Thế nào là hệ thống ngân hàng một cấp

Thoát khỏi vai trò ngân sách thứ hai

Thời kỳ trước năm 1986, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chỉ cho phép hệ thống NH có duy nhất một cấp, đóng vai trò giống như “ngân sách thứ hai” hay cánh tay nối dài của ngân sách Nhà nước [NSNN]. Sở dĩ gọi là ngân sách thứ hai vì trong nền kinh tế như vậy, nguồn vốn do Nhà nước quản lý tập trung và rót vào hệ thống các DNNN. Trong trường hợp các DN thiếu vốn, kể cả vốn cố định và lưu động thì sẽ yêu cầu NH phải đáp ứng. Thứ nữa là, nếu NSNN thiếu thì nghiễm nhiên hệ thống NH một cấp này phải chịu trách nhiệm cung cấp.

Hoạt động NH hiện nay đã khác xa so với thời kỳ NH một cấp trước đây

Thực tiễn đó cho thấy, mặc dù đóng vai trò là trung gian cung cấp vốn cho nền kinh tế nhưng vốn đó lại hoạt động theo cơ chế chỉ định của Chính phủ, tức là tín dụng chỉ định theo các mục tiêu, không mang tính chất cung - cầu của thị trường. Điển hình và có lẽ cũng là dấu ấn dễ nhớ nhất về thời kỳ NH một cấp này là bài hát “Em đi làm tín dụng” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Lời bài hát mang trong đó ý nghĩa là tín dụng của NH cho vay theo chỉ định của Chính phủ: “Trải mấy năm qua em đi làm tín dụng / Em mang tiền Chính phủ, cho bản làng vay đủ…”.

Năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới, trọng tâm là chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, kéo theo đó là sự thay đổi từ mô hình quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường. Trong bối cảnh chuyển đổi của nền kinh tế như vậy, một yêu cầu cấp bách được đặt ra là phải làm sao tách bạch giữa chức năng quản lý và kinh doanh trong hệ thống NH.

“Khi bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì một điều tất yếu là phải có được một thị trường về tín dụng NH thực sự, chứ không còn theo tính chất chỉ định như trước đây. Do đó, hệ thống NH buộc chính nó phải chuyển đổi để tạo ra một cơ chế thị trường liên quan đến nguồn vốn tín dụng.

Hơn nữa, chuyển đổi này cũng phù hợp với chuyển đổi của bản thân nền kinh tế, gắn với chuyện chuyển đổi về nguồn vốn Nhà nước và gắn với sự thay đổi về cách thức quản lý đối với DNNN”, chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh nhìn nhận về quá trình tất yếu phải chuyển đổi sang mô hình NH hai cấp này.

Vượt qua những khó khăn chất chồng

TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN, người khi đó có vai trò quan trọng trong chỉ đạo và triển khai chuyển đổi sang mô hình NH hai cấp nhớ lại: Chủ trương chuyển đổi này đã bắt đầu từ những năm 1986-1987, nhưng quá trình ấy diễn ra không dễ dàng bởi thời điểm đó đất nước cũng đang bước vào giai đoạn chuyển đổi cả nền kinh tế với những khó khăn rất lớn. Trong đó, cái vướng nhất là hệ thống luật lệ còn thiếu nhiều quy chế, quy định, thể chế cho kinh tế thị trường.

Không chỉ thiếu mà sự không đồng bộ, không phù hợp và chưa có kinh nghiệm cũng là rào cản lớn cho các NHTM [NH chuyên doanh] đi vào hoạt động trong môi trường mới, cũng như cho hoạt động quản lý, giám sát của NHNN.

“Các quy định không sát với tình hình thực tế, hay bị va vấp vào những vấn đề mà mình tưởng không xử lý được. Đơn cử, theo quan điểm của chúng ta lúc đó, quốc doanh là chủ đạo thì khi cho vay hay các chính sách khác là cứ phải ưu tiên vào quốc doanh. Nó xung đột như thế nên khó nhất là thể chế, nhưng không phải một lúc mà thay đổi được, cứ phải dần dần, lấy những kết quả chuyển đổi khả quan của nền kinh tế để thôi thúc, tác động để thay đổi”, ông Kiêm nhớ lại tình hình khi đó.

Thế nhưng, ngay cả khi luật lệ, chính sách có rồi mà không có đội ngũ triển khai thì công việc cũng không “trôi”, có thể dẫn đến rủi ro ngay. Nên vấn đề tiếp theo đặt ra đối với ngành NH là phải có bộ máy con người. Mô hình mới cần những người có chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và phải được gửi đi học hỏi, đào tạo để nếu ở cương vị NHNN thì làm tốt chức năng quản lý, ở góc độ NHTM thì nắm vững luật lệ quy định, làm đúng trong hoạt động kinh doanh.

Đồng thời với đó là trang bị công nghệ, hạ tầng cho hoạt động NH, vì vào thời điểm đó trên thế giới thì mặt bằng chung các NH đã ở trình độ phát triển khá cao, trình độ quản lý cao, công nghệ hạ tầng hoàn chỉnh...

Cũng theo trải lòng của nguyên Thống đốc, lúc đó phần lớn lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương đều đã từng đi qua khói lửa chiến tranh nên có tâm lý ghét Mỹ, ghét kinh tế thị trường. Thế nên về phía NH, những lớp lãnh đạo như ông phải “học mót” từng cái một, phải “dò đá qua sông”, thực hiện từng bước đi và lấy kết quả đạt được để dần thuyết phục chuyển đổi.

Còn về trang bị công nghệ, đào tạo con người thì càng về sau càng không còn là việc quá khó khăn nữa, nhất là khi các cam kết và quyết tâm đổi mới, hội nhập của chúng ta được thực hiện. Đặc biệt là việc quyết liệt chống siêu lạm phát thời kỳ trước đó đã khiến bạn bè và nhiều tổ chức quốc tế như: IMF, WB, ADB… tin tưởng, ủng hộ, từ đó giúp đỡ chúng ta cả về đào tạo nguồn lực, tư vấn cũng như tài trợ vốn.

Vận hành theo kinh tế thị trường

Giai đoạn 1986-1988, hoạt động của ngành NH, mà rộng ra là cả nền kinh tế, gần như bị chìm ngập trong một cơ chế hỗn tạp: Vừa vận động theo sức ì của cơ chế bao cấp cũ, vừa vận động theo cơ chế thị trường mới hình thành nhưng chưa có tiền lệ ở nước ta, cũng như chưa có đủ môi trường pháp lý. Nhưng cuối cùng thì Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng [nay là Chính phủ] về tổ chức, bộ máy NHNN Việt Nam cũng đã ra đời, quy định NHNN gồm hai cấp: NHNN và các NH chuyên doanh trực thuộc.

Tuy vậy, trong bối cảnh ấy, cấu trúc của hệ thống NH vẫn là “một hệ thống thống nhất trong cả nước”, được chia cắt một cách hành chính thành hai cấp. Chỉ đến tháng 5/1990, sau khi Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 pháp lệnh quan trọng là Pháp lệnh NHNN Việt Nam và Pháp lệnh NH, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, thì mới chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống NH Việt Nam từ một cấp sang hai cấp.

Các pháp lệnh này đã góp phần giải quyết được nhiều vấn đề then chốt, giúp hoạt động điều hành, quản lý giám sát và kinh doanh NH tiệm cận mạnh mẽ với cơ chế kinh tế thị trường.

Đơn cử như việc quy định rõ chức năng của NHNN với trọng tâm là xây dựng chính sách tiền tệ và mục tiêu cuối cùng là ổn định giá cả và giá trị đồng tiền. Từ đó, NHNN bắt đầu hình thành các công cụ của chính sách như dự trữ bắt buộc, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất cơ bản… Đồng thời, NHNN tổ chức lại toàn bộ việc phát hành tiền và cung ứng tiền, hình thành bộ máy thanh tra, giám sát toàn bộ thị trường tiền tệ, tín dụng.

Các pháp lệnh này cũng giúp hoạt động kinh doanh của các NHTM đi theo tín hiệu thị trường hơn. Lần đầu tiên ở Việt Nam hình thành chính sách lãi suất huy động và cho vay tiệm cận nguyên tắc thị trường, lãi suất gắn với lạm phát, với cấu trúc rủi ro và kỳ hạn. Mặc dù NHNN vẫn quy định hạn mức tín dụng, lãi suất huy động và cho vay, nhưng “tính chất bao cấp” của lãi suất không còn.

Công cuộc chuyển đổi NH sang mô hình hai cấp về sau này nhìn lại càng thấy những ý nghĩa tích cực và to lớn của nó

Công cuộc chuyển đổi NH sang mô hình hai cấp về sau này nhìn lại càng thấy những ý nghĩa tích cực và to lớn của nó. “Chính nhờ có sự chuyển đổi mô hình như vậy mới tạo tiền đề cho phát triển các thành phần kinh tế khác. Còn nếu hệ thống NH không tách ra thì sẽ vẫn chỉ đóng vai trò là ngân sách thứ hai và vẫn sẽ chỉ phục vụ cho khu vực Nhà nước. Như vậy thì toàn bộ khu vực dân doanh sẽ không có nguồn lực để phát triển”, TS. Vũ Đình Ánh lưu ý thêm.

Còn nguyên Thống đốc Cao Sỹ Kiêm thì đánh giá, thay đổi mô hình trên thực sự là một đột phá của ngành NH. Nhờ chuyển đổi nên một mặt bản thân hệ thống NH có được sự phát triển vượt bậc trong những năm sau đó. Mặt khác, điều này đã giúp tạo ra động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển toàn diện hơn, trong đó có kinh tế tư nhân, qua đó trực tiếp và gián tiếp góp phần to lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

Hoạt động ngân hàng là gì? Các hoạt động ngân hàng được diễn ra như thế nào? Quy định pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những hiểu biết về pháp luật liên quan đến vấn đề này.

1. Ngân hàng là gì?

Như ta đã biết ngân hàng là một tổ chức kinh tế có đối tượng trong các giao dịch nghề nghiệp là tiền tệ.

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 2 thông qua năm 1997, ngân hàng được hiểu là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán.

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng không bị hạn chế phạm vi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tổ chức tín dụng là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.Còn tổ chức tín dụng phi ngân hàng không được nhận tiền gửi không kì hạn, không được làm dịch vụ thanh toán.

2. Hoạt động ngân hàng là gì?

Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

+ Hoạt động nhận tiền: Theo khoản 13 điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

Việc nhận tiền gửi được thực hiện diễn ra liên tục và thường xuyên nhất tại Ngân hàng, việc nhận tiền gửi là một trong những hoạt động giúp cho ngân hàng huy động được nguồn tiền, nguồn vốn để duy trì hoạt động khác của ngân hàng.

+Hoạt động  cấp tín dụng:  Theo khoản 14 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Đây là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, việc cấp tín dụng cho một tổ chức hay cá nhân được phép sử dụng được hiểu như một giao kết qua lại giữa các bên khách hàng và ngân hàng đó

+ Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: Căn cứ theo khoản 15 điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản được hiểu  là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

Xem thêm: Phân biệt hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác

+ Hoạt động cho vay:  Căn cứ tại khoản 16 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cho vay được hiểu là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

3. Đặc điểm của hoạt động ngân hàng:

– Hoạt động ngân hàng lấy tiền tệ làm đối tượng kinh doanh trực tiếp

– Hoạt động ngân hàng chỉ do các tổ chức tín dụng thực hiện

– Chủ thể quản lý nhà nước là ngân hàng nhà nước

– Hoạt động ngân hàng được điều chỉnh bằng Luật Ngân hàng

– Hoạt động ngân hàng là một hoạt động kinh doanh đặc thù, tính đặc thù thể hiện ở chỗ rủi ro cao, khó quản lý, khó giám sát..

4. Hệ thống ngân hàng:

Ngân hàng nhà nước Việt Nam với vai trò quản lý tổ chức tín dụng nói chung gồm có:

– Ngân hàng

Xem thêm: Thương mại quốc tế là gì? Đặc điểm và khái quát về thương mại quốc tế?

+ Ngân hàng thương mại[ thương mại nhà nước, thương mại cổ phần…]

+ Ngân hàng chính sách[Ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng phát triển]

+ Ngân hàng hợp tác quỹ tín dụng

+ Ngân hàng khác

– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

+ Công ty tài chính: không nhận được tiền gửi của cá nhân, không làm dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

+ Công ty cho thuê tài chính

– Quỹ tín dụng nhân dân với mục đích tương trợ giữa các thành viên, cho các thành viên cay hoặc các đối tượng ngoài thành viên gửi.

Xem thêm: Tái cấp vốn là gì? Hoạt động tái cấp vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước?

– Tổ chức tài chính vi mô

5. Các loại hình ngân hàng tại Việt Nam hiện nay và những hoạt động tại ngân hàng:

+ Ngân hàng chính sách xã hội :

Ngân hàng chính sách xã hội là ngân hàng do Nhà nước thành lập để cho những người thuộc đối tượng chính sách vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết đời sống, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Ngân hàng chính sách xã hội là ngân hàng phục vụ người nghèo có chức năng khai thác các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước , tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước đối với người nghèo và các nguồn vốn khác được Nhà nước cho phép để lập quỹ cho người nghèo vay, thực hiện chương trình của Chính phủ đối với người nghèo. Hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo , không vì mục đích lợi nhuận , thực hiện việc bảo toàn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi phí. Ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện cho vay trực tiếp đối với hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn, được vay vốn để phát triển sản xuất,không phải thế chấp tài sản, có hoàn trả vốn vay và theo lãi suất quy định.

Ngân hàng phục vụ người nghèo được xét miễn giảm thuế doanh thu [thuế giá trị gia tăng] và thuế lợi tức [thuế thu nhập doanh nghiệp] , để giảm lãi suất cho vay đối với người nghèo. Các rủi ro bất khả kháng trong quá trình hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo được bù đắp bằng quỹ bù đắp rủi ro theo quy chế tài chính của Bộ Tài chính.

Ngân hàng chính sách xã hội được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay.

Hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% [không phần trăm], không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Xem thêm: Khái quát về điều hành công sở và cải cách hành chính nhà nước

Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam có tư cách pháp nhân, cố vốn pháp định, tổ chức thành hệ thống tập trung thống nhất gồm bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các văn phòng đại diện ở trong nước, ở ngoài nước và các đơn vị trực thuộc. Theo quy định của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997. Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam là người lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và là thành viên của Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có chức năng ngân hàng trung ương, thực hiện các hoạt động kinh doanh vừa là cơ quan của Chính phủ. Kể từ sau cải cách hệ thống ngân hàng theo cơ chế kinh tế thị trường, Ngân hàng nhà nước Việt Nam không còn thực hiện hai chức năng cơ bản là quản lý nhà nước về ngân hàng và chức năng ngân hàng trung ương của đất nước.

Với chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng như: cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng, cấp thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức khác, quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp… Với chức năng là ngân hàng trung ương, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các hoạt động như phát hành, điều hòa lưu thông tiền tệ, cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức tín dụng.

+ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Ngân hàng thương mại Nhà nước chuyên doanh tiền tệ , tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn do Nhà nước đầu tư 100% vốn thành lập và thuộc sở hữu nhà nước. Thực hiện chủ trương cải cách hệ thống ngân hàng một cấp thành hai cấp, ngày 26.3.1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành nghị định số 53/HĐBT quy định lại cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng chuyên nghiệp được đổi thành ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng nông nghiệp.

Xem thêm: Thuế xuất khẩu là gì? Khái quát về thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu?

Trên cơ sở pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1980, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 400-CT ngày 14.11.1990 về việc thành lập Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam trong đó quy định rõ; Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam là ngân hàng thương mại quốc doanh, có tư các pháp nhân thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế, chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư diêm nghiệp.

Chức năng chủ yếu của Ngân hàng này là kinh doanh, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng, cho tập thể, cá nhân vay tiền với lãi suất thấp nhất nhằm phát triển trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế hợp tác xã,kinh tế hộ gia đình, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nông dân và nhân dân nói chung, góp phần hiện đại hóa nông nghiệp.

+ Ngân hàng thương mại:

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì mục đích lợi nhuận.

Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiếu khấu và làm phương tiện thanh toán. Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở chế độ hoạch toán kinh tế, nhằm mục đích là có lợi nhuận. Ngân hàng thương mại được pháp luật cho phép thực hiện rộng rãi các loại nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như: nhận tiền gửi có kì hạn, nhận tiền gửi không kỳ hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán ; huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ nhận nợ…

Theo quy địnhcủa Luật tổ chức các tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức các tín dụng ban hành năm 2004, ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng  liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

+Về loại hình kinh doanh có: ngân hàng thương mại bán buôn, ngân hàng thương mại bán lẻ; ngân hàng thương mại vừa bán buôn vừa bán lẻ.

+Về tiềm năng kinh doanh có: ngân hàng thương mại trung tâm, ngân hàng thương mại khu vực, ngân hàng thương mại địa phương.

Xem thêm: Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất khi vay tiền ở ngân hàng

+Về hình thức tổ chức có: ngân hàng thương mại cơ sở, ngân hàng thương mại chi nhánh, ngân hàng thương mại chấp hữu.

+Về hình thức sở hữu có: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại liên doanh.

+Về đối tượng kinh doanh có: ngân hàng thương mại công thương, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng ngoại thương…

+ Ngân hàng trung ương:

Ngân hàng thực hiện các hoạt động của Nhà nước về tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, giữ vai trò trung tâm của hệ thống ngân hàng, tổ chức tài chính chính thức của một quốc gia.

Chức năng phổ biến của ngân hàng, trung ương trên thế giới là thực hiện chức năng công quyền về ngân hàng như: phát hành đồng tiền quốc gia, bảo vệ giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền đó, điều hòa lưu thông tiền tệ ở một quốc gia hoặc trong một liên minh giữa một số quốc gia. Khác với các ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương hoạt động chủ yếu nhằm mục đích thực hiện chính sách tiền tệ của một quốc gia hoặc của liên minh một số quốc gia. Ngoài ra, ngân hàng trung ương có thể có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, ban hành các quy chế quản lý hoạt động ngân hàng, cũng như chịu trách nhiệm về hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt.

Video liên quan

Chủ Đề