Vì sao không cho phụ nữ lên tầu ngầm vnexpress

"Trong quá trình huấn luyện di chuyển ở Bắc Băng Dương, tàu ngầm Knyaz Oleg đã phóng một quả ngư lôi để khoét lỗ thủng trên lớp băng và nổi lên làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu. Hoạt động diễn ra tại một thao trường ở biển Barents", Hạm đội Phương Bắc hải quân Nga hôm qua ra thông cáo cho biết.

Thủy thủ đoàn tàu Knyaz Oleg cũng thực hành phóng ngư lôi trong một cuộc diễn tập đối kháng với tàu ngầm cùng hạm đội, nhằm hoàn thiện khả năng săn ngầm.

Chuyên gia quân sự Nga Alexander Mozgovoy cho biết tàu ngầm Nga từng nhiều lần phóng ngư lôi để khoét thủng lớp băng dày tại Bắc Cực. "Các tàu ngầm thường sử dụng sức nổi và phần thân chịu lực để phá băng, nhưng trong một số trường hợp, hành động này khiến tàu bị hư hỏng thân vỏ và phải sửa chữa khi về cảng", ông cho hay.

Tàu ngầm Nga bên cạnh lỗ thủng trên lớp băng Bắc Cực hồi tháng 3/2021. Ảnh: Maxar.

Ảnh vệ tinh do hãng Maxar công bố cuối tháng 3/2021 cho thấy tàu ngầm Đề án 667BDRM của hải quân Nga nổi qua lớp băng ngoài khơi đảo Alexandra Land trong cuộc diễn tập Umka-2021. Bên cạnh tàu ngầm là một lỗ thủng lớn trên lớp băng, có đường kính khoảng 25 m, nhiều khả năng được tạo ra bởi ngư lôi.

Giới chuyên gia nhận định tàu ngầm Nga có thể phóng ngư lôi không dẫn đường ở tư thế hướng mũi lên mặt nước, hoặc khai hỏa ngư lôi dẫn đường hữu tuyến để điều khiển nó lao lên mặt băng, tạo ra lỗ thủng lớn. Lỗ thủng có thể giúp tàu ngầm Nga nổi lên nhanh, an toàn hơn để khai hỏa tên lửa.

Nếu không áp dụng phương pháp khoét lỗ bằng ngư lôi, tàu ngầm Nga sẽ phải nổi lên hoàn toàn để phá vỡ lớp băng, sau đó mới mở các ống phóng để khai hỏa tên lửa. Quá trình này diễn ra chậm hơn và khiến tàu ngầm dễ bị đối phương tấn công khi xảy ra xung đột, ngay cả khi nó hoạt động ở khu vực xa xôi như Bắc Cực.

Tàu ngầm Knyaz Vladimir ra biển thử nghiệm năm 2020. Ảnh: Ria Novosti.

Knyaz Oleg là tàu ngầm lớp Borei thứ năm của Nga, cũng là chiếc thứ hai thuộc phiên bản nâng cấp Borei-A. Tàu được khởi đóng năm 2014 và hạ thủy giữa năm 2020, được coi là tàu ngầm hiện đại nhất của Nga hiện nay. Tàu ngầm dài 170 m, rộng 13,5 m, có lượng giãn nước 24.000 tấn, tốc độ tối đa khi lặn đạt tới 56 km/h và tầm hoạt động không giới hạn.

Vũ khí chính của tàu ngầm lớp Borei là 16 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RSM-56 Bulava, cùng nhiều loại tên lửa hành trình. Mỗi quả tên lửa Bulava mang được 10 đầu đạn hạt nhân và đạt tầm bắn tối đa trên 9.000 km.

Vũ Anh [Theo Zvezda]

Đa số ý kiến đều đồng tình với việc đàn ông khỏe mạnh, sức khỏe tốt nên nhường ghế cho người già yếu, không phân biệt giới tính, người tàn tật, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Nhưng nam giới có nên nhường ghế cho phụ nữ khỏe mạnh, không có vấn đề về sức khỏe?

"Tại sao nam giới phải làm như vậy? Việc từ chối nhường ghế cho phái yếu có phải là dấu hiệu chứng tỏ sự ăn mòn đạo đức và thiếu nam tính", một độc giả người Anh thắc mắc.

Hình ảnh trong một cuộc thử nghiệm xã hội bí mật thực hiện trên các chuyến tàu điện ngầm ở London liên tục trong một tháng, năm 2018 của nữ nhà báo Anna Whitehouse [đóng giả phụ nữ mang bầu] cho kết quả chỉ 5 lần cô được nhường ghế, trong đó có một lần phải đề nghị trực tiếp. Ảnh: Labible.

Năm 2019, nhà văn kiêm nhà báo Nirpal Dhaliwal, 45 tuổi bày tỏ quan điểm trên chương trình Good Morning Britain! [Chào buổi sáng nước Anh!] rằng nam giới và nữ giới là bình đẳng, đều phải đi làm, mất tiền mua vé xe và duy trì cuộc sống. "Vậy tại sao tôi bị lên án, chỉ trích nếu không nhường ghế cho một cô gái có thể chất, sức khỏe tốt?", nhà văn đến từ London nói trong cuộc tranh luận về chủ đề "liệu nữ quyền có đang giết chết tinh thần hiệp sĩ?".

Dhaliwal cho rằng không ít đàn ông bị lên án vì không hào hiệp giúp đỡ nữ giới. "Nhưng đó là hoạt động một chiều. Tức là chúng tôi luôn bị khoác cho nghĩa vụ phải cho đi lòng tốt. Nhưng chưa người phụ nữ nào từng nhường ghế ngồi, ngay cả khi tôi tập tễnh bước lên xe vì chấn thương. Họ cũng không mở cửa hay kéo ghế giúp tôi", ông nói.

Tiến sĩ Oliver Scott Curry, chuyên gia về hành vi con người, tại Đại học Oxford, Anh cho biết: "Mọi người đều chờ đợi nam giới giúp đỡ vì nghĩ đó là điều nên làm". Ngôi sao Gogglebox và chuyên gia về nghi thức xã hội Mary Kille cũng nhắc về phong tục "đàn ông luôn phải nhường chỗ cho phụ nữ và người lớn tuổi".

Trong một cuộc khảo sát ở Anh với 2.000 người đi làm thường xuyên, chỉ 60% số người được hỏi cho biết họ sẽ nhường ghế cho một phụ nữ mang bầu. Trong khi đó, 30% cảm thấy điều này chỉ cần thiết nếu nữ giới mang bầu ở những tháng cuối thay kỳ.

Noreen Khan, người dẫn chương trình của BBC Asian Network, đồng thời là diễn viên hài tham gia cuộc tranh luận với Dhaliwal, nói rằng bản thân chưa từng mong đợi một người đàn ông nhường ghế. Nhưng cô vẫn vui vẻ nhận lời nếu ai đó đề nghị. Cô nói nữ quyền và tinh thần hiệp sĩ có thể "cùng tồn tại". Một hành động như vậy sẽ không mâu thuẫn với các giá trị nữ quyền.

"Tôi tự cho mình là một nhà nữ quyền và không cảm thấy bị xúc phạm nếu có một người đàn ông hào hiệp ngỏ ý giúp đỡ. Tôi sẵn sàng nói "vâng, làm ơn" nếu anh ta giúp mở cửa xe hoặc xách hộ hành lý, dù không yêu cầu", Noreen nói và nhấn mạnh "việc không nhường ghế cho nữ giới không thể nào đánh giá bản chất của một người đàn ông".

Còn với Dhaliwal, anh cho rằng bản thân sẽ chỉ nhường ghế và ngỏ ý giúp đỡ những người anh thấy họ đang cần hỗ trợ.

Minh Phương [Theo BBC, Independent, Mirror]

Hải quân Indonesia cho biết tàu ngầm KRI Nanggala mất tích khi đang hoạt động ở vùng biển cách đảo Bali khoảng 96 km và nhiều khả năng chìm ở độ sâu 600-700 m. Frank Owen, thư ký Viện Tàu ngầm Australia, nhận định đây là độ sâu mà bất cứ đội cứu hộ nào trên thế giới đều bất lực.

"Hầu hết các hệ thống cứu hộ tàu ngầm chỉ có thể hoạt động ở độ sâu khoảng 600 mét. Chúng có thể vươn xuống sâu hơn, do có biên độ an toàn trong thiết kế, song các thiết bị như máy bơm hay những hệ thống liên quan có khả năng không hoạt động", ông nói. "Các phương tiện cứu hộ có thể lặn xuống độ sâu đó, nhưng chưa chắc đã vận hành được".

Hải quân Indonesia đang triển khai 5 tàu hải quân và một trực thăng tới hiện trường, trong khi một tàu khảo sát đại dương cũng đang trên đường di chuyển. Tuy nhiên, tất cả những tàu này chỉ có khả năng tìm kiếm, không thể cứu nạn cho thủy thủ tàu ngầm.

Tàu ngầm KRI Nanggala diễn tập ngoài khơi thành phố Cilegon của Indonesia tháng 10/2017. Ảnh: AP.

Bobby Adhityo Rizaldi, thành viên Ủy ban I Hội đồng Dân biểu Indonesia, thừa nhận hải quân nước này hiện không trang bị phương tiện chuyên dụng để cứu hộ tàu ngầm và phải nhờ sự hỗ trợ từ các quốc gia khác. Ông kêu gọi chính phủ Indonesia đầu tư trang bị phương tiện cứu hộ tàu ngầm để đề phòng những tình huống tương tự trong tương lai.

Singapore và Malaysia đã cử tàu cứu hộ trợ giúp Indonesia, tuy nhiên các tàu này nhiều khả năng phải mất 2-3 ngày mới tới được hiện trường. Quân đội Australia, Mỹ, Đức, Pháp, Nga, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đề xuất hỗ trợ.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định độ sâu 700 mét dưới đáy biển đe dọa tính bền vững của cấu trúc tàu, có thể khiến tàu ngầm truyền thống như KRI Nanggala bị ép nát.

Ahn Guk-hyeon, một lãnh đạo công ty Cơ khí Hàng hải và Đóng tàu Daewoo của Hàn Quốc, đơn vị đã cải tạo tàu ngầm KRI Nanggala giai đoạn 2009-2012, cho biết phần lớn tàu ngầm đều không thể chịu nổi áp suất khi xuống sâu hơn 200 m.

Ông Ahn cho biết công ty của ông đã nâng cấp nhiều cấu trúc và hệ thống bên trong tàu ngầm Nanggala, song không nắm rõ tình trạng của con tàu hiện nay, do không tham gia vào bất cứ công việc nào trên tàu ngầm đó suốt 9 năm qua.

Chiến hạm Nanggala mang số hiệu 402 mất liên lạc khi tham gia diễn tập hôm 21/4 ở khu vực ngoài khơi đảo Bali. Giới chức Indonesia cho biết đã phát hiện vệt dầu loang bắt đầu từ vị trí tàu Nanggala mất tích ở phía bắc đảo Bali, song chưa rõ có liên quan đến chiến hạm mất tích hay không.

Hải quân Indonesia cho biết tàu ngầm Nanggala có thể gặp sự cố mất điện khi đang lặn, khiến chiến hạm mất kiểm soát và không thể thực hiện được các quy trình khẩn cấp để nói lại hoạt động. Nanggala do Đức chế tạo, được Indonesia biên chế năm 1981, chở theo 53 người gồm hạm trưởng, ba pháo thủ và 49 người khác.

Indonesia sở hữu hạm đội tàu ngầm gồm 5 chiếc, trong đó hai chiếc thuộc lớp Cakra do Đức chế tạo là Nanggala và KRI Cakra, ba chiếc khác thuộc lớp Nagapasa do Hàn Quốc chế tạo là KRI Nagapasa, KRI Ardadedali và KRI Alugoro. Indonesia dự kiến biên chế ít nhất 8 tàu ngầm năm 2024.

Nguyễn Tiến [Theo Ksat]

"USS Connecticut đâm vào núi ngầm không xuất hiện trên hải đồ trong lúc di chuyển ở khu vực ít được khảo sát ở vùng biển quốc tế. Đây là sự cố có thể được phòng tránh từ trước", hải quân Mỹ cho biết trong báo cáo sự cố tàu ngầm được công bố hôm 23/5.

Nhiều nội dung trong báo cáo được kiểm duyệt và loại bỏ trước khi công bố, nhưng cho thấy sự cố bắt nguồn từ hành động của nhiều thành viên thủy thủ đoàn tàu ngầm.

USS Connecticut với phần mũi vỡ nát khi rời cảng San Diego tháng 12/2021. Ảnh: San Diego Webcam.

"Hàng loạt sai lầm khi lên kế hoạch di chuyển và triển khai kíp trực, cũng như quá trình quản lý rủi ro không đáp ứng tiêu chuẩn của hải quân Mỹ đã dẫn tới sự cố. Nếu họ cẩn trọng khi ra quyết định và tuân thủ chặt chẽ những quy trình được yêu cầu thì đã có thể ngăn chặn tai nạn này", báo cáo có đoạn.

Sự cố xảy ra khi USS Connecticut đang thực hiện "chuyến sơ tán nhân đạo" [HUMEVAC] đến đảo Okinawa của Nhật Bản. HUMEVAC được tiến hành khi một hoặc nhiều thành viên thủy thủ đoàn cần đến một địa điểm nào đó vì những lý do như kiểm tra y tế, người thân đổ bệnh nặng hay có con sinh non.

Hải quân Mỹ không cho biết mức độ thiệt hại cụ thể của tàu ngầm, cũng như ước tính thời gian và chi phí sửa chữa.

Tàu ngầm USS Connecticut va chạm với núi ngầm không có trên hải đồ khi làm nhiệm vụ ở Biển Đông hồi đầu tháng 10/2021, khiến 11 thủy thủ bị thương và tàu ngầm phải di chuyển trong trạng thái nổi suốt một tuần để về căn cứ Guam. Chiến hạm nằm tại Guam gần hai tháng trước khi thực hiện "hành trình ác mộng" khoảng 10.000 km về cảng nhà ở bang Washington của Mỹ.

Hình ảnh khi đó cho thấy mũi tàu trơ trọi vì không có mũi thép che tạm sau sự cố, làm lộ rõ khoang chứa hệ thống định vị thủy âm [sonar].

Tư lệnh Hạm đội 7 hải quân Mỹ Karl Thomas đã cách chức ba sĩ quan cấp cao nhất của USS Connecticut gồm hạm trưởng Cameron Aljilani, hạm phó Patrick Cashin và trợ lý hạm trưởng Cory Rogers với lý do "mất niềm tin vào khả năng lãnh đạo".

Quốc hội Mỹ cuối năm ngoái phê duyệt ngân sách 10 triệu USD cho vòm mũi tàu thay thế, cùng 40 triệu USD cho những hoạt động "sửa chữa khẩn cấp". Giới chuyên gia quân sự cho rằng vòm mũi của tàu ngầm đắt tiền như USS Connecticut có giá cao hơn nhiều so với mức 10 triệu USD, nhiều khả năng ngân sách này chỉ là khoản chi đầu tiên để khởi động dự án sửa chữa.

Vũ Anh [Theo Drive]

Video liên quan

Chủ Đề