Di sản văn hóa vô hình là gì năm 2024
Xã hội càng phát triển hiện đại, người ta đặt càng ngày càng nhiều các câu hỏi, về tự nhiên, về con người, về lý do của sự tồn tại, về các giá trị… có những thứ mới và có những thứ thuộc về điều được cho là hiển nhiên. Ví dụ như: Vì sao lại được sinh ra? Ý nghĩa của cuộc sống? Thế nào là hạnh phúc?… Và chúng ta luôn cố gắng tìm cách trả lời những câu hỏi đó. Có thể câu trả lời nằm ở tương lai, nhưng cũng có thể có những câu trả lời lại nằm ở quá khứ… Show Figure 3 nhà hàng tự phục vụ ở Paris cải tạo từ một nhà ga cũ giữ lại những đường ray cũ trên đó người ta thay đổi để sử dụng như là chỗ ăn uống ngoài trời Tôi đã từng nghe một buổi nói chuyện của nhà Triết học Pháp Jean Claude Kaufmann nói về bản ngã: “Thế giới đang không còn phân định đúng hay sai nữa, mà chúng ta quan tâm điều đó làm cho chúng ta thích thú hoặc làm chúng ta đau… – Những đứa bé bảo thích cái này hay cái kia, hãy quan tâm đến ý thích đó từ đâu mà có?…” Ẩn ý trong câu nói trên là ở chỗ nào? Nó liên quan gì đến Di sản và Bảo tồn? Đó là điều tôi muốn nói trong bài viết này. Có thể phần nào làm rõ hơn, và đơn giản hơn về hai khái niệm này. Chúng ta đi ngược thời gian để tìm những gia đình được gọi là quý tộc với nhiều phép tắc lễ nghĩa. Mà ngày nay gần như không còn thấy nữa trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì sao lại mất dần những lễ nghĩa được xem là nguyên tắc ứng xử của một thời, là phép tắc để phân biệt sang hèn, giữa quý tộc và dân thường? Tôi đã rất tò mò khi có một thời gian dài sống quanh quẩn ở khu Verssailles (Pháp) -một trong những nơi được cho là có nhiều gia đình quý tộc, hoàng gia ở Pháp, tuổi thọ trung bình cao nhất nước Pháp là 90 tuổi. Có lần tôi trao đổi về tầng lớp quý tộc này với một giáo sư dạy ở trường kiến trúc Verssailles. Một câu trả lời rất đơn giản đến mức như là một giả thiết: Sau cuộc chiến tranh thế giới sự thay đổi nền kinh tế, rất nhiều gia đình quý tộc mấy đời đã bại sản và họ bắt đầu phải nếm trải cuộc sống của dân thường, bắt đầu biết phải tự lo cho cuộc sống, hiểu cuộc sống xung quanh hơn, từ đó tuy một số gia đình trong nhà vẫn còn giữ những lễ nghi phép tắc nhưng bên ngoài họ đã đơn giản và sống hoà đồng với nhiều tầng lớp hơn. Chúng ta thấy rằng ngày nay, cuộc sống mới với nhiều phương thức liên lạc và thông tin cũng như tiện lợi trong việc đi lại khiến cho thế giới được mở rộng ra vể mặt nhận thức, điển hình là cộng đồng 26 nước thành viên Schengen đã làm cho khối Âu lục này trở thành một mái nhà chung, tạo dựng những giá trị chung. Hay Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á viết tắt là Asean rồi nhóm G6,G7,G8,G20… Có vẻ như sự riêng biệt bắt đầu được thay bằng những khái niệm có giá trị chung. Giá trị chung đó có vô hình làm cho người ta hiểu nhầm rằng thế giới đang vận hành bởi đơn thuần là cảm nhận thích hoặc đau hay không? Còn giá trị đúng-sai chỉ là tương đối? Nếu nhìn kĩ hơn chúng ta đều thấy rằng: Mỗi quốc gia Châu Âu đều có những bản sắc riêng, mặc dù rất hoà nhập nhưng lại rất riêng. Kiến trúc tuy nói là Châu Âu nhưng nhìn từng nước lại có đặc trưng riêng biệt, và trên từng vùng của từng nước lại có một bản sắc riêng. Tuy nói rằng tầng lớp quý tộc không còn nhưng vẫn còn rất nhiều gia đình trong nhà vẫn giữ nhiều lễ nghi, phép tắc, từ ăn uống, xưng hô, và cả những tín ngưỡng. Tuy nói rằng thế giới hoà nhập và phẳng nhưng những bản sắc riềng vẫn còn tồn tại. Tuy nói rằng đúng sai là tương đối thì cụ thể từng nơi, từng không gian vẫn định nghĩa rõ ràng đúng và sai mà ở đó phần đa vẫn đang được thực hiện. Theo thời gian, có rất nhiều giá trị mới sinh ra, tuy nhiên không có nghĩa là giá trị cũ bị mất đi. Thế giới đang thêm vào những giá trị mới. Đứa bé bảo vì con thích cái này! Vậy cái này đó là có từ đâu? Từ những người bạn của cậu ta ư? Từ một bộ film cậu ta xem?… Bản thân điều cậu ta thích đã được định hình bởi các yếu tố xung quanh mà nên, và dần dần giá trị đó là Đúng là Sai khi cậu bé đó gặp phải một tình huống tương tự trong cuộc sống. Những nguyên tắc trong gia đình có thể sẽ là những nguyên tắc mà cậu bé sẽ lấy làm chuẩn để ứng xử và quyết định khi tình huống cậu ta gặp phải tương tự; ví dụ: Nếu cậu bé được dạy là ăn món này phải dùng đĩa này, hay dùng gia vị kia, thì khi thấy người khác không như vậy câu ta cho rằng đó là sai. Vậy giá trị – Đúng Sai đó quá trình hình thành như thế nào? Chúng ta xem bức hình dưới đây ở thành phố Rome, cũng như nhiều đất nước khác ở Châu Âu và tất nhiên cũng có ở Việt Nam và trên khắp thế giới về việc họ sử dụng những dấu tích lịch sử để đưa vào cuộc sống mang một ý nghĩa như thế nào trong việc tạo nên những tham chiếu về những giá trị – một phần hình thành ra bản sắc hay những điểm mốc trong những suy nghĩ và hành động của con người. Gần gũi hơn có thể là những bài học từ gia đình, đơn giản là một tấm huân chương của ông nội, hay bởi một bảng gia phả-gia phổ dài, mà có lẽ nhiều gia đình ngày nay không còn chú ý đến nữa. Những người con, người cháu được kể về những câu chuyện, tuy là nhỏ thôi, nhưng có khi lại là điểm tựa cho một vài trường hợp trong cuộc sống, ví dụ như quá trình ông nội vật lộn để vượt qua thử thách trong mộ hoàn cảnh, một câu chuyện nhỏ đó biết đâu lại là tiếp sức cho cả mấy thế hệ để họ cố gắng thực hiện một hoài bão bởi chỉ một câu chuyện kể lại nhưng là một sự thật có giá trị truyền cảm hứng. Rồi những câu chuyện về một nền văn minh, một công nghệ trong quá khứ, có thể đã qua những nó để lại nhiều lý thuyết, thực tiễn, nhiều dấu ấn cho các thế hệ được tiếp bước, được đứng lên trên đó và vững bước trên con đường của chính mình. Di sản là như vậy, từ cái rất nhỏ trong mỗi một con người, một gia đình, truyền từ đời này qua đời khác hay đến những giá trị có ý nghĩa của cả một làng, một đất nước và rộng ra là cả một nền văn minh. Chúng được gìn giữ để chúng ta những con người của thời đại mới có một điểm tham chiếu, hay muốn phát triển hơn nữa mà không bị hoà tan trong một thế giới với muôn vàn giá trị đang được thêm vào. Một buổi học về lịch sử ngoài trời của các cô cậu bé học sinh ở Rome trước Đấu Trường La Mã – Colysse Sau chiến tranh thế giới thứ hai, toàn thế giới đã hứng chịu nhiều mất mát, chúng ta chứng kiến những thứ được xem là huy hoàng nhất trước đây bị sụp đổ như những tòa tháp, những nhà công trình vĩ đại, và rồi chúng ta nghĩ đến cần phải xem xét lại những giá trị mà những công trình đó để lại cho một vùng, một đất nước. Người ta bắt đầu xem xét lại một cách nghiêm túc về từ bản ngã – identité, trong đó có bản ngã một con người (hay còn gọi là thẻ căn cước), bản ngã của một vùng (đặc trưng, bản sắc văn hóa), bản ngã của một dân tộc – đặc trưng về ngôn ngữ, về tôn giáo, về tín ngưỡng…Bản ngã đó được hình thành như thế nào? Giá trị nào tạo ra cho một con người cái tôi khác biệt, một vùng đất những giá trị đặc trưng, một nền văn hóa có bản sắc riêng? Một điều chúng ta không thể phủ nhận được là môi trường nơi mà một con người sinh sống, trưởng thành, họ chịu tác động mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố tham chiếu tại nơi đó. Chúng ta có thể nhận thực về thế giới, tuy nhiên hành động của chúng ta lại bị tham chiếu phần lớn bởi môi trường thực tế nơi mà chúng ta sinh sống. Nhà hàng tự phục vụ ở Paris cải tạo từ một nhà ga cũ trở thành chỗ co-working, ăn uống tự chọn, với concepts tái hiện lại những toa tàu cũ, trong đó phục vụ các đồ ăn Những đất nước như ở Châu Âu, có những vùng bảo tồn gần như cả thành phố, họ bảo tồn những giá trị văn hoá như ẩm thực, âm nhạc: Các KTS vẫn phàn nàn thành phố Paris đang rất khó phát triển vì có quá nhiều thứ được bảo tồn. Người dân sống trong đó không có quyền thay đổi sửa chữa để có không gian tốt hơn. Đó là vấn đề mâu thuẫn của nghề bảo tồn, và vẫn còn rất nhiều tranh cãi. Cũng tương tự mâu thuẫn trong kiến trúc, ví dụ như: ở Newyork, các KTS vẫn thiết kế những toà nhà chọc trời trong khi người dân vẫn biểu tình phản đối điều này. Thực tế đòi hỏi chúng ta cần bảo tồn những giá trị thuộc về di sản đó. Những giá trị đó thường nằm ở dạng vô hình, cái vô hình vẫn cứ tồn tại mãi, còn cái hữu hình có vẻ như là một dẫn chứng cho sự tồn tại đó. Một cái thì bất diệt còn một cái thì dễ bị phá hủy và bảo tồn cần phải giải quyết vấn đề mâu thuẫn này trong khả năng của nó. Lý thuyết thì đơn giản là cần làm cho mỗi một người hiểu được giá trị của tham chiếu di sản đó với những trường hợp cụ thể trong cuộc sống. Có thể là một công nghệ xây dựng, một cách thức xây dựng, hay một nét văn hóa… Chúng ta vẫn còn nói nhiều về những mâu thuẫn khi áp dụng hình thức bảo tồn di sản, mâu thuẫn về sự phát triển, môi trường sống của người dần trong đó với những giá trị vô hình mà ở đó người ta chưa hiểu, chưa cảm nhận rõ. Mâu thuẫn về tính kinh tế của giải pháp bảo tồn… Về cơ bản như các ngành nghề khác, chúng ta phải giải quyết các vấn đề mâu thuẫn đó thật tốt thì mới có được xem là giải pháp tốt nhất. Và có lẽ tại mỗi thời điểm cần phải xem lại cách thức bảo tồn để có thể kịp thay đổi cũng như áp dụng phương pháp giải quyết các mâu thuẫn vẫn còn lại của nó. Loại hình di sản văn hóa là gì?Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).nullDi sản văn hóa – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Di_sản_văn_hóanull Trình bày khái niệm về di sản văn hóa là gì?Di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất chứa đựng giá trị lâu đời về lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ những thế hệ trước. Di sản văn hoá hiểu rộng ra chính là tất cả những di sản và loại hình văn hoá ví dụ như di tích, các loại hình nghệ thuật, lễ hội…nullDi sản văn hoá là gì? Phân biệt các loại di sản văn hoá - LuatVietnamluatvietnam.vn › linh-vuc-khac › di-san-van-hoa-la-gi-883-92982-articlenull Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu như thế nào?- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các ...nullDi sản văn hóa vật thể và phi vật thể là gì? - Thư Viện Pháp Luậtthuvienphapluat.vn › di-san-van-hoa-vat-the-va-phi-vat-the-la-ginull Di tích vật thể là gì?Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.nullLUẬT Di sẢN VĂN HÓAich.unesco.org › doc › srcnull |