem thêm: Thư tín dụng là gì ? Những điều cần biết khi thanh toán bằng thư tín dụng [L/C] ?

2.1 Sự ra đời của thẻ tín dụng trên thế giới

Sự ra đời của tiền tệ đã đánh dấu một bước phát triển đột phá của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày nay tiền tệ đã đạt đến hình thái biểu hiện cao với chức năng thanh toán không dùng tiền mặt, đó là Tiền điện tử. Thẻ tín dụng chính là một dạng của loại tiền điện tử không dùng tiền mặt đó. Vào những năm giữa thế kỷ 20, kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu tiêu dùng cá nhân không ngừng tăng lên. Thêm vào đó, những thành quả của sự phát triển vƣợt bậc trong khoa học kỹ thuật và công nghệ tin học đƣợc ứng dụng vào ngành tài chính – ngân hàng đã làm thay đổi hình thức thanh toán tiêu dùng truyền thống của dân chúng, đồng thời đưa dịch vụ thanh toán điện tử trở thành mũi nhọn kinh doanh của các ngân hàng. Nằm trong dịch vụ thanh toán điện tử này, kết hợp với việc kinh doanh tín dụng truyền thống, thẻ tín dụng ra đời không những làm thay đổi thói quen kinh doanh của ngân hàng mà còn làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân tại nhiều quốc gia. Năm 1914, một số nhà hàng, khách sạn, Hiệp hội... tại Hoa Kỳ đã sản xuất và cấp cho các Khách hàng quen của mình những tấm thẻ ưu đãi để sử dụng cho những dịch vụ đặc biệt. Tấm thẻ ưu đãi lúc này chỉ là một sự chứng nhận cho nhân thân của Chủ thẻ chứ không thay thế cho việc thanh toán các dịch vụ mà Chủ thẻ đó sử dụng. Năm 1946, một người tên là John Biggins sáng lập ra hệ thống mua bán chịu Charge-it để người tiêu dùng thực hiện những giao dịch mua bán lẻ tại địa phương. Các Đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ bán chịu cho khách hàng và nộp biên lai bán hàng cho ngân hàng của Biggins. Ngân hàng này sẽ trả tiền cho họ và thu lại tiền từ các khách hàng sử dụng dịch vụ Charge-it. Năm 1949, sau sự kiện bị từ chối thanh toán bằng séc khi không mang tiền mặt tại một quán ăn ở New York, ông Frank McNamara đã có sáng kiến phát hành ra chiếc thẻ Diner Club phát hành cho các hội viên để các hội viên sử dụng mua hàng hóa, dịch vụ mà không cần thanh toán ngay bằng tiền mặt. Diner Club sẽ trả cho các chủ hiệu tiền hàng hóa dịch vụ của tất cả các hội viên vào cuối tháng, sau khi trừ đi chi phí dịch vụ thẻ, đồng thời phát hành bảng kê cho các hội viên và yêu cầu hội viên thanh toán lại ngay cho Diner Club. Năm 1951, Franklin National Bank- Long Insland- New York [nay là European American Bank] là ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ tín dụng. Để có đƣợc thẻ, các khách hàng phải có uy tín và năng lực tài chính. Thẻ này dùng cho các thƣơng vụ bán lẻ hàng hóa dịch vụ. Khi nhận đƣợc thẻ để thanh toán, các Đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ lƣu lại các thông tin về khách hàng trên thẻ vào hóa đơn bán hàng. Các Đơn vị này sẽ đƣợc Franklin National Bank thanh toán lại trên cơ sở có chiết khấu một tỷ lệ nhất định như là một khoản bù đắp chi phí. Năm 1959, để tăng sức cạnh tranh, nhiều tổ chức phát hành thẻ đƣa ra loại hình dịch vụ mới: tín dụng tuần hoàn. Với dịch vụ này, các Chủ thẻ có thể duy trì số dƣ có trên tài khoản vay bằng một hạn mức tín dụng nếu họ hoàn thành trách nhiệm thanh toán hàng tháng. Khi đó, số tiền thanh toán hàng tháng của chủ thể sẽ đƣợc cộng thêm một khoản chi phí tính từ khoản vay của Chủ thẻ. Đến những năm 60 của thế kỷ 20, thẻ tín dụng đã dần dần xuất hiện trong cuộc sống của các nƣớc Châu Âu và trở thành một trong những phương tiện thanh toán thông dụng trên thế giới. Ở giai đoạn đầu phát triển, Chủ thẻ tín dụng thường là những người có năng lực tài chính, có vị thế trong xã hội. Nhưng các ngân hàng sớm nhận ra đông đảo dân chúng trong xã hội mới là đối tƣợng sử dụng thẻ tiềm năng và một cuộc đua tranh giữa các ngân hàng tạo ra sự bùng nổ việc sử dụng thẻ tín dụng. Năm 1960, ngân hàng Bank of America cho ra đời sản phẩm thẻ đầu tiên của mình là Bank Americard. Ban đầu, chỉ một nhóm nhỏ các Chủ thẻ và đại lý tham gia, sau đó Bank of America phát triển mạng lƣới bằng cách mở rộng phạm vi hoạt động thông qua việc cấp phép cho các tổ chức tài chính khác trong việc phát hành thẻ và ký kết hợp đồng với các đại lý. Việc phát triển mạng lƣới đại lý và Chủ thẻ ngày càng mở rộng trên toàn nước Mỹ. Thấy được thành công trong việc kinh doanh thẻ của Bank of America, nhiều tổ chức phát hành thẻ khác bắt đầu liên kết để cạnh tranh với các tổ chức của Bank of America. Năm 1966, 14 ngân hàng Mỹ liên kết thành tổ chức Interbank [Interbank Card Association - ICA], một tổ chức mới có khả năng trao đổi thông tin về các giao dịch thẻ tín dụng. Mặc dù có những rắc rối phát sinh, các tổ chức phát hành thẻ vẫn liên tiếp ra đời. Năm 1967, 4 ngân hàng ở California đổi tên từ California Bank Card Association thành Western State Bank Card Association [WSBA]. WSBA mở rộng mạng lưới thành viên với các tổ chức tài chính khác ở phía Tây nƣớc Mỹ. Sản phẩm thẻ của WSBA là MasterCharge. WSBA cũng cấp phép cho tổ chức Interbank sử dụng tên và thương hiệu của MasterCharge. Vào cuối thập niên 60, nhiều tổ chức tài chính đã trở thành thành viên của MasterCharge và đủ sức cạnh tranh với Bank Americard. Năm 1968, Interbank mở rộng thành viên ra khỏi phạm vi nƣớc Mỹ, liên kết với các tổ chức tài chính Châu Âu và hình thành thẻ EuroCard và năm này cũng là năm mà thành viên đầu tiên của Nhật tham gia vào tổ chức Interbank. Năm 1977, tổ chức thẻ Bank Americard đổi tên thành Visa USA và sau đó là Tổ chức thẻ quốc tế Visa – Visa International. Năm 1979, tổ chức Master Charge đổi tên thành MasterCard. Đến thời điểm hiện nay, đã có rất nhiều các tổ chức thẻ quốc tế được thành lập bởi các định chế tài chính khác nhau, làm cho thị trƣờng thẻ ngày càng đa dạng nhƣ: American Express [Amex], Diners Club, JCB, EuroCard... Nhƣng phát triển mạnh nhất và chiếm lĩnh thị trƣờng nhiều nhất vẫn là VisaCard và Mastercard với hơn 25 triệu Đơn vị chấp nhận thẻ và hơn 1 triệu điểm rút tiền mặt thuộc 230 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Việt NamSự ra đời của tiền tệ đã đánh dấu một bước phát triển đột phá của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày nay tiền tệ đã đạt đến hình thái biểu hiện cao với chức năng thanh toán không dùng tiền mặt, đó là Tiền điện tử. Thẻ tín dụng chính là một dạng của loại tiền điện tử không dùng tiền mặt đó. Vào những năm giữa thế kỷ 20, kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu tiêu dùng cá nhân không ngừng tăng lên. Thêm vào đó, những thành quả của sự phát triển vƣợt bậc trong khoa học kỹ thuật và công nghệ tin học đƣợc ứng dụng vào ngành tài chính – ngân hàng đã làm thay đổi hình thức thanh toán tiêu dùng truyền thống của dân chúng, đồng thời đưa dịch vụ thanh toán điện tử trở thành mũi nhọn kinh doanh của các ngân hàng. Nằm trong dịch vụ thanh toán điện tử này, kết hợp với việc kinh doanh tín dụng truyền thống, thẻ tín dụng ra đời không những làm thay đổi thói quen kinh doanh của ngân hàng mà còn làm thay đổi thói quen tiêu dùng của ngƣời dân tại nhiều quốc gia. Năm 1914, một số nhà hàng, khách sạn, Hiệp hội... tại Hoa Kỳ đã sản xuất và cấp cho các Khách hàng quen của mình những tấm thẻ ưu đãi để sử dụng cho những dịch vụ đặc biệt. Tấm thẻ ƣu đãi lúc này chỉ là một sự chứng nhận cho nhân thân của Chủ thẻ chứ không thay thế cho việc thanh toán các dịch vụ mà Chủ thẻ đó sử dụng. Năm 1946, một ngƣời tên là John Biggins sáng lập ra hệ thống mua bán chịu Charge-it để ngƣời tiêu dùng thực hiện những giao dịch mua bán lẻ tại địa phương. Các Đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ bán chịu cho khách hàng và nộp biên lai bán hàng cho ngân hàng của Biggins. Ngân hàng này sẽ trả tiền cho họ và thu lại tiền từ các khách hàng sử dụng dịch vụ Charge-it. Năm 1949, sau sự kiện bị từ chối thanh toán bằng séc khi không mang tiền mặt tại một quán ăn ở New York, ông Frank McNamara đã có sáng kiến phát hành ra chiếc thẻ Diner Club phát hành cho các hội viên để các hội viên sử dụng mua hàng hóa, dịch vụ mà không cần thanh toán ngay bằng tiền mặt. Diner Club sẽ trả cho các chủ hiệu tiền hàng hóa dịch vụ của tất cả các hội viên vào cuối tháng, sau khi trừ đi chi phí dịch vụ thẻ, đồng thời phát hành bảng kê cho các hội viên và yêu cầu hội viên thanh toán lại ngay cho Diner Club. Năm 1951, Franklin National Bank- Long Insland- New York [nay là European American Bank] là ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ tín dụng. Để có đƣợc thẻ, các khách hàng phải có uy tín và năng lực tài chính. Thẻ này dùng cho các thƣơng vụ bán lẻ hàng hóa dịch vụ. Khi nhận đƣợc thẻ để thanh toán, các Đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ lƣu lại các thông tin về khách hàng trên thẻ vào hóa đơn bán hàng. Các Đơn vị này sẽ đƣợc Franklin National Bank thanh toán lại trên cơ sở có chiết khấu một tỷ lệ nhất định nhƣ là một khoản bù đắp chi phí. Năm 1959, để tăng sức cạnh tranh, nhiều tổ chức phát hành thẻ đƣa ra loại hình dịch vụ mới: tín dụng tuần hoàn. Với dịch vụ này, các Chủ thẻ có thể duy trì số dư có trên tài khoản vay bằng một hạn mức tín dụng nếu họ hoàn thành trách nhiệm thanh toán hàng tháng. Khi đó, số tiền thanh toán hàng tháng của chủ thể sẽ được cộng thêm một khoản chi phí tính từ khoản vay của Chủ thẻ. Đến những năm 60 của thế kỷ 20, thẻ tín dụng đã dần dần xuất hiện trong cuộc sống của các nƣớc Châu Âu và trở thành một trong những phƣơng tiện thanh toán thông dụng trên thế giới. Ở giai đoạn đầu phát triển, Chủ thẻ tín dụng thƣờng là những ngƣời có năng lực tài chính, có vị thế trong xã hội. Nhƣng các ngân hàng sớm nhận ra đông đảo dân chúng trong xã hội mới là đối tƣợng sử dụng thẻ tiềm năng và một cuộc đua tranh giữa các ngân hàng tạo ra sự bùng nổ việc sử dụng thẻ tín dụng. Năm 1960, ngân hàng Bank of America cho ra đời sản phẩm thẻ đầu tiên của mình là Bank Americard. Ban đầu, chỉ một nhóm nhỏ các Chủ thẻ và đại lý tham gia, sau đó Bank of America phát triển mạng lƣới bằng cách mở rộng phạm vi hoạt động thông qua việc cấp phép cho các tổ chức tài chính khác trong việc phát hành thẻ và ký kết hợp đồng với các đại lý. Việc phát triển mạng lƣới đại lý và Chủ thẻ ngày càng mở rộng trên toàn nƣớc Mỹ. Thấy đƣợc thành công trong việc kinh doanh thẻ của Bank of America, nhiều tổ chức phát hành thẻ khác bắt đầu liên kết để cạnh tranh với các tổ chức của Bank of America. Năm 1966, 14 ngân hàng Mỹ liên kết thành tổ chức Interbank [Interbank Card Association - ICA], một tổ chức mới có khả năng trao đổi thông tin về các giao dịch thẻ tín dụng. Mặc dù có những rắc rối phát sinh, các tổ chức phát hành thẻ vẫn liên tiếp ra đời. Năm 1967, 4 ngân hàng ở California đổi tên từ California Bank Card Association thành Western State Bank Card Association [WSBA]. WSBA mở rộng mạng lƣới thành viên với các tổ chức tài chính khác ở phía Tây nƣớc Mỹ. Sản phẩm thẻ của WSBA là MasterCharge. WSBA cũng cấp phép cho tổ chức Interbank sử dụng tên và thƣơng hiệu của MasterCharge. Vào cuối thập niên 60, nhiều tổ chức tài chính đã trở thành thành viên của MasterCharge và đủ sức cạnh tranh với Bank Americard. Năm 1968, Interbank mở rộng thành viên ra khỏi phạm vi nƣớc Mỹ, liên kết với các tổ chức tài chính Châu Âu và hình thành thẻ EuroCard và năm này cũng là năm mà thành viên đầu tiên của Nhật tham gia vào tổ chức Interbank. Năm 1977, tổ chức thẻ Bank Americard đổi tên thành Visa USA và sau đó là Tổ chức thẻ quốc tế Visa – Visa International. Năm 1979, tổ chức Master Charge đổi tên thành MasterCard. Đến thời điểm hiện nay, đã có rất nhiều các tổ chức thẻ quốc tế đƣợc thành lập bởi các định chế tài chính khác nhau, làm cho thị trƣờng thẻ ngày càng đa dạng nhƣ: American Express [Amex], Diners Club, JCB, EuroCard... Nhƣng phát triển mạnh nhất và chiếm lĩnh thị trƣờng nhiều nhất vẫn là VisaCard và Mastercard với hơn 25 triệu Đơn vị chấp nhận thẻ và hơn 1 triệu điểm rút tiền mặt thuộc 230 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Việt Nam.

2.2 Sự ra đời của thẻ tín dụng tại Việt Nam

Từ trước những năm 90 của thế kỷ 20, mặc dù đã đƣợc phổ biến tại nhiều quốc gia, thẻ tín dụng vẫn chƣa có chỗ đứng tại Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ sau đó ít lâu, nhờ vào định hƣớng phát triển kinh tế thị trƣờng và chính sách mở cửa, thẻ tín dụng đã đƣợc các nhà đầu tƣ và khách du lịch nƣớc ngoài mang theo khi nhập cảnh vào Việt Nam. Trong khi việc thanh toán không dùng tiền mặt thông qua thẻ tín dụng đã trở thành thói quen của ngƣời nƣớc ngoài, thì tại Việt Nam, họ vẫn phải dùng ngoại tệ mặt hoặc đến ngân hàng tại Việt Nam đổi lấy tiền đồng Việt Nam để chi trả cho hàng hóa, dịch vụ mà họ sử dụng. Với sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, cộng với sự hội nhập sâu rộng của kinh tế xã hội Việt Nam vào khu vực và thế giới, lượng khách nƣớc ngoài đến Việt Nam ngày càng gia tăng dẫn đến áp lực phải chấp nhận phƣơng thức thanh toán phổ biến này của người nước ngoài. Đánh dấu điểm khởi đầu cho sự gia nhập chính thức của thẻ tín dụng vào thị trƣờng Việt Nam là sự kiện Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam [VCB] ký kết hợp đồng đại lý thanh toán thẻ với ngân hàng BFCE Singapore vào ngày 27-6-1990. Nội dung của Hợp đồng này là thỏa thuận để các điểm giao dịch và đại lý của VCB có thể chấp nhận thanh toán được thẻ Visa. Ngay sau đó, tháng 7-1990 Ngân hàng Sài Gòn Công Thƣơng liên doanh với một công ty con của Tyndall Group của Anh thành lập Trung tâm thanh toán Visa tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 24-7-1991, VCB ký hợp đồng đại lý thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Mastercard với công ty thẻ MBF Malaysia. Ngày 18-9-1991, VCB tiếp tục ký hợp đồng đại lý thanh toán thẻ JCB card với công ty JCB International Co.Ltd của Nhật Bản. Đến năm 1994, một số ngân hàng khác cũng tham gia thị trường thanh toán thẻ Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam với thẻ Visa, Eximbank với thẻ Visa và Mastercard … Cho đến nay ở Việt Nam đã có 19 ngân hàng thƣơng mại tham gia thanh toán thẻ tín dụng quốc tế với các thương hiệu như Visacard, Mastercard, JCB, Amex, Diners Club, Eurocard… Đó mới chỉ là sự tham gia của các ngân hàng Việt Nam vào hoạt động thanh toán bằng thẻ tín dụng. Việc các ngân hàng Việt Nam phát hành thẻ tín dụng thì triển khai chậm hơn. Hiện tại có 8 ngân hàng thương mạiViệt Nam tham gia phát hành thẻ tín dụng quốc tế cho các thương hiệu nổi tiếng như: Visa, Mastercard, JCB, Amex, Diners Club… Về lĩnh vực liên kết thẻ, hiện tại mới có 3 liên minh thẻ là liên minh giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt nam với 17 ngân hàng thƣơng mại cổ phần, công ty cổ phần chuyển Mạch tài chính Quốc gia – BankNet [có 14 ngân hàng thương mại tham gia với VDC], hệ thống VNBC [có 4 ngân hàng thƣơng mại tham gia]. Việc sử dụng thẻ ngân hàng nói chung và thẻ tín dụng nói riêng ở Việt Nam bắt đầu đƣợc triển khai vào những năm 1990 với việc Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành Quyết định số 74/QĐ-NH về “Thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh toán” và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép áp dụng thí điểm tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Từ những năm 1993 đến 1995, một số ngân hàng trong nước cũng bắt đầu thực hiện vai trò làm ngân hàng đại lý thanh toán thẻ quốc tế cho các ngân hàng nước ngoài là thành viên các TCTQT. Khi đó các chủ thẻ thanh toán chủ yếu là ngƣời nƣớc ngoài sinh sống, hoạt động kinh doanh hoặc du lịch tại Việt Nam. Đến năm 1996, một số ngân hàng trong nước đã xây dựng các Thể lệ tạm thời về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ trên cơ sở chấp thuận của Ngân hàng Nhà nƣớc. Trƣớc nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển thanh toán thẻ và nhận định về sự cần thiết phải có hành lang pháp lý ổn định cho các ngân hàng thƣơng mại thực hiện nghiệp vụ thẻ, Ngân hàng Nhà nƣớc đã lần lượt ban hành các văn bản pháp lý để điều chỉnh hoạt động của nghiệp vụ này như: Quyết định số 22/QĐ-NH1 ngày 21-02-1994 về Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt, Thông tư số 08/TT-NHNN ngày 02-6-1994 hướng dẫn Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt. Đến năm 1999, NHNN ban hành Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng kèm theo Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19-10-1999 [sau đây gọi tắt là “Quy chế 371”], đặt ra một khung pháp lý để các ngân hàng phát triển nghiệp vụ thẻ của mình. Đặc biệt, gần đây nhất, ngày 15-05-2007, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN kèm theo Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung ứng dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng [sau đây gọi tắt là “Quy chế 20”]. Về đối tƣợng, phạm vi điều chỉnh, Quy chế 20 có đối tƣợng, phạm vi điều chỉnh đƣợc mở rộng hơn so với các quy định trƣớc đó. Nếu ở Quy chế 371, các loại thẻ ngân hàng đƣợc áp dụng phải là thẻ do ngân hàng phát hành, thì đến Quy chế 20, thẻ ngân hàng là thẻ do Tổ chức phát hành thẻ phát hành. Khái niệm Tổ chức phát hành thẻ thì được hiểu rất rộng: Là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được phép phát hành thẻ theo quy định tại Điều 9, Quy chế 20 [khoản 12 Điều 2].

3. Những đối tượng nào có thể làm thẻ tín dụng

Theo Điều 15 Thông tư 19/2016/TT-NHNN [sửa đổi bởi Thông tư số 26/2017/TT-NHNN và Thông tư số 28/2019/TT-NHNN, tổ chức phát hành thẻ xem xét và quyết định cấp tín dụng qua thẻ tín dụng cho chủ thẻ đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

3.1 Điều kiện về mặt chủ thể

- Đối với chủ thẻ chính là cá nhân:

+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;

+ Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

>> Xem thêm: Phân loại các hình thức tín dụng phổ biến nhất hiện nay

- Đối với chủ thẻ chính là tổ chức: Tổ chức là pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được sử dụng thẻ tín dụng. Chủ thẻ là tổ chức được ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân sử dụng thẻ của tổ chức đó hoặc cho phép cá nhân sử dụng thẻ phụ.

- Ngoài ra, đối tượng không được cấp tín dụng quy định tại Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 [sửa đổi, bổ sung năm 2017] không được làm thẻ tín dụng, gồm:

+ Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc [Giám đốc], Phó Tổng giám đốc [Phó giám đốc] và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;

+ Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc [Giám đốc], Phó Tổng giám đốc [Phó giám đốc] và các chức danh tương đương.

3.2 Các điều kiện khác

Ngoài điều kiện về chủ thẻ, người có nhu cầu cấp thẻ tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Chủ thẻ sử dụng tiền vay đúng mục đích và có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng hạn;

+ Tổ chức phát hành thẻ xem xét và yêu cầu chủ thẻ áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề