Nhiễm độc giáp là gì

Tuyến giáp là một cơ quan có kích thước không lớn ăn nằm ở phía trước cổ và đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chức năng của tuyến giáp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng ảnh nếu cơ quan này gặp tình trạng nhiễm độc. Bài viết sau của MEDLATEC sẽ giúp bạn tìm hiểu về tình trạng nhiễm độc tuyến giáp cũng như phương án điều trị khi gặp phải hiện tượng này.

1. Nhiễm độc tuyến giáp sẽ gây nên những triệu chứng gì?

Nhiễm độc tuyến giáp xảy ra khi cơ quan này tiết ra quá nhiều hormone tuyến giáp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm cả chứng cường giáp. Cường giáp được coi một là một trong những bệnh lý thuộc nhiễm độc tuyến giáp, nhưng đa phần bệnh nhân lại nhầm lẫn giữa cường giáp và nhiễm độc tuyến giáp.

Dựa trên nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của từng người, nhiễm độc tuyến giáp có thể gây ra những triệu chứng bất thường như sau:

  • Bệnh nhân dễ bị bồn chồn, kích thích;

  • Có cảm giác sợ nóng, đổ nhiều mồ hôi;

  • Yếu, mệt mỏi, chuột rút;

  • Có sự thay đổi về khối lượng cơ thể [thường sẽ bị sụt cân];

  • Sôi bụng;

  • Đánh trống ngực hoặc lên cơn đau thắt ngực;

  • Bệnh cường giáp còn có các triệu chứng của bướu giáp, gây nên các bệnh về mắt [viêm kết mạc, phù kết mạc, lồi mắt nhẹ];

  • Ở phụ nữ xuất hiện tình trạng kinh nguyệt không đều;

  • Nhiễm độc tuyến giáp mạn tính còn khiến cho bệnh nhân bị loãng xương;

  • Ngón tay có thể bị sưng và hình chùy [hay còn gọi là ngón tay dùi trống].

Nhiễm độc tuyến giáp gây nên nhiều biểu hiện rất khó chịu cho người mắc phải

Bên cạnh những dấu hiệu trên, nhiễm độc tuyến giáp còn gây ra các biểu hiện như run đầu chi, nhìn chằm chằm, rung nhĩ hoặc nhịp tim nhanh, da nóng ẩm, tóc mềm, tăng phản xạ gân xương, suy tim, móng dễ gãy.

2. Chẩn đoán nhiễm độc tuyến giáp bằng phương pháp nào?

Để kiểm tra tình hình sức khỏe và tình trạng nhiễm độc tuyến giáp của bệnh nhân, bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp như sau:

Chẩn đoán hình ảnh:

  • Chụp MRI: chụp hốc mắt để chẩn đoán các vấn đề về mắt do bệnh cường giáp gây ra;

  • Chụp CT và siêu âm cũng được ứng dụng và cho ra kết quả chính xác.

Các biện pháp chẩn đoán hình ảnh nếu trên thường được áp dụng đối với những người bị nhiễm độc tuyến giáp thể nặng hoặc bị mắt lồi nhưng bình giáp. Tuy nhiên vẫn cần phải phân biệt với hiện tượng mắt lồi do có khối u chèn ép hoặc do mắc phải bệnh lý khác.

Xét nghiệm:

Phương pháp xét nghiệm được coi là tối ưu nhất dành cho những bệnh nhân bị nhiễm độc tuyến giáp là xét nghiệm TSH nhạy cảm. Đây là loại xét nghiệm có khả năng xác định được các chỉ số T3, T4 của tuyến giáp. Nếu cả T3 và T4 huyết thanh đều tăng, hoặc T4 tăng hay T4 bình thường nhưng T3 lại tăng cao thì đều được chẩn đoán là bệnh nhân đã bị nhiễm độc tuyến giáp.

Bên cạnh xét nghiệm trên, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm những xét nghiệm khác như tăng phosphatase kiềm, tăng canxi máu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu.

Siêu âm có thể giúp chẩn đoán nhiễm độc tuyến giáp

Chẩn đoán phân biệt:

Cần phân biệt nhiễm độc tuyến giáp với các bệnh lý khác trong các trường hợp như:

  • Thyroxin huyết thanh tăng. Tuy nhiên điều này lại không gây ra các triệu chứng lâm sàng cho bệnh nhân;

  • Loạn thần tuyến giáp không to, khi xét nghiệm vẫn thấy chức năng tuyến giáp bình thường.

Có khoảng 30% các bệnh nhân rối loạn tâm thần cấp gặp tình trạng tăng thyroxin máu nhưng không có nhiễm độc tuyến giáp. Do vậy người bệnh cần thực hiện chẩn đoán phân biệt giữa cường giáp thực sự và rối loạn tâm thần bằng xét nghiệm TSH.

3. Nhiễm độc tuyến giáp có thể dẫn đến những biến chứng gì?

Nhiễm độc tuyến giáp là một bệnh lý có độ nguy hiểm cao, có khả năng dẫn đến những biến chứng nặng nề nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Biến chứng phổ biến nhất là rung nhĩ kèm theo khó kiểm soát phản ứng của thất trái.

Không chỉ có vậy, một số biến chứng nguy hiểm khác khi bệnh nhân bị nhiễm độc tuyến giáp đó là:

  • Loãng xương;

  • Nhiễm canxi thận;

  • Tăng kali máu;

  • Nam giới khi bị nhiễm độc tuyến giáp còn có thể bị liệt dương, giảm ham muốn tình dục, vú to, số lượng tinh trùng giảm.

4. Điều trị nhiễm độc tuyến giáp bằng phương pháp nào?

Đối với các trường hợp bị nhiễm độc tuyến giáp cận lâm sàng, tức TSH thấp, T4 tự do ở mức bình thường và trên lâm sàng là bình giáp thì chưa cần phải can thiệp điều trị. Nguyên nhân là vì ở những trường hợp này không có triệu chứng của sự tăng mất xương.

Dựa trên các nguyên nhân gây bệnh như bệnh cảnh lâm sàng, tuổi tác, mức độ bệnh sẽ quyết định lựa chọn một trong các phương pháp điều trị như sau:

  • Iod phóng xạ 131l;

  • Sử dụng Propranolol;

  • Sử dụng chất cản quang chứa iod;

  • Dùng các thuốc thiourea;

  • Phẫu thuật tuyến giáp;

Trong số các phương pháp điều trị nêu trên, điều trị iod phóng xạ thường được phổ biến rộng rãi nhất. Bác sĩ thường chỉ định biện pháp phẫu thuật tuyến giáp đối với những trường hợp phụ nữ đang mang thai.

Mặc dù vậy, phẫu thuật tuyến giáp cũng có nguy cơ gây ra các biến chứng như làm liệt dây thanh âm do tổn thương thần kinh thành quản. Vì vậy sau khi thực hiện phẫu thuật tuyến giáp thì bệnh nhân cần phải dành ra một đêm tại viện để theo dõi.

Dựa trên nguyên nhân gây bệnh sẽ có những cách điều trị khác nhau

Nhìn chung, nhiễm độc tuyến giáp là một bệnh lý phức tạp có nguy cơ biến chứng cao nếu không được tiếp nhận điều trị kịp thời. Trong trường hợp bạn cần chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp hoặc vấn đề khác về sức khỏe, hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám kỹ lưỡng hơn.

Cụ thể, hiện nay tại MEDLATEC vẫn đang triển khai sàng lọc, tầm soát bệnh lý tuyến giáp hỗ trợ khách hàng sớm phát hiện bệnh để việc điều trị trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Khi đăng ký khám tại đây, khách hàng sẽ trải qua quy trình như sau:

  • Được thăm khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa Nội tiết;

  • Thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng khác:

  • Siêu âm tuyến giáp;

  • Chỉ định xét nghiệm kiểm tra bệnh lý tuyến giáp;

  • Nhận kết quả, sau đó bác sĩ tư vấn, đưa ra giải pháp và hướng điều trị phù hợp.

Hỗ trợ hiệu quả cho quá trình thăm khám và điều trị bệnh đó là trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại, năng lực xét nghiệm của MEDLATEC đạt chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP sẽ giúp người bệnh có được kết quả chẩn đoán chính xác hơn.

Để được tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ thăm khám, sàng lọc, xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn hãy bấm số 1900 56 56 56, tổng đài viên sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về dịch vụ của Bệnh viện, đồng thời đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa.

Chào bác sĩ, tôi tên là Hải. Em gái tôi đang mang thai 6 tháng và mới phát hiện bị bệnh cường giáp. Bản thân tôi chưa hiểu rõ bệnh cường giáp là gì, nhưng tôi nghe có nhiều người nói bệnh cường giáp di truyền cho con. Vậy mong bác sĩ trả lời giúp tôi câu hỏi Bệnh cường giáp có di truyền không?. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Hải, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn thông qua các thông tin dưới đây:

Bệnh cường giáp là gì?

Cường giáp là tình trạng tăng quá mức nồng độ hormone giáp do tăng hoạt động tuyến giáp gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau. Hầu hết trường hợp nhiễm độc tố giáp là cường giáp do bệnh Basedow hay còn gọi là bệnh Grave [60 – 80%] và các bướu giáp nhân hóa độc. Bệnh thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam và hiếm gặp ở thiếu niên. Bệnh thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 20 – 50, ít trường hợp xảy ra ở độ tuổi trên 60.

Bệnh cường giáp có di truyền không?

Tác động của yếu tố di truyền tuỳ thuộc vào nguyên nhân nào gây ra cường giáp:

Basedow: Bệnh Basedow mang nhiều tên gọi khác nhau Bệnh Graves, bệnh Parry, bướu giáp độc lan tỏa, bệnh cường giáp tự miễn. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra cường giáp và cũng là bệnh lý có khả năng di truyền cao nhất. Luôn có sự kết hợp giữa yếu tố môi trường và di truyền dẫn đến bệnh Basedow.

Yếu tố di truyền là yếu tố nguy cơ chính của khả năng mắc bệnh Basedow, với 79% nguyên nhân mắc bệnh là do di truyền. Nghĩa là trong một gia đình có cha hay mẹ bị bất thường về tuyến giáp như bướu giáp, basedow… thì con cái sẽ rất dễ có nguy cơ mắc bệnh Basedow. Ngoài ra bệnh xảy ra với tần suất cao trong gia đình của người bị thiếu máu Biermer, đái tháo đường típ 1, suy thượng thận do tự miễn [bệnh Addison], bệnh nhược cơ, viêm khớp dạng thấp, giảm tiều cầu vô căn, hội chứng Sjogren.

Bướu giáp đa nhân hoá độc: Sau Basedow, bướu giáp độc đa nhân là một trong những nguyên nhân thường gặp trong cường giáp [khoảng 5% trường hợp cường giáp] thường xảy ra ở phụ nữ 60 – 70 tuổi, tiền sử có bướu giáp đa nhân và có tính chất gia đình.

Ung thư tuyến giáp: Có nhiều yếu tố nguy cơ như nữ, tuổi trên 40, thiếu iode trong chế độ ăn. Tuy các nhà khoa học nhận định có yếu tố nguy cơ di truyền nhưng vẫn chưa được khẳng định chắc chắn. Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tuỷ có thể gây nên do một biến đổi hoặc tổn hại trong một gen gọi là RET. Gen RET bị tổn hại có thể được truyền từ bố mẹ cho con. Do đó, những người có yếu tố này vẫn được xếp vào nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.

U độc tuyến giáp: bệnh nhân sẽ có hội chứng cường giáp với biểu hiện tim mạch rõ nếu không điều trị thích hợp. Khi thăm khám sẽ sờ thấy một nhân nằm ở một thùy hoặc eo, tròn, di động, không đập theo mạch. Ngoài ra, người bệnh không có triệu chứng về mất hoặc chỉ co cơ mi, không phù niêm. Xét nghiệm có hoặc không có tăng fT4 hoặc fT3. Xạ hình tuyến giáp ghi nhận chức năng và ức chế mô giáp bên ngoài nhân. Còn về cơ chế bệnh sinh, vì thụ thể TSH và đột biến gen Gs-alpha rất hiếm xảy ra ở các khu vực có lượng iốt cao, nên thiếu hụt iốt được cho là có vai trò trong sự xuất hiện của những đột biến này; ngoài ra, sự phối hợp của các yếu tố tăng trưởng, cũng như các protein đặc hiệu góp phần thúc đầy quá trình phát triển u độc. Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu lâm sàng và di truyền tại Mỹ, yếu tố di truyền chắc chắn có đóng vai trò nào đó trong sự hình thành u độc tuyến giáp [với tỷ lệ được ghi nhận trong nghiên cứu ấy là 37.3%].

U tuyến yên tiết TSH: đây là một bệnh hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% trong các loại u tuyến yên. TSH bình thường được tiết ra từ tuyến yên nhằm kiểm soát chức năng tuyến giáp. Các u bất thường tại tuyến yên tiết nhiều TSH hơn, kích thích tuyến giáp tiết tăng tiết T3 và T4, từ đó dẫn đến hội chứng cường giáp. Tuy nhiên, triệu chứng thường nhẹ hơn so với những nguyên nhân trực tiếp từ tuyến giáp. Sự di truyền hầu hết xảy ra ngẫu nhiên, nhưng yếu tố này ngày càng được công nhận. Bệnh này có thể xảy ra ở người trẻ dưới dạng những khối u nhỏ, nhưng khi đó, điều trị sẽ rất khó khăn. Việc xét nghiệm gen tìm các đột biến có liên quan sẽ mang lại lợi ích cho những bệnh nhân có nguy cơ cao.

Các u tiết HCG [thai trứng, ung thư nguyên bào nuôi]: là một u ác tính của tổ chức nhau thai phát triển từ lớp tế bào nuôi của trung sản mạc rồi xâm lấn vào tổ chức của người mẹ. Do đó u tế bào nuôi chỉ gặp ở những người có tiền sử mang thai trứng, đẻ thường, hoặc sẩy thường. Hầu hết là có tiền sử thai trứng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ người rất trẻ mới có thai lần đầu đến người sắp mãn kinh. Thường gặp ở những người trẻ, có tuổi trung bình từ 20 – 40 tuổi. Thời gian xuất hiện: có thể rất sớm ngay khi đang chửa trứng, thường là 3 tháng đầu sau nạo trứng. Một số khác sau 6 tháng đến một năm. Nói chung nếu bệnh xuất hiện càng sớm thì mức độ ác tính càng cao. Ra huyết là triệu chứng chủ yếu và trung thành nhất [huyết đỏ tươi, hoặc huyết đen, ra tự nhiên, lượng ít, nhưng kéo dài, gây thiếu máu]. Định lượng HCG sau nạo trứng 5 tuần, lượng HCG không xuống hết hoặc sau khi đã xuống lại tăng lên, thì phải nghĩ ngay đến biến chứng u tế bào nuôi. Bệnh tiến triển rất nhanh, nếu không được điều trị có thể gây tử vong trong vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, thì có thể khỏi hoàn toàn.

Nhiễm độc giáp thai kỳ: có thể xuất hiện trong 4 tháng đầu mang thai – giai đoạn mà nồng độ hCG rất cao, có thể gây hoạt hóa receptor đủ để gây ra nhiễm độc giáp. Phụ nữ nghén nặng cần phải được xét nghiệm chức năng tuyến giáp và đo nồng độ hCG, nhất là những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp tự miễn dịch; người có bướu giáp, nhịp tim nhanh, sụt cân, nôn nhiều lúc bắt đầu có thai. Nhiễm độc giáp thai kỳ nếu không được điều trị tốt sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng cho cả mẹ và thai. Nếu được điều trị tốt thì các nguy cơ trên gần tương đương như đối với người không mắc bệnh. Không có yếu tố di truyền trên nhóm bệnh lý này.

Bạn Hải thân mến, không phải lúc nào bệnh cường giáp cũng di truyền, bạn cần xem nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp của em gái bạn là gì và đối chiếu với những thông tin chúng tôi cung cấp là sẽ có câu trả lời.

Điều trị Basedow bằng phẩu thuật tức thì – Mổ bướu cổ tức thì

Qua nhiều năm dày công nghiên cứu, bác sĩ Vũ Thị Tư Hằng đã đưa vào áp dụng thành công phương pháp điều trị mới cho các bệnh bướu cổ Basedow: “Điều trị Basedow bằng phẫu thuật tức thì”. Với phương pháp “Tiền mê, tê tại chỗ” để phẫu thuật bướu cổ, giúp cho ca mổ bướu cổ có thể tiến hành an toàn và giảm thiểu được nhiều hiện tượng tai biến sau mổ và giảm chi phí cho bệnh nhân. Đồng thời bệnh nhân chỉ phải trải qua 1 giai đoạn điều trị trước mổ rất ngắn [từ vài ngày đến 1 tuần], sau đó sẽ được tiến hành phẫu thuật ngay mà không phải chờ đợi mất nhiều thời gian và tốn kém thêm.

Khám và điều trị Bướu Cổ tại Bệnh Viện Bình Dân – Đà Nẵng

Với tác phong làm việc luôn cần mẫn, nghiêm túc và khoa học, bác sĩ Vũ Thị Tư Hằng đã tìm tòi nghiên cứu trong nhiều năm và cuối cùng đã tìm ra “công thức” điều trị nội khoa hiệu quả, giúp cho phẫu thuật có thể tiến hành với mức độ an toàn gần như tuyệt đối. Bệnh nhân được chỉ định mổ rất rộng rãi từ độ 1B đến độ 4 [trừ suy giáp và viêm tuyến giáp]. Có đến 90% số bệnh nhân đến khám và điều trị bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Bình Dân. Tính đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện đa khoa Bình Dân đã tiến hành phẫu thuật an toàn trên 40.000 trường hợp bệnh nhân bướu cổ. Tỉ lệ tử vong được khống chế ở mức 0%. Bệnh viện chưa từ chối điều trị bất cứ bệnh nhân Basedow nào dù khó hay nặng đến mấy.

Nhờ các ưu điểm nổi trội trên mà việc điều trị bệnh bướu cổ nói chung và bệnh bướu cổ Basedow nói riêng tại Bệnh viện Đa khoa Bình Dân trong những năm qua đã đạt được những thành công lớn, giúp cứu sống và chữa khỏi bệnh cho hàng vạn bệnh nhân.

Video liên quan

Chủ Đề