Thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống ung thư năm 2024

Ung thư; chất lượng cuộc sống; QLQ - C30; bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình; ung thư giai đoạn III, IV

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn III, IV theo bộ công cụ EORTC QLQ - C30 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình từ tháng 9 – 12/2019. Với phương pháp mô tả cắt ngang, nghiên cứu đã phỏng vấn trực tiếp 48 bệnh nhân ung thư giai đoạn III, IV đang điều trị tại Khoa chống đau giảm nhẹ, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Độ tuổi trung bình của các đối tượng là 65,25 ± 10,27, trong đó 83,3% là nam giới; 64,6% giai đoạn III; 35,4% giai đoạn IV; điểm trung bình sức khỏe tổng quát là 50,9 ± 19,2; điểm trung bình chức năng thể chất và hoạt động của người bệnh thấp hơn so với sức khỏe về tinh thần và khả năng nhận thức. Có sự khác biệt về điểm sức khỏe tổng quát giữa nhóm bệnh nhân dưới 65 tuổi và nhóm từ 65 tuổi trở lên. Điểm trung bình triệu chứng đau và mệt mỏi cao hơn ở bệnh nhân giai đoạn IV, điểm trung bình triệu chứng đau cao hơn ở bệnh nhân có di căn. Từ đó, để nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, cần tiếp tục cải thiện tình trạng đau và mệt mỏi cho người bệnh trong quá trình điều trị.

Ung thư phổi không tế bào nhỏ, Chất lượng cuộc sống, Xạ trị

Đặt vấn đề: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư được xem là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả điều trị. Đánh giá chất lượng cuộc sống không chỉ giúp ích cho việc cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư mà từ đó Ban lãnh đạo và các khoa phòng có các chính sách, tổ chức hoàn thiện để nâng cao chất lượng dịch vụ cho bệnh viện. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá chất lượng cuộc sống và xác định một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 154 bệnh nhân ung thư đang điều trị tại khoa Ung bướu Bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark từ tháng 10/2022 đến tháng 6/2023. Chất lượng cuộc sống được đánh giá dựa vào thang đo chất lượng cuộc sống phiên bản 3.0 của tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư Châu Âu (EORTC QLQ-30). Kết quả: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống sức khỏe tổng quát là 55,6 ± 23,9. Điểm trung bình lĩnh vực chức năng, lĩnh vực triệu chứng và khó khăn tài chính lần lượt là 61,3 ± 29,9; 40,1 ± 24,4 và 45,8 ± 19,3. Nhóm tuổi >60 có điểm chất lượng cuộc sống thấp nhất là 47,5 (p<0,05), chỉ số chất lượng cuộc sống chung ở giai đoạn I, II, III, IV lần lượt là 68,7; 61,2; 49; 41,4 (p<0,05). Các lĩnh vực như kinh tế bản thân, gia đình đều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống(p<0,05). Kết luận: Chất lượng cuộc sống trung bình của người bệnh ở mức trung bình. Trình độ học vấn, khó khăn tài chính, giai đoạn bệnh là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư.

Chất lượng cuộc sống, ung thư, EORTC QLQ-30 Chất lượng cuộc sống, bệnh nhân ung thư

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, cắt ngang tiến hành trên 100 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ung thư tại Khoa Ung thư tổng hợp - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 03/2021 đến tháng 03/2022. Kết quả: Chỉ số chất lượng cuộc sống chung của các bệnh nhân ung thư là 45,83 (SD = 23,73). Trong đó, điểm trung bình chức năng hoạt động là 69,33 điểm và chức năng thể chất là 80,50. Điểm chất lượng cuộc sống về các triệu chứng, cao nhất là mệt mỏi (48,11), chán ăn (43,33), mất ngủ (39,00), điểm chất lượng cuộc sống về khó khăn tài chính là 52,83. Chỉ số chất lượng cuộc sống chung của bệnh nhân ung thư khi ở giai đoạn bệnh 1, 2, 3, 4 lần lượt là 55,33, 42,02, 48,09 và 45,83 (p<0,05). Chỉ số này ở nhóm ly hôn, ly thân là 33,33, thấp hơn so với các nhóm độc thân, vợ/chồng đã mất hoặc có gia đình (45,48 - 62,50) (p<0,05). Kết luận: Chất lượng cuộc sống chung ở bệnh nhân ung thư thấp. Bệnh nhân có chức năng hoạt động, thể chất, tinh thần, xã hội, nhận thức tương đối tốt. Khó khăn về tài chính, cùng các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư. Các yếu tố liên quan tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư bao gồm giai đoạn bệnh và tình trạng cuộc sống hôn nhân của bệnh nhân.