Thái độ học tập có vai trò như thế nào

Thành công của mỗi người phụ thuộc rất lớn vào thái độ sống của người đó. Vì thế, xác định một thái độ học tập đúng đắn, tích cực sẽ có tác động quan trọng đến kết quả học tập của mỗi cá nhân học sinh. Đây chính là một nội dung mà các học sinh được chia sẻ trong bài học đầu tiên về Phương pháp học tập ngày 12/3 tại Trường THPT FPT, Hòa Lạc.

Học sinh hứng khởi tham gia lớp học.

Để đảm bảo lớp học được tổ chức một cách khoa học nhất, 6 lớp được phân làm hai khối, khối 1 gồm các lớp 10A, 10C, 10E học Kỹ năng mềm vào buổi chiều và khối 2 gồm các lớp 10B, 10D, 10G học Kỹ năng mềm vào buổi sáng các ngày từ 12-17/8. Phương pháp giáo viên sử dụng trong các buổi học chủ yếu là trao đổi, tương tác và dựa trên hoạt động làm việc cá nhân, làm việc và chia sẻ nhóm. Giáo viên đứng lớp sáng ngày 12/8 là cô giáo Đỗ Thị Hải Vân, buổi chiều là thầy Hồ Ngọc Sơn.

Mở đầu buổi học sáng ngày 12/3, bằng trò chơi nhỏ mang tính khởi động, cô giáo Đỗ Thị Hải Vân đã mang đến cho các học sinh FSchool khối 2 một không khí sôi động và vui vẻ. Vào bài học chính, với những câu hỏi như Tại sao lại lựa chọn THPT FPT?, Tại sao lại có mặt ở lớp học này? cô Vân đã giúp các bạn học sinh mạnh dạn và sôi nổi hơn.

Học sinh cẩn thận ghi chép lại nội dung bài giảng. Mỗi chia sẻ của giáo viên về phương pháp học tập sẽ là những hành trang quan trọng của các em trong 3 năm học tập tại THPT FPT sắp tới.

Đứng trước những thách thức, con người ta thường có những lựa chọn an toàn, giữ ở mức độ bình bình. Tuy nhiên, giáo viên khẳng định, đó không phải là cách ứng xử của những người thành công. Lời khuyên cô Vân dành cho các học sinh của mình Hãy cứ đói khát, hãy cứ dại khờ, đối đầu với thứ thách, cứ xung phòng làm các bài tập khó, cứ xung phong làm lớp trưởng, cứ lao vào những nghiên cứu, làm dự án, có như thế chúng ta sẽ trưởng thành hơn. Đôi khi giây phút ấy sẽ mang lại những kiến thức lớn mà chung ta không nghĩ mình sẽ có được sau một thời gian nhìn lại, cô Vân nhấn mạnh với các học sinh.

Từ một ví dụ về tư thế cầm gậy đánh gôn của một huyền thoại trong bộ môn này, cô Vân đã khéo léo liên hệ đến tư thế ngồi học của học sinh. Giáo viên khẳng định, tư thế ngồi của người học quyết định rất nhiều đến khả năng tiếp nhận kiến thức của người đó. Một học sinh ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, mắt hướng lên bục giảng và tai tập trung nghe lắng nghe nhất định kiến thức tiếp thu được sẽ khác một học sinh ngồi ủ rũ, mắt lơ đãng thiếu tập trung.

Bài vận động giữa giờ ngay tại lớp học giúp học sinh tỉnh táo và khỏe khoắn hơn cho thời gian học tiếp theo.

Trong buổi học đầu tiên, đâu đó vẫn còn những học sinh làm việc riêng, một số vẫn chưa bỏ được thói quen nói chuyện trong lớp, nhưng giáo viên đã nhẹ nhàng nhắc nhở và kéo lại tinh thần học tập của các bạn bằng những lời nhắc nhở khéo léo hay một vài bài tập vận động nghỉ giữa giờ. Nhờ vậy, các học sinh đã chú ý hơn, những dụng cụ cá nhân đã được cất và tập trung tiếp thu bài giảng hơn. Đây cũng chính là một phần về thái độ học tập mà giáo viên đứng lớp muốn truyền tải đến học sinh.

Bài học về đặt mục tiêu học tập cũng được giáo viên chia sẻ khá cụ thể với học sinh thông qua chính những ví dụ sống của những tấm gương, huyền thoại trong lĩnh vực thể thao, chính trị, khoa học. Với bài tập đặt mục tiêu, các học sinh được yêu cầu tự viết ra mục tiêu của mình trong học tập hoặc cuộc sống thường ngày Cả lớp học với gần 80 cái đầu lí lắc đã suy nghĩ rất tập trung và những bàn tay nắn nót viết lên mục tiêu của bản thân Tuy nhiên, vì làm một cách rất vô thức nên sản phẩm của các em đều khá chung chung, như Em sẽ phấn đấu học tập thật tốt hoặc Em sẽ cố gắng trở thành con ngoan, trò giỏi

Lớp học buổi chiều ngày 12/8 do thầy giáo Hồ Ngọc Sơn đứng lớp được bố trí theo hình chữ U.

Giảng viên bộn môn Kỹ năng mềm cho biết, một mục tiêu thành công là một mục tiêu phải đảm bảo đủ 5 tiêu chí, đúng theo các từ viết tắt của S-M-A-R-T. Theo đó, S là Specific, nghĩa là tính rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu. Một mục tiêu tốt phải được thể hiện một cách thật rõ ràng, thậm chí nói lên được khi nào và như thế nào thì nó sẽ được thực hiện; mục tiêu cũng phải đảm bảo tính cụ thể vì nó sẽ định hướng cho các hoạt động trong tương lai của mỗi học sinh.

Tương tự như vậy, chữ M là Measurable nghĩa là có thể đo lường được, chữ A là Achievable để chỉ tính khả thi, vừa sức. Công nhận mục tiêu phải có tính thách thức để mỗi người trong chúng ta cùng nỗ lực và cố gắng, nhưng lời khuyên của giáo viên dành cho mỗi học sinh ở nội dung này là không nên đặt ra những mục tiêu quá cao, theo kiểu không thể đạt nổi hoặc không tưởng. Bởi khi đó, mục tiêu mà mình đặt ra lại trở thành rào cản, làm chùn chân mỏi gối chính mình.

Nội dung bài giảng gắn với những chia sẻ bắt nguồn từ câu chuyện thực tế của các nước trên thế giới và đặc biệt những trải nghiệm của thầy Ngọc Sơn tại đất nước Hà Lan từ thời sinh viên khiến nhiều học sinh thích thú.

Cũng từ bài giảng, học sinh đã hiểu được, một mục tiêu tốt là một mục tiêu phải đảm bảo tính thực tế Realistics, phải thể hiện sự cân bằng giữa khả năng thực hiện so với nguồn lực, trình độ hay khả năng của người đặt ra; đảm bảo được Time-Bound có nghĩa là tính giới hạn thời gian, bởi xác định, mọi công việc phải có thời hạn hoàn thành, nếu không nó sẽ bị trì hoãn khiến chúng ta không thể nỗ lực dứt điểm được.

Khép lại nội dung đầu tiên về Phương pháp học tập mang tên Thái độ và mục tiêu học tập, một bài tập nhỏ đã được giáo viên đứng lớp giao cho học sinh khối 10: Xây dựng mục tiêu cho Học kỳ đầu tiên của mình ở Trường THPT FPT. Bài tập này sẽ được giáo viên nhắc lại trong phần đầu buổi học kế tiếp mang tên Tổng quan về Phương pháp học tập. Theo đó, học sinh sẽ có cơ hội khám phá phong cách học tập phù hợp nhất với bản thân mình, cách ứng xử với các tình huống thường gặp trên lớp và biện pháp khắc phục hợp lý. Với những nội dung này, Nhà trường mong muốn học sinh có thể xác định được mục tiêu học tập, lựa chọn phương pháp học tập hiệu quả và lên kế hoạch hiện thực hóa chính những mục tiêu đó của mình.

Vân Anh

Theo dòng sự kiện Tuần lễ định hướng [12/8 16/8]

  • Không phải văng tục là thể hiện cá tính
  • Lịch trình hoạt động trong tuần định hướng thứ hai của Fschool

Video liên quan

Chủ Đề