Tại sao các shop không để giá

Hiện nay bán hàng online đang là một hình thức kinh doanh ngày càng rầm rộ, nhất là qua các kênh mạng xã hội như facebook, instagram… Kinh doanh Online được nhiều người ưa chuộng bởi nó đơn giản hơn rất nhiều so với các hình thức kinh doanh khác.

Trước khi quyết định mua một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ qua mạng, khách hàng sẽ quan tâm nhất đến vấn đề giá cả. Để thông báo tới khách hàng về giá sản phẩm, những người bán hàng Online có hai hình thức đó là để giá công khai và giá inbox. Vậy ưu nhược điểm của cả hai hình thức này như thế nào?

1. Lợi ích của hình thức bán hàng để giá công khai

Những cửa hàng bán Online khi để giá công khai sẽ nhận được những giá trị rất lớn:

– Thu hút khách hàng

Bất kỳ ai khi mua hàng cũng đều mong muốn được mua với mức giá rẻ, hàng đẹp và chất lượng. Khi mua hàng qua mạng đa phần người mua sẽ dành thời gian nhất định để so sánh giá cả rồi mới quyết định mua. Điều này rất có lợi thế đối với những chủ cửa hàng tự tin với mức giá thấp nhất. Ngược lại khi không kèm giá sản phầm thì người tiêu dùng sẽ ngại hỏi hoặc cho rằng giá cao hơn nên sẽ bỏ qua.

– Gạt bỏ những hoài nghi

Khi phỏng vấn thực tế khách mua hàng Online họ đều đánh giá về việc không để giá công khai không tốt. Họ có thể cho rằng sản phẩm chưa được định giá và mỗi khách hàng sẽ được bán với giá khác nhau tùy vào khả năng kinh tế hoặc khả năng mặc cả, trả giá của khách hàng.

Nhiều người còn cho rằng việc không cập nhật giá bán công khai là hình thức bán hàng lừa đảo, chỉ là dụ người dùng click vào để xâm nhập tài khoản các nhân, ăn cắp thông tin…

Việc bán hàng Online không để giá sẽ làm mất lượng khách hàng lớn và cụ thể họ sẽ chuyển qua mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng uy tín hoặc các siêu thị, trung tâm thương mại. Bởi hiện nay trên mạng, các hình ảnh bán hàng thường không phải ảnh chụp thật sản phẩm, hơn nữa giá thì không cụ thể càng khiến họ chán ghét và tránh xa.

Vì vậy việc công khai giá sẽ lấy được lòng tin của khách hàng, họ cho rằng chủ cửa hàng nếu bán hàng tự tin về chất lượng và giá cả thì sẽ sẵn sàng công khai.

– Tạo phong cách bán hàng chuyên nghiệp

So với một trang bán hàng inbox giá thì các trang bán hàng để giá công khai sẽ tạo cho khách hàng cảm nhận sự chuyên nghiệp hơn cả. Điều này sẽ đáp ứng được quy trình mua hàng từ việc thấy sản phẩm bắt mắt, click vào để xem chi tiết và khi cảm thấy thích sẽ tìm thông tin về giá cả để xem có phù hợp với túi tiền của mình hay không.

– Tiết kiệm thời gian và nhân lực

Khi để giá công khai bạn sẽ không phải mất công trả lời khách hàng nữa và dành thời gian cũng như nhân lực để làm những việc khác. Ngoài ra việc để giá công khai thì khi khách hàng nhầm lẫn giá, thắc mắc tại sao giá khi nhận hàng khác đi sẽ có chứng cứ để chứng minh rằng bạn không thay đổi mà chính do khác hàng.

Ngoài mang lại lợi ích cho chính cửa hàng, việc công khai giá bán sản phẩm sẽ đem lại lợi ích cho cộng đồng.

Khi một hay vài cửa hàng công khai giá bán thì các đơn vị khác sẽ bớt nói thách, hét giá và thậm chí bán rẻ hơn để thu hút khách hàng. Vì vậy việc báo giá công khai sẽ góp phần quản lý thị trường và bảo vệ quyền lợi của người mua hàng, nhất là với những đối tượng kinh tế hạn hẹp.

Hơn nữa do việc kinh doanh online phát triển mạnh mẽ nên hàng hóa quốc tế du nhập về Việt Nam ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến các chủ kinh doanh tại Việt Nam. Vì vậy khi các cửa hàng để giá công khai sẽ được người tiêu dùng trong nước tin tưởng, ủng hộ và hạn chế sự xâm nhập của các cửa hàng nước ngoài.

2. Lợi ích của hình thức bán hàng giá inbox

Có thể thấy việc bán hàng online công khai giá mang lại rất nhiều lợi ích. Thế nhưng nhiều cửa hàng vẫn chọn hình thức bán hàng giá inbox bởi việc này cũng mang lại nhiều lợi ích.

– Tránh tình trạng bị cướp khách

Nhiều chủ cửa hàng chia sẻ rằng tình trạng cướp khách sẽ xảy ra thường xuyên khi để giá công khai. Khi hướng khách hàng đến inbox thì các thông tin của khách như số điện thoại, địa chỉ giao hàng sẽ không bị đối thủ “cướp”. Có những người cùng bán sản phẩm đó luôn sẵn sàng chực khách từ các cửa hàng khác và giao hàng trước.

– Bảo vệ khách hàng khỏi việc mua hàng kém chất lượng

Tiếp diễn kết quả của việc cướp khách ở trên. Khách hàng nhận hàng mà không biết rằng đây là hàng của đơn vị khác. Nếu hàng đảm bảo chất lượng thì không sao nhưng nếu kém chất lượng thì khách hàng sẽ bị mất tiền oan và ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng.

Hơn nữa khi khách hàng mua hàng bằng cách Inbox sẽ trao đổi được cụ thể hơn về sản phẩm, sẽ được giải đáp chi tiết về chất lượng hàng hóa.

Vì vậy có thể kết luận hình thức bán hàng inbox giá nếu được thực hiện với các mục đích như trên thì sẽ mang lợi cho các người mua và người bán bởi khách không bị lừa mua hàng kém chất lượng và người bán thì không bị cướp khách.

Tóm lại tùy vào từng sản phẩm hàng hóa mà các chủ cửa hàng online sẽ công khai hoặc inbox giá bán. Tuy nhiên so với hình thức inbox thì công khai giá sẽ được khách hàng ưa chuộng hơn cả. Sự lựa chọn hợp lý sẽ giúp bạn kiếm tiền một cách thuận lợi, đơn giản, phát huy được những giá trị của hình thức kinh doanh Online.

Nếu thấy hữu ích - Like để ủng hộ chúng tôi

Câu chuyện kinh doanh

“Giá inbox” - Cứ thấy cụm từ này là khách hàng “auto skip” nhưng tại sao nhiều shop online vẫn cứ kiên trì áp dụng?

Điều khách hàng "không ưa" khi phải nhắn tin hỏi mới biết được giá, ngoài việc phiền phức, mất thời gian thì còn do tâm lý "ghét shop chảnh", và nghi ngờ sự minh bạch của shop. Nên nếu không quá thích, quá cần sản phẩm thì họ cũng không dừng lại để "inbox" làm gì.

Nguồn: Thăng Fly

Mua hàng trênFacebookvới người Việt Nam đã là "chuyện thường ngày ở huyện." Nhưng giữa thời đại các shop online mọc lên như nấm và khách hàng có vô vàn lựa chọn, tại sao nhiều shop vẫn "khó tính" bắt khách hàng inbox thì mới biết được giá?

Khách hàng: Thấy cụm từ "giá inbox" là gần như auto skip

"Mình hay mua giày trên Facebook, mà thấy shop kêu inbox là mình ‘dẹp’ luôn," Quỳnh Nguyễn, một 9x tại TPHCM chia sẻ.

Trang Nguyễn, một 9x thường xuyên mua quần áo từ các shop trên Facebook cũng cho hay: "Khi thấy cụm từ "giá inbox" là gần như auto skip".

Theo khảo sát sơ bộ, điều khách hàng "không ưa" khi phải nhắn tin hỏi mới biết được giá, ngoài việc phiền phức, mất thời gian thì còn do tâm lý "ghét shop chảnh", và nghi ngờ sự minh bạch về giá của shop. Nên nếu không quá thích, quá cần sản phẩm thì họ cũng không dừng lại để nhắn tin riêng làm gì.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng giữa thời đại của thông tin và thương mại điện tử, việc chỉ cần lên Lazada hay Sendo là có ngay tất tần tật thông tin về sản phẩm, bao gồm giá cả, thì việc các shopbán hàng onlinetrên Facebook "bắt" khách phải trao đổi qua tin nhắn riêng để biết giá là không còn phù hợp.

Ông Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt - chuyên gia về bán hàng cho rằng, việc để "giá inbox" khiến shop mất đi những khách hàng muốn sự nhanh chóng và rõ ràng. "Khách khó tính còn có cảm giác phải hạ mình trước người bán".

Ngoài ra, việc không công khai giá còn khiến khách không có cơ sở để so sánh nên không vui.

Nhưng tại sao nhiều shop vẫn kiên trì áp dụng?

Dù vậy, trên thực tế, hiện nay có nhiều shop bán hàng online, từ shop nhỏ đến shop lớn, vẫn để "giá inbox" trong những post bán hàng của mình.

Khi được hỏi nguyên nhân không công khai giá, chị Thủy - chủ shop bán mỹ phẩm online chia sẻ: "Một khi khách đã muốn mua, muốn tìm hiểu thì việc inbox riêng không thành vấn đề với họ".

Thêm nữa, chị không công khai giá còn do sợ khách so sánh giá với các shop khác.

Còn có ý kiến cho rằng shop không công khai giá để tránh bị shop đối thủ "giật" khách.

"Việc trao đổi mua bán sản phẩm trên fanpage có khả năng bị các shop khác nhìn rồi "cướp" khách, bên đó ship hàng nhanh hơn là mất khách ngay. Thế nên người ta mới phải giấu giá, giấu nguồn và thậm chí ẩn cả phần bình luận", một chủ shop khác cho biết.

Theo ông Tùng, ngoài việc tránh được việc các shop đổi thủ cạnh tranh bẩn, việc shop "bắt" khách inbox còn tạo cảm giác tò mò, hoặc khiến khách hàng cảm giác được biệt đãi khi họ nhắn tin riêng trao đổi với khách. Trong trường hợp hàng "hot", việc không công khai giá giúp người bán ở thế cân bằng với khách.

Dưới góc nhìn khách hàng, dù gần như auto skipkhi gặp cụm từ "inbox giá" nhưng Quỳnh hay Trang đều vẫn chịu khó nhắn tin riêng cho shop để nếu rất thích hoặc rất cần sản phẩm.

"Món nào thích lắm và chỗ nào không có món đó thì inbox", Trang cho biết.

Còn theo Quỳnh, "khi chữ ‘cần’ lớn hơn chữ ‘phiền’ thì sẽ nhắn tin". Ngoài ra, 9x này thừa nhận từng có trải nghiệm "được quan tâm", và cảm nhận được nhiều hơn về dịch vụ chăm sóc khách hàng của chủ shop khi inbox hỏi về sản phẩm.

Vậy, trong trường hợp nào thì shop nên công khai giá và khi nào để "giá inbox" thì tốt?

Ông Đỗ Xuân Tùng cho hay: "Việc lựa chọn không dựa theo một nguyên lý nào. Nó liên quan đến câu chuyện tâm lý khách hàng lẫn biến động của thị trường".

"Như đang bán cho khách theo cách inbox mà tự dưng có shop khác bán y sản phẩm bên mình, cạnh tranh với mình thì mình cũng phải cân nhắc lại", ông Đỗ Xuân Tùng nêu ví dụ.

Theo ông Tùng, người chủ shop cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau, như ngành hàng, tâm lý khách hàng, biến động thị trường, đối thủ cạnh tranh, cùng với hiệu quả của những cách làm trước đây để quyết định.

"Tuỳ theo ngành hàng và tuỳ theo thời điểm và cả tương quan giữa người bán và người mua thì cụm từ "giá inbox" có thể trở thành hiệu quả hay không, chứ không có gì là chuẩn chỉ 100% đúng trong mọi trường hợp. Có như thế mới là thị trường", ông Tùng kết luận.

Thảo Thảo

Theo Trí Thức Trẻ

Từ khóa: bán hàng online, Facebook, sales, cạnh tranh, mua quần áo

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Video liên quan

Chủ Đề