Tại sao bẫy côn trùng lại bằng đèn

Chỉ một lúc sau khi bật đèn ngoài sân thì côn trùng đã phủ kín hiên nhà bạn, điều này có nghĩa côn trùng bị thu hút bởi ánh sáng.

Ánh sáng nhân tạo thu hút sâu bướm, ruồi, ruồi hạc, phù du, bọ cánh cứng và những loài côn trùng bay khác. Đặc biệt là những chiếc bóng đèn LED màu lạnh, chúng được thiết với bước sóng ánh sáng yêu thích của côn trùng.

Thậm chí bạn có thể tìm thấy những con ếch và những kẻ săn mồi khác đang chui ra khỏi hang động và tiếp cận với bữa ăn khổng lồ này. Tại sao côn trùng bị hấp dẫn bởi ánh sáng, và tại sao chúng lại bay quanh bóng đèn như vậy?

Côn trùng bay đêm bị thu hút bởi ánh sáng của mặt trăng

Thật không may cho côn trùng, dựa vào đặc tính bị thu hút bởi ánh sáng, con người nghiên cứu, tính toán và sản xuất ra những sản phẩm có tính thu hút công trùng. Hầu hết những loài côn trùng hoạt động vào ban đêm đều bị thu hút bởi ánh sáng mặt trăng. Chúng xem nguồn ánh sáng này như một công cụ giúp hỗ trợ và định vị hướng đi. Nếu để ý kỹ, vào những ngày rằm trăng tròn thì muỗi, gián, ruồi, phù du, thiêu thân, bướm… đều xuất hiện nhiều hơn bình thường.

Do đó, ánh sáng trong bóng đèn bẫy côn trùng được thiết kế có bước sóng tương tự như ánh sáng mặt trăng. Nhờ đó côn trùng nhầm lẫn đây là mặt trăng và cố gắng tiếp cận nó.

Ảnh hưởng của việc sử dụng ánh sáng nhân tạo đối với côn trùng

Việc sử dụng rộng rãi các nguồn ánh sáng nhân tạo trong thế giới hiện đại đã gây ra hiện tượng “ô nhiễm ánh sáng”. Điều này có thể khiến cho quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài côn trùng bị rối loạn

Một số nhà khoa học tin rằng việc có nhiều bóng đèn được thắp sáng trong khu dân cư cũng làm giảm số lượng côn trùng trong khu vực đó. Chẳng hạn, những con đom đóm, gặp khó khăn trong việc phân biệt những chớp sáng của những con đom đóm khác và ánh sáng nhân tạo.

Ánh sáng lọt vào mắt côn trùng với hình dạng những tia song song nhau và được côn trùng sử đụng để định vị đường bay. Vì các nguồn ánh sáng tự nhiên [mặt trăng, mặt trời,..] ở xa nên côn trùng có thể bay theo hướng bên phải hay bên trái nguồn sáng để về tổ hoặc đến nơi có nguồn thức ăn. Nhưng vì các ánh đèn [mặt trời nhân tạo] quá gần nên côn trùng sẽ bay thành hình tròn khi bay theo 1 phía của nguồn sáng.

Đối với loài bướm đêm chỉ sống được vài tuần, một đêm đi quanh một chiếc đèn bên hiên nhà cũng làm lãng phí một phần trong tuổi thọ của nó.

Bình minh và hoàng hôn là hai thời điểm tuyệt vời nhất để côn trùng tìm kiếm bạn tình và sinh sản, thế nhưng chúng lại bị cám dỗ bởi ánh đèn của những người buôn bán thức dậy sớm hoặc một người thợ xây trở về nhà sau một ngày làm việc.

Bay lòng vòng xung quanh một chiếc đèn hàng chục giờ, khiến muỗi hay thiêu thân đều tốn khá nhiều năng lượng. Điều này ảnh hưởng đến bữa ăn của những loài thiên địch như ếch, thằn lằn do bữa ăn không đủ dinh dưỡng.

Một đường cao tốc dài đằng đẵng được trang bị với hàng nghìn chiếc đèn sẽ là một rào cản rất lớn, ảnh hưởng đến việc di chuyển của côn trùng. Hơn nữa, số lượng cũng bị suy giảm tại những nơi gần cao tốc, đại lộ.

Con phù du dành những giai đoạn chưa trưởng thành của nó trong nước, và cuối cùng xuất hiện và phát triển cánh như con trưởng thành. Cuộc sống của chúng ngắn ngủi, vì vậy bất cứ điều gì cản trở việc giao phối và đẻ trứng cũng có thể gây tai họa cho một dân số nhất định. Thật không may, những người đi biển thường thắp đèn đường dọc theo các cây cầu và đường thủy, và dồn trứng lên mặt đường trước khi chết đi.

Loại đèn nào thu hút côn trùng mạnh nhất ?

Mặc dù cơ chế hiện tượng hướng sáng của côn trùng vẫn chưa được nghiên cứu rõ, nhưng các nhà khoa học đã xác định được tỷ lệ thu hút côn trùng của từng loại đèn khác nhau một cách tương đối

Theo một nghiên cứu tại Anh, ánh sáng từ đèn sợi đốt thu hút được số lượng muỗi lớn nhất, tiếp theo đó là ánh sáng từ đèn huỳnh quang và đèn LED.

Để tránh côn trùng vây quanh, bạn nên chọn loại bóng đèn LED phát ra ánh sáng màu màu nóng hoặc màu vàng được bán trên thị trường, đây là thiết kế đặc biệt để giảm sự thu hút của côn trùng. Trái ngược với LED màu nóng, LED màu lạnh thu hút nhiều côn trùng

Chẳng ai thích ban đêm khi mới mở cửa trước ra thì liền bị một đám côn trùng bao vây, nhưng ánh đèn ấm áp treo ngoài hiên nhà cứ như thỏi nam châm thu hút chúng vậy. Bạn phải làm gì đây? May mắn thay, có nhiều bước mà bạn có thể thực hiện để giảm bớt số lượng côn trùng phiền toái tụ tập xung quanh lối vào nhà. Một trong những giải pháp đơn giản nhất là đổi sang dùng bóng đèn LED hoặc bóng đèn vàng chống côn trùng. Bạn cũng có thể thử làm cho khu vực quanh nhà không còn là nơi ưa thích của côn trùng bằng cách dùng nến thơm hoặc các loại gia vị, treo đèn bẫy côn trùng, treo tổ chim gần đó hoặc lắp đặt lưới khít để bảo vệ toàn bộ ngôi nhà. Nếu như tất cả các biện pháp trên đều không thành công, bạn luôn có thể dựa vào chiếc vợt bắt muỗi!

  1. 1

    Tắt mọi bóng đèn không cần thiết. Nhiệt độ và ánh sáng tỏa ra từ các bóng đèn ngoài hiên như một ngọn hải đăng dẫn đường cho đám côn trùng, và như vậy thì cách đơn giản nhất để giải tán bớt côn trùng là cứ để cho chúng chìm trong bóng tối. Bạn hãy khoan bật đèn nếu bên ngoài trời vẫn đủ sáng để nhìn thấy đường đi. [1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Cách này có thể không phải là giải pháp thiết thực nhất, vì nhiều chủ nhà thích để đèn sáng ngoài hiên ban đêm vì lý do an toàn.
    • Thử trang bị đèn cảm ứng hoặc cài đặt thời gian dèn tự động bật sáng khi trời tối và tắt khi mặt trời bắt đầu mọc.

  2. 2

    Thử dùng bóng đèn vàng. Tìm loại bóng đèn chống côn trùng được thiết kế để xua đuổi côn trùng. Ánh sáng vàng có một trong các bước sóng lớn nhất trong quang phổ nhìn thấy được – điều này khiến côn trùng rất khó thấy. Hầu hết côn trùng không nhận ra ánh sáng ngay cả khi chúng bay ngang qua.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu không muốn phải thay toàn bộ đèn ngoài hiên phiền phức, bạn cũng có thể thử lót giấy bóng kính màu vàng bên trong chao đèn để tạo hiệu ứng tương tự.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Một nhược điểm của bóng đèn vàng là chúng tỏa ánh sáng vàng lên toàn bộ ngôi nhà. Điều này không lý tưởng lắm nếu bạn đang sắp đặt khung cảnh để giành giải thưởng “ngôi nhà đẹp nhất khu phố”!

  3. 3

    Đổi sang dùng đèn LED. Bóng đèn LED ít tỏa hơi nóng hơn nhiều so với các bóng đèn sợi đốt thông thường, và ánh sáng của nó cũng không thu hút côn trùng. Hầu hết các bóng đèn LED tỏa ánh sáng trắng tinh khiết, vì vậy ngôi nhà của bạn sẽ không chìm trong ánh sáng vàng vọt của những bóng đèn vàng. Bạn có thể tìm mua bóng đèn LED tại các cửa hàng đồ điện với đủ kích cỡ phù hợp với nhu cầu chiếu sáng.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bóng đèn LED thường đắt hơn bóng đèn thông thường một chút. Vì vậy, sẽ tiết kiệm hơn nếu bạn chỉ gắn các bóng đèn này ở gần lối ra vào nhà nhất.

  4. 4

    Thắp vài ngọn nến. Nến thơm đặc biệt hiệu quả trong việc xua đuổi những kẻ xâm nhập có cánh. Nến cũng là nguồn ánh sáng trang nhã bổ sung cho ánh sáng đèn nên sẽ tiện cả đôi đường. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên đặt nến ở trên bàn hoặc trên lan can ngay bên dưới những ngọn đèn ngoài hiên bị côn trùng quấy rầy.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Tìm các loại nến chứa dầu và các phụ gia có hương thơm nồng như sả, khuynh diệp, bạc hà cay, hương thảo và oải hương.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Nến hương sả thường được sử dụng nhiều nhất và là một trong những giải pháp ánh sáng có tác dụng xua đuổi côn trùng hiệu quả. Loại nến này có bán tại hầu hết các cửa hàng các sản phẩm gia dụng.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Một biển nến sáng lung linh trông rất thích mắt, nhưng bạn cần cảnh giác với nguy cơ hỏa hoạn. Bạn nên thắp nến trong lọ hoặc cắm trên giá nến, và nhớ tránh xa rèm cửa, đồ đạc bọc nệm, cây cối và mọi vật liệu dễ cháy khác.

  5. 5

    Mua đèn bẫy côn trùng. Mặc dù hoạt động của đèn bẫy côn trùng không lấy gì làm đẹp mắt, nhưng thiết bị này xưa nay vẫn được ưa chuộng là có lý do. Ánh sáng xanh thần bí của nó dụ côn trùng bay tới, và phần lõi nhiễm điện sẽ hoàn tất nhiệm vụ khi côn trùng bay vào. Bạn chỉ cần treo đèn bẫy côn trùng cách xa đèn hiên vài mét và cứ để cho nó làm việc.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Do tiếng kêu o o liên tục của điện và mùi khét của côn trùng bị cháy, đèn bẫy côn trùng không phải là giải pháp lý tưởng cho những người thích ngồi thư giãn ngoài hiên nhà.
    • Nếu không thích ý tưởng tàn sát côn trùng, bạn có thể tìm kiếm một giải pháp nhân đạo hơn.

  1. 1

    Lắp quạt trần ngoài nhà. Nếu ngoài hiên có mái che ô văng, có lẽ bạn chỉ cần lắp một hoặc vài chiếc quạt là đủ. Cách này không chỉ giúp giảm số lượng côn trùng bay bằng cách thổi bạt chúng - theo nghĩa đen - mà còn giúp cho không khí mát và dễ chịu hơn trong những tháng mùa hè oi bức.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Việc duy trì lưu thông không khí cũng giúp xua tan khí cacbon điôxít, vụn thức ăn và các mùi khác vốn thu hút côn trùng bay đến.

  2. 2

    Rắc gia vị có mùi hăng nồng xung quanh hiên nhà. Dùng giấy lọc cà phê hoặc vải màn bọc các loại gia vị như vỏ quế, hạt nhục đậu khấu, lá nguyệt quế hoặc vỏ cam chanh và buộc lại thành gói. Treo các gói gia vị xung quanh đèn hoặc ở nơi khuất hơn, chẳng hạn như phần mái chìa hoặc đằng sau các chậu cây. Những con côn trùng nào lảng vảng gần đó sẽ ngửi được mùi hương nồng và phải ngần ngại khi bay vào gần hơn.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Thay các gói gia vị cách vài ngày một lần khi chúng bắt đầu hết hiệu lực.

  3. 3

    Xịt nước thảo mộc. Gia vị không phải là nguyên liệu tự nhiên duy nhất có tác dụng xua đuổi côn trùng. Bạn có thể thu được kết quả tương tự bằng cách pha các loại tinh dầu như hương thảo, bạc hà, cỏ xạ hương, oải hương hoặc dầu đinh hương với 1 lượng nhỏ nước xà phòng để xịt vào những khu vực ít lui tới. Nhớ tránh xa đường dây điện và các bộ phận khác của đèn điện.

    • Có thể bạn cần xịt dung dịch thảo mộc mỗi ngày 1-2 lần trong những ngày nồm ẩm của mùa hè, khi côn trùng hoạt động mạnh nhất.
    • Bạn cũng có thể pha các loại tinh dầu với một loại dầu dẫn nhẹ như dầu ô liu hoặc dầu dừa và thoa lên da để làm chất chống côn trùng.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Lắp lưới chống côn trùng. Những tấm lưới khít có thể giúp bạn ngăn cản côn trùng bay vào hiên nhà và những khu vực sinh hoạt ngoài trời rộng hơn. Khi gắn lưới ngoài hiên, bạn nhớ chọn loại lưới đủ khít để ngăn chặn muỗi mắt và những con côn trùng nhỏ xíu khác gây phiền toái chui qua các khe hở. Một nhà thầu xây dựng có kinh nghiệm có thể lắp lưới ngoài hiên chỉ trong một buổi chiều với giá vài triệu đồng.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu có sẵn dụng cụ, bạn cũng có thể tự lắp lưới chống con trùng với bộ lưới tự lắp như Screen Tight.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Thỉnh thoảng ruồi hoặc bướm đêm vẫn bay được vào nhà khi cửa mở, vì vậy tốt nhất là bạn nên kết hợp lắp lưới chống côn trùng với các giải pháp dùng bóng đèn vàng, đèn bắt côn trùng hoặc nến thơm.

  5. 5

    Treo tổ dơi hoặc tổ chim gần nhà. Bạn có thể treo những chiếc tổ lên cây, hàng rào hoặc cọc và bỏ một nắm hạt hoặc hoa quả vào đó để mời gọi các vị khách này đến nhà. Côn trùng là con mồi tự nhiên của các động vật có cánh lớn hơn. Một khi đã thu hút những con vật này vào nhà, bạn chỉ cần để cho mọi việc tự nhiên diễn ra.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Tổ chim làm sẵn thường có bán ở các cửa hàng bán đồ làm vườn và trang trí nhà cửa.
    • Đặt các tổ chim cách hiên nhà một khoảng đủ để các con vật không tụ tập xung quanh nhà. Chúng sẽ tự đi săn mồi khi đói.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  6. 6

    Dọn dẹp những vũng nước lặng. Côn trùng cũng thường xuất hiện xung quanh nơi có nước đọng. Bạn có thể dùng bơm để bơm cạn nước trong các ao nhỏ, khe rãnh và các chỗ trũng trên bãi cỏ hoặc đào đường rãnh trong đất để giúp nước thoát đi. Rất có thể bạn sẽ nhận thấy ngay sự khác biệt.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu sống trong vùng có mưa nhiều và thường xuyên, bạn nên cân nhắc rải cát, sỏi hoặc hỗn hợp cát sỏi lên những khu vực trũng. Nước mưa sẽ ngấm qua các lớp vật liệu thay vì đọng thành vũng trên mặt đất.
    • Những vũng nước lặng là nơi trú ngụ yêu thích của các loài côn trùng mang mầm bệnh, chẳng hạn như muỗi.[17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Bạn không có lý do gì phải tuyệt diệt đến con côn trùng cuối cùng quanh nhà. Tuy có gây khó chịu, nhưng chúng là một phần thiết yếu của hệ sinh thái.
  • Kết hợp càng nhiều biện pháp phòng chống càng tốt để cải thiện thình hình. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu bằng cách khoan bật đèn, thắp nến hương sả vào buổi tối và dùng đèn bẫy côn trùng để bắt những con côn trùng cố lẻn vào nhà.
  • Số lượng côn trùng quá lớn có thể là dấu hiệu của tình trạng xâm nhiễm. Nếu tình hình không được cải thiện, bạn nên gọi cho dịch vụ diệt trừ dịch hại đển nhà kiểm tra những nơi côn trùng có thể làm tổ hoặc lối vào củả chúng.

  • Tránh dùng thuốc xịt côn trùng, thuốc trừ sâu hoặc các hóa chất độc khác ở gần nhà. Các sản phẩm này có thể không an toàn khi sử dụng, đặc biệt nếu nhà có trẻ nhỏ và thú cưng.
  • Bóng đèn vàng không bảo đảm có hiệu quả 100%. Một số loại côn trùng có giác quan thính nhạy vẫn nhìn thấy một lượng nhỏ ánh sáng đèn vàng.

  • Bóng đèn vàng
  • Bóng đèn LED
  • Đèn bẫy côn trùng
  • Nến thơm
  • Quạt trần
  • Lưới chống côn trùng
  • Tổ chim hoặc tổ dơi
  • Gia vị hoặc thảo mộc có hương nồng
  • Vợt bắt muỗi

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 13.199 lần.

Chuyên mục: Sự sống ngoài trời

Trang này đã được đọc 13.199 lần.

Video liên quan

Chủ Đề